Cấu thành tội phạm là một trong những yếu tố quan trọng nhất, có liên quan mật thiết đến tội phạm, và là tổng hợp các dấu hiệu pháp lí (khách quan và chủ quan) do luật hình sự quy định thể hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội cụ thể là tội phạm, nghĩa là căn cứ vào các dấu hiệu pháp lý đó, một hành vi nguy hiểm cho xã hội sẽ bị coi là tội phạm. Việc nghiên cứu và xác định rõ ràng, khách quan và khoa học về cấu thành tội phạm có ý nghĩa pháp lý hình sự rất quan trọng đối với quá trình định tội danh. Mỗi hành vi nguy hiểm cho xã hội sẽ phù hợp với những cấu thành tội phạm nhất định được quy định trong Bộ luật Hình sự, từ đó các nhà làm luật sẽ có căn cứ khoa học để định tội danh một cách phù hợp và chính xác nhất, tránh trường hợp oan, sai hoặc bỏ lọt tội phạm. Trong khoa học luật hình sự Việt Nam cấu thành tội phạm được định nghĩa như sau: “Cấu thành tội phạm là tổng hợp các dấu hiệu pháp
lý(khách quan và chủ quan) do luật hình sự quy định thể hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội cụ thể là tội phạm” [5]. Cấu thành tội phạm bao gồm các yếu tố Khách thể tội phạm; Chủ thể của tội phạm; Mặt khách quan của tội phạm; Mặt chủ quan của tội phạm.
Nhìn nhận từ phương diện khoa học hình sự Việt Nam, Tội chống người thi hành cơng vụ có cấu thành hình thức, chính vì vậy hậu quả xảy ra không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành của Tội chống người thi hành công vụ. Tội phạm hoàn thành từ thời điểm người phạm tội thực hiện các hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác nhằm cản trở
người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật.
Khách thể của tội phạm chống người thi hành công vụ là sự xâm phạm trật tự quản lý hành chính, xâm phạm sự hoạt động bình thường của cơ quan Nhà nước, làm giảm hiệu quả quản lý của cơ quan Nhà nước. Nhóm các quan hệ xã hội bị hành vi chống người thi hành công vụ xâm hại là các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước, còn đối tượng chịu sự tác động trực tiếp từ những tội phạm chính là những người thi hành cơng vụ. Ngày nay, phạm vi và đối tượng tác động của loại tội phạm này ngày càng có xu hướng mở rộng, tội phạm không chỉ chống người thi hành công vụ là cảnh sát giao thông, cán bộ Cơng An, cán bộ chính quyền địa phương mà cịn có những hành vi chống đối rất nguy hiểm đối với cán bộ Kiểm lâm, cảnh sát biển, cảnh sát ma túy...
Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm bao gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan. Mặt khách quan biểm hiện rõ nét nhất các yếu tố của tội phạm mà con người có thể nhận biết trực tiếp được như: hành vi nguy hiểm cho xã hội (gắn liền với hành vi là các dấu hiệu như: công cụ, phương tiện, thời gian, địa điểm, hoàn cảnh phạm tội, phương pháp và thủ đoạn), hậu quả nguy hiểm cho xã hội hay mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả. Việc nghiên cứu mặt khách quan của tội phạm có vai trị rất quan trọng trong việc định tội và định khung hình phạt, và thơng qua mặt khách quan chúng ta cũng có thể xác định được mặt chủ quan, chủ thể và khách thể của tội phạm.
Hiện nay có hai loại quan điểm khác nhau về mặt khách quan của Tội chống người thi hành công vụ [25]. Một là loại quan điểm truyền thống, theo đó Tội chống người thi hành cơng vụ được thể hiện bởi các dạng hành vi sau: hành vi dùng vũ lực, hành vi đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác
nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật. Hai là loại quan điểm xác định mặt khách quan của Tội chống người thi hành công vụ dựa trên lập luận “Tội phạm là hành vi chứ khơng phải là thủ đoạn”. Theo quan điểm này thì mặt khách quan của Tội chống người thi hành công vụ bao gồm hai loại hành vi: Loại hành vi cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ của họ và loại hành vi ép buộc người thi hành công vụ thực hiện hành vi trái pháp luật.
Tuy nhiên theo theo ý kiến của tác giả và cũng như những ghi nhận mang tính khoa học từ các tài liệu nghiên cứu quan trọng trong giới Luật học thì việc xác định mặt khách quan của Tội chống người thi hành công vụ dưới ba dạng hành vi: dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực và các thủ đoạn khác nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật là quan điểm đúng đắn và khoa học nhất và nó cũng phù hợp với những giải thích về Tội chống người thi hành công vụ trong Nghị định số 04/ HĐTP ngày 29/11/1986 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần các tội phạm của Bộ luật Hình Sự năm 1985.
Mặt khách quan của tội phạm chống người thi hành công vụ đặc trưng bởi hành vi khác quan, theo đó hành vi của người phạm tội phải thỏa mãn một trong ba hành vi khách quan:
Hành vi dùng vũ lực: đó là hành vi dùng sức mạnh vật chất tấn công,
hành hung trực tiếp lên người thi hành công vụ cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật với những hành động như: đấm, đá, bắt, nhốt, đâm, chém… Ví dụ như vụ án: Vào lúc 16h50 ngày 7/5/2013, tại khu vực thơn Bình Thắng, xã Phan Hịa, huyện Bắc Bình tỉnh Bình Thuận đã xảy ra vụ đánh nhau giữa hai nhóm thanh niên. Nhận được tin báo của quần chúng, tổ công tác đảm bảo An ninh trật tự
xã Phan Hịa do đồng chí Đặng Thanh Bình, Trưởng Cơng an xã và 6 Cơng an viên, lực lượng dân quân tự vệ xã đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường để giải quyết vụ việc. Trong quá trình làm nhiệm vụ, tổ công tác đã bị Đặng Xuân Hiệp, Khê Đức Nhân và một số thanh niên thơn Bình Thắng đã dùng cây gậy tấn cơng, khiến đồng chí Bình bị thương ở vùng đầu, mặt. Mặc dù bị thương nhưng với tinh thần kiên quyết tấn công tội phạm, đồng chí Bình đã cùng tổ cơng tác sớm ổn định được tình hình An ninh trật tự tại địa bàn. Sau đó, đồng chí Bình đã được đồng đội đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Bắc Bình Thuận. Cịn hành vi dùng vũ lực chống người thi hành công vụ của Đặng Xuân Hiệp và Khê Đức Nhân đã được đưa ra xét xử nghiêm minh trước pháp luật [63].
Hành vi đe dọa dùng vũ lực: đó là hành vi uy hiếp tinh thần, dùng sức mạnh vật chất để chống lại người thi hành công vụ nếu như người thi hành cơng vụ tiếp tục thực thi nhiệm vụ của mình làm cho họ sợ mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao, nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật. Hành vi đe dọa dùng vũ lực có thể bằng lời nói, hoặc cử chỉ có tính răn đe uy hiếp và mang tính chất hiện thực khiến người thi hành cơng vụ tin rằng ngay lập tức nó có thể được thực hiện. Ví dụ như vụ án: Vào 23h40 ngày 5/6, tổ công tác Y5/141 chốt trực tại ngã tư Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân) phát hiện có nhóm thanh niên rượt đuổi đánh nhau, Thượng úy Nguyễn Đăng Tiến, tổ trưởng tổ công tác tổ chức lực lượng can thiệp nhưng đã gặp phải sự chống trả. Một trong số đối tượng trên đã nhặt gạch, lao vào giằng co và có ý định chống lại lực lượng chức năng. Tổ công tác đã kịp thời khống chế các đối tượng và đưa về công an phường Thanh Xuân Nam để giải quyết [64].
Hành vi dùng thủ đoạn khác: như lăng mạ, bôi nhọ hoặc vu khống, đe họa công bố những tin tức, những tài liệu bất lợi, đe dọa hủy hoại tài sản của người thi hành cơng vụ hoặc gây thương tích cho người thân của họ nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật. Ví dụ như vụ án: Vào lúc 22h ngày 5/2 tại ngã tư giao nhau đường Dương Văn An và đường Bà Triệu (thành phố Huế), tổ công tác đặc biệt phát hiện hai thanh niên điều khiển xe môtô biển số 73H1-080.95 không đội mũ bảo hiểm. Tổ cơng tác ra tín hiệu dừng phương tiện để kiểm sốt, đối tượng điều khiển xe mô tô trên được xác định là Nguyễn Hữu Việt (Sinh năm 1980, thường trú tại khu công nghiệp Phong Điền, nghề nghiệp xây dựng). Tuy nhiên đối tượng Việt vẫn không nhận là người lái xe, cùng lúc đó có hai thanh niên là Hồng Vũ Lộc và Đạt (chưa xác định rõ lai lịch) là bạn đi chung trong đoàn với đối tượng Việt đã có lời nói, thái độ khơng hợp tác, xúc phạm tổ công tác đang làm nhiệm vụ, đồng thời không chấp hành việc kiểm tra của tổ công tác. Tổ cơng tác đã dùng camera ghi hình lại tồn bộ sự việc và phối hợp cùng Công An phường Xuân Phú xử lý hành vi gây mất trật tự nơi công cộng, xúc phạm người thi hành công vụ với các đối tượng trên [65].
Chủ thể của tội phạm là một cá nhân có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình và có độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 12 của BLHS năm 1999 quy định, chủ thể của tội phạm là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm. Theo quy định về khung hình phạt ở Khoản 1 của Tội chống người thi hành công vụ phạt “cải tạo không
giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm” và quy định
khung hình phạt tại Khoản 2 với mức “phạt tù từ hai năm đến bảy năm” thì Tội chống người thi hành cơng vụ có thể là tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng nên chủ thể phải là người từ đủ 16 tuổi trở lên thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội và có năng lực trách nhiệm hình sự.
Mặt chủ quan của tội phạm có mối quan hệ chặt chẽ với mặt khách quan, và là một hiện tượng thống nhất, luôn gắn liền với nhau, không tồn tại độc lập. Khác với mặt khách quan, mặt chủ quan của chính là hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội với ba dấu hiệu bao gồm: Lỗi, động cơ phạm tội và mục đích phạm tội. Tuy nhiên trong cấu thành tội phạm thì mỗi dấu hiệu lại có một ý nghĩ và vị trí khác nhau, nếu như lỗi là dấu hiệu chủ quan bắt buộc trong tất cả cấu thành tội phạm, và có ý nghĩa quyết định trong việc xác định trách nhiệm hình sự thì động cơ phạm tội và mục đích phạm tội khơng mang tính chất bắt buộc mà là dấu hiệu định tội của một số cấu thành tội phạm. Mặt chủ quan của tội phạm chống người thi hành công vụ đặc trưng bởi hai dấu hiệu: Lỗi cố ý trực tiếp và mục đích phạm tội, đó là những dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm.
Những tình tiết tăng nặng định khung quy định tại khoản 2 Điều 257 BLHS năm 1999. Hiện nay trong Bộ luật Hình sự năm 1999 các nhà làm luật
chưa ghi nhận định nghĩa pháp lý của khái niệm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Xung quanh vấn đề này cịn có rất nhiều khái niệm được đưa ra, căn cứ vào những quan điểm của các nhà luật học khác cũng như dựa trên những quy định của pháp luật hình sự ta có thể đưa ra định nghĩa về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự như sau:
Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là tình tiết được quy định trong Bộ luật Hình sự với tính chất là tình tiết tăng nặng chung và là một trong những căn cứ để Tòa án quyết định hình phạt đối với người phạm tội theo hướng nghiêm khắc hơn trong phạm vi một khung hình phạt nếu trong vụ án hình sự có tình tiết này [58].
Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự bao gồm: tình tiết định tội, tình tiết định khung và tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chung. Chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trong một vụ án hình sự và có vai trị bổ sung
và hỗ trợ cho nhau trong quá trình định tội cũng như định lượng đối với người phạm tội [58]. Khoản 2 Điều 257 BLHS năm 1999 quy định về những tình tiết tăng nặng định khung đối với Tội chống người thi hành cơng vụ. Tình tiết tăng nặng định khung là tình tiết làm thay đổi mức độ nguy hiểm của hành vi, là căn cứ để Tịa án chuyển khung hình phạt cao hơn đối với người phạm tội, chuyển từ cấu thành cơ bản sang cấu thành tăng nặng. Việc đề ra các tình tiết tăng nặng định khung đối với các tội phạm cụ thể được quy định trong Bộ luật Hình sự thể hiện sự công bằng và nghiêm minh của pháp luật đối với các hành vi vi phạm pháp luật. Điểm phát triển nổi bật nhất ở Điều 257 BLHS năm 1999 quy định về Tội chống người thi hành công vụ so với Điều 205 BLHS năm 1985 đó là việc mở rộng hơn phạm vi điều chỉnh, quy định cụ thể và rõ ràng hơn những tình tiết định khung tăng nặng tại khoản 2. Theo quy định tại Điều 257 BLHS năm 1999, Tội chống người thi hành cơng vụ có năm tình tiết định khung tăng nặng với khung hình phạt từ hai năm đến bảy năm bao gồm:
- Phạm tội có tổ chức. Theo quy định tại khoản 3, Điều 20 của BLHS
năm 1999 quy định: Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm. Nghĩa là có từ hai người trở lên cùng cố ý thực hiện một tội phạm (Đồng phạm). Tình tiết phạm tội có tổ chức đối với Tội chống nguời thi hành cơng vụ cũng có hình thức như trên. Nghĩa là trước khi thực hiện hành vi chống người thi hành công vụ các đối tượng (từ hai người trở lên) đã có sự bàn bạc, cấu kết, phân chia công việc... tạo điều kiện thực hiện tốt hơn những hành vi của mình, cản trở triệt để việc thi hành công vụ của người đang thi hành cơng vụ. Ví dụ: Vụ việc chống người thi hành cơng vụ xảy ra trên địa bàn tỉnh Gia Lai, vào lúc chiều ngày 2/11/2003, trong lúc tuần tra khu vực chân đèo Thanh Bình (xã Bình Giáo, huyện Chư Prơng), tổ kiểm lâm cơ động gồm 4 người do anh T làm tổ trưởng, đã phát hiện 68 lóng gỗ được tập kết thành hai bãi tại địa điểm cách quốc lộ
19B chừng 50m. Sau khi lập biên bản "gỗ vắng chủ", tổ kiểm đưa tang vật về để xử lý. Cơng việc gần hồn tất thì hơn 50 lâm tặc phần lớn bịt mặt đã ào đến dùng đá, gậy gộc và dao tấn công lực lượng thi hành công vụ. Chủ chiếc xe cẩu Nguyễn Văn H cùng cán bộ kiểm lâm Trần Đức Đ bị chém trọng thương ở mặt và bụng. Nhóm cơn đồ vừa hơ hào "giết kiểm lâm" và "đốt xe gỗ", vừa xơng lên ơtơ hất tồn bộ số gỗ tang vật xuống đất. Chúng khống chế tài xế phải cho xe cẩu ra khỏi khu vực bãi gỗ; đồng thời đập nát toàn bộ chắn gió, gương, đèn... của ơtơ. Kiểm lâm nổ 2 loạt súng AK cảnh cáo, đám lâm tặc