Để xác định như thế nào là Người thi hành cơng vụ phải xét ở ba khía cạnh: về chủ thể, về phạm vi thực hiện nhiệm vụ và về thời gian thực hiện nhiệm vụ. Về chủ thể: Người thi hành công vụ phải là cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội hoặc cũng có thể là một cơng dân bất kỳ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền huy động, yêu cầu thực hiện nhiệm vụ. Về phạm vi thực hiện nhiệm vụ: Chỉ có thể coi là thi hành cơng vụ khi công việc mà họ làm là thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước, các tổ chức nhằm phục vụ lợi ích chung của Nhà nước, của xã hội. Người đang thi hành công vụ phải là người thi hành một công vụ hợp pháp, mọi thủ tục, trình tự thi hành phải bảo đảm đúng pháp luật. Về thời gian
thực hiện nhiệm vụ: Người đang thi hành công vụ là người đã bắt đầu thực
Mặc dù khái niệm về người thi hành công vụ không được quy định trong Bộ luật Hình sự cũng như các văn bản về xử lý vi phạm hành chính khác tuy nhiên tại một số Nghị quyết và các văn bản pháp luật khác đã đưa ra khái niệm và giải thích như thế nào là người thi hành cơng vụ. Ví dụ, Khoản 1 Điều 3 Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước năm 2009 quy định:
Người thi hành công vụ là người được bầu cử, phê chuẩn, tuyển dụng hoặc bổ nhiệm vào một vị trí trong cơ quan nhà nước để thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chín... hoặc người khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động quản lý hành chính... [33].
Trước đó Nghị quyết số 04/HĐTP ngày 29-11-1986 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự năm 1985 đã giải thích về người thi hành cơng vụ như sau:
Người thi hành công vụ là người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức xã hội, thực hiện chức năng, nghiệp vụ của mình và cũng có thể là những công dân được huy động làm nghiệp vụ (như: tuần tra, canh gác, bảo vệ…) theo kế hoạch của cơ quan có thẩm quyền, phục vụ lợi ích chung của Nhà nước, của xã hội.
Gần đây nhất Nghị định số 208/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ, tại Khoản 1, Điều 3 đã giải thích về người thi hành cơng vụ như sau:
Người thi hành công vụ là cán bộ, công chức, viên chức, sỹ quan, hạ sĩ quan, chiến sỹ lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước, nhân dân và xã hội.
Những khái niệm về người thi hành công vụ được nêu lên từ Khoản 1 Điều 3 Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước năm 2009, Nghị quyết số 04/HĐTP ngày 29-11-1986 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự năm 1985 và Nghị định số 208/2013/NĐ-CP của Chính phủ chưa thực sự đầy đủ và bao quát được cả ba khía cạnh về người thi hành cơng vụ. Những khái niệm trên chỉ mới chỉ ra chủ thể và phạm vi thực hiện nhiệm vụ của người thi hành công vụ, chưa đề cập đến thời gian thực hiện nhiệm vụ của người thi hành công vụ. Thời gian thực hiện nhiệm vụ của người thi hành công vụ là một trong những yếu tố quang trọng, là căn cứ cần thiết để xác định loại tội phạm này, bởi công vụ được xem là người thi hành công vụ khi họ “đã bắt đầu thực hiện nhiệm vụ và chưa kết thúc nhiệm vụ đó”.
Theo ý kiến của bản thân tác giả, quy định về người thi hành công vụ tại Khoản 1, Điều 3 Nghị định số 208/2013/NĐ-CP của Chính phủ nên bổ sung thêm yếu tố thời gian để làm rõ hơn cho khái niệm người thi hành công vụ như sau: “Người thi hành công vụ là cán bộ, công chức, viên chức, sỹ
quan, hạ sĩ quan, chiến sỹ lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước, nhân dân và xã hội. Người đang thi hành công vụ là người đã bắt đầu thực hiện nhiệm vụ và chưa kết thúc nhiệm vụ đó”.