phạm vi cả nước
Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI, VII, VIII, IX đã đề ra đường lối phát triển theo cơ chế thị trường, đất nước bước vào thời kỳ mở cửa, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được mở rộng, công bằng xã hội và vấn đề dân chủ cơng khai được thực hiện… đó là những mặt tích cực mà đất nước ta đang dần dần đạt được. Tuy nhiên song song với những mặt tích cực lại tồn tại khơng ít mặt tiêu cực mà nổi rõ là sự nhận thức không đầy đủ về dân chủ của một số bộ phận người dân, với những biểu hiện dân chủ cực đoan, lệch lạc dẫn đến việc khơng tơn trọng pháp luật Nhà nước và có các hành vi xâm hại đến những người thực thi pháp luật.
Theo số liệu thống kê, Tờ trình về dự thảo Nghị định quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành cơng vụ
của Bộ Cơng an thì từ năm 2002 đến tháng 6 năm 2012 cả nước đã xảy ra 8.513 vụ, với 13.706 đối tượng vi phạm, trong đó, số vụ việc xử lý hình sự là 6.882 với 11.131 đối tượng; số vụ việc xử lý hành chính là 1.594 với 2.811 đối tượng. Trên 90% số vụ chống người thi hành công vụ là chống lại lực lượng Công an, chủ yếu trong lĩnh vực đảm bảo trật tự an toàn giao thơng, trật tự cơng cộng, đấu tranh phịng chống tội phạm xâm phạm trật tự an toàn xã hội, tội phạm ma túy và giải quyết các vụ việc về an ninh trật tự ở cơ sở.
Từ năm 2007 đến năm 2012 tình hình tội phạm chống người thi hành cơng vụ ln có xu hướng gia tăng và ngày càng phức tạp. Trước năm 2007 trung bình mỗi năm trên địa bàn cả nước xảy ra 400 vụ chống người thi hành công vụ, những năm sau đó, số lượng vụ việc ngày càng tăng nhanh, năm 2008 là 542 vụ, năm 2009 là 749 vụ tăng 12% so với năm 2008, năm 2010 xảy ra 718 vụ giảm 4,1% so với năm 2009 tuy nhiên hậu quả và mức độ nghiêm trọng lại lớn hơn rất nhiều, năm 2011 số vụ chống người thi hành công vụ trên địa bàn cả nước là 761 vụ tăng 6,9% so với năm 2010.
Trong vài năm gần đây, số tội phạm chống người thi hành công vụ chiếm tới 1,5% trong tổng số tội phạm hình sự. Khơng chỉ gia tăng về số lượng các vụ mà thái độ và hành vi chống người thi hành công vụ của tội phạm ngày càng nguy hiểm và ngông nghênh hơn. Công cụ, phương tiện mà đối tượng sử dụng để chống lại người thi hành công vụ cũng rất đa dạng, từ vũ khí nóng (súng, lựu đạn, mìn…) cho đến vũ khí tự chế, vũ khí thô sơ (gạch, đá, tay không…) hoặc sử dụng phương tiện giao thông đâm trực tiếp vào cảnh sát hoặc thanh tra giao thông.
Tội phạm chống người thi hành công vụ diễn ra trên những mặt trận khác nhau như: chống người thi hành công vụ trên lĩnh vực kinh tế, chống người thi hành công vụ trên mặt trận ma túy, chống người thi hành cơng vụ trong q trình đấu tranh chống tội phạm hình sự, chống người thi hành cơng vụ khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế để thi hành các bản án của Tòa án
hoặc quyết định cưỡng chế hành chính… nguyên nhân chủ yếu là do những hành vi sai trái của các đối tượng bị lực lượng thi hành cơng vụ phát hiện và có biện pháp xử lý làm ảnh hưởng đến quyền lợi bất hợp pháp của họ. Nhưng còn nguy hiểm hơn khi trong hàng loạt các vụ việc chống người thi hành công vụ với tính chất nghiêm trọng, bằng các hành vi côn đồ hung hãn lại xuất phát từ những nguyên nhân vơ cùng đơn giản, khơng phải vì những bức xúc khơng thể giải quyết được hay vì những mâu thuẫn, uất ức tích tụ lâu dài hay để bảo vệ những nguồn lợi ích khơng chính đáng mà ngun nhân dẫn đến các hành vi vi phạm chống đối lại lực lượng thi hành công vụ một cách hung hãn, manh động chỉ vì sợ phải nộp phạt vi phạm giao thông, sợ việc xử lý làm mất thời gian và vì sự bảo thủ và sỹ diện, biết mình sai nhưng vì ngoan cố vì bảo thủ nên cứ chống đối… suy cho cùng dù vì bất cứ lý do gì thì hành vi chống đối lực lượng thi hành công vụ vẫn là hành vi vi phạm pháp luật nguy hiểm cần phải trừng trị thích đáng.
Nếu trong những năm trước đây, tình hình tội phạm chống người thi hành công vụ chỉ xảy ra trên một số lĩnh vực và một số địa bàn trọng điểm với mức độ nguy hiểm thấp, tính chất đơn giản, hậu quả khơng nghiêm trọng thì từ năm 2007 đến nay tình hình tội phạm chống người thi hành công vụ ngày càng phức tạp, tội phạm này xảy ra hầu khắp trên địa bàn cả nước với những vụ việc rất nghiêm trọng đặc biệt là hướng tới đối tượng là Cảnh sát giao thông, cán bộ Kiểm lâm, chiến sỹ Công an… bởi họ là lực lượng trực tiếp giải quyết các cơng việc có đụng chạm đến quyền lợi của cá nhân của người dân.
Với việc sử dụng sức mạnh vật chất và các thủ đoạn khác nhằm cản trở, xúc phạm đến danh dự và nhân phẩm của người thi hành công vụ, hành vi chống người thi hành công vụ để lại những hậu quả nghiêm trọng, có thể tước đoạt sinh mạng của người bị hại, gây thương tích, tổn hại về sức khỏe, danh dự, gây tổn thất về tài sản, ảnh hưởng đến công việc, nhiệm vụ mà người thi hành công vụ được giao và dần dần hình thành thái độ coi thường, khơng tơn
trọng pháp luật của người dân. Trong hơn 10 năm qua, các hành vi chống người thi hành vụ đã làm rất nhiều người thi hành cơng vụ bị thương thậm chí là hi sinh, chỉ tính riêng trong cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm về ma túy, lực lượng Cảnh sát và Bộ đội biên phịng đã có 17 cán bộ, chiến sĩ hi sinh; 40 cán bộ, chiến sĩ bị thương; trên 280 cán bộ, chiến sĩ bị nhiễm HIV/AIDS do hành vi chống người thi hành công vụ gây ra. Trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng, lực lượng Kiểm lâm các cấp đã có 10 cán bộ, công chức hi sinh, hơn 260 người bị thương. Trong công tác truy nã tội phạm có 4 đồng chí hi sinh và gần 20 đồng chí bị thương [71]. Đó là những con số đáng báo động, phơi bày cái thực trạng nguy hiểm mà tội phạm chống người thi hành công vụ gây ra trực tiếp đối với lực lượng thi hành công vụ.
Bảng 2.1: Tỷ lệ XXST tội Chống ngƣời thi hành công vụ trong tổng số tội phạm từ năm 2008- 2012 Năm Số vụ án XXST tội Chống ngƣời thi hành công vụ Số vụ án XXST hàng năm Tỷ lệ số vụ án XXST về tội Chống ngƣời thi hành
công vụ trong tổng số vụ án XXST hàng năm(%) 2008 670 58.738 1,14 2009 653 59140 1,1 2010 693 52797 1,3 2011 817 59197 1,38 2012 794 65276 1,3 Tổng 3627 295148 1,2
(Nguồn: Tòa án nhân dân Tối Cao năm 2013)
Từ năm 2008 đến năm 2012 số vụ án XXST hàng năm trên địa bàn cả nước có sự tăng giảm khơng cố định, năm 2012 có số vụ án XXST cao nhất lên tới 65.276 vụ, cịn năm 2010 có số vụ án XXST thấp nhất 52.797 vụ. Tội chống người thi hành cơng vụ cũng có sự tăng, giảm theo sự thay đổi của tình hình tội phạm chung, tuy nhiên khi nhìn vào bảng số liệu ta có thể dễ dàng
nhận thấy, xu hướng gia tăng của Tội chống người thi hành cơng vụ có sự nổi trội hơn. Mặc dù sự gia tăng của Tội chống người thi hành công vụ qua từng năm thông qua số vụ án XXST khơng q lớn nhưng đó là những biến đổi theo hướng tăng dần khá đồng đều. Năm 2008 số vụ XXST về Tội chống người thi hành công vụ là 670 vụ chiếm 1,14 % trong tổng số vụ án XXST hàng năm thì năm 2012 con số đó đã là 794 vụ chiếm 1,2 %. Những con số ấy cho thấy một thực trạng đáng báo động về tình hình Tội chống người thi hành công vụ trên địa bàn cả nước.
Bên cạnh đó tội phạm chống người thi hành công vụ khi xảy ra thường kéo theo một số tội phạm khác như: Tội gây rối trật tự công cộng, Tội giết người, Tội cố ý gây thương tích… có tới hơn một nửa các bị can bị khởi tố về hai hành vi trở lên. Chính vì vậy việc phịng chống và ngăn ngừa Tội chống người thi hành cơng vụ sẽ góp một phần lớn vào cơng cuộc đấu tranh, phịng chống tội phạm chung trên địa bàn cả nước, đảm bảo một xã hội trật tự và an toàn hơn.
Bảng 2.2: Số vụ và số bị can/bị cáo phạm Tội chống ngƣời thi hành công vụ bị khởi tố, truy tố, xét xử sơ thẩm từ năm 2008 đến năm 2012 trên địa bàn cả nƣớc
Năm Khởi tố VKS truy tố
Trong đó đã truy tố từ năm trƣớc
(do trả điểu tra bổ sung)
Xét xử sơ thầm
Vụ Bị can Vụ Bị can Vụ Bị can Vụ Bị cáo
2008 601 1202 671 1210 24 80 670 1108 2009 666 1189 682 1254 21 55 653 1093 2009 666 1189 682 1254 21 55 653 1093 2010 762 1252 703 1262 12 48 693 1262 2011 863 1425 835 1413 7 23 817 1362 2012 825 1286 805 1287 5 19 794 1235 Tổng 3717 6354 3696 6426 69 225 3627 6060
(Nguồn: Thống kê những tội phạm mới khởi tố, truy tố, xét xử sơ thẩm của các năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao)
Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể dễ dàng nhận thấy, tình hình tội phạm chống người thi hành cơng vụ trên địa bàn cả nước từ năm 2008 đến năm 2012 diễn ra khá phức tạp. Từ số liệu khởi tố và truy tố của Viện kiểm sát cho thấy hàng năm, đều có sự gia tăng về số vụ án và bị can. Từ năm 2008 đến năm 2012 trên địa bàn cả nước đã khởi tố 3717 vụ chống người thi hành công vụ với 6354 bị can, Viện kiểm sát truy tố 3696 vụ với 6426 bị can. Hàng năm trong số lượng các vụ án do Viện kiểm sát truy tố đều có những vụ án tồn đọng từ năm trước do trả điều tra bổ sung, nhiều nhất là ở năm 2008 với 24 vụ án đã được truy tố từ năm 2007. Số lượng các vụ án bị đưa ra xét xử sơ thẩm luôn chênh lệnh theo hướng giảm xuống so với số vụ án được Viện kiểm sát truy tố. Từ năm 2008 đến năm 2012 Viện kiểm sát truy tố 3696 vụ án nhưng số lượng vụ án được Tòa án đưa ra xét xử sơ thẩm lại là 3627 vụ án, những vụ án cịn lại vì cả những lý do chủ quan và khách quan nên vẫn cịn là án tồn đọng, hoặc là sẽ khơng bị đem ra xét xử.
Những tồn đọng, hạn chế trong quá trình khởi tố, truy tố, xét xử Tội chống người thi hành công vụ trên địa bàn cả nước là do nhiều nguyên nhân.
Đầu tiên là xuất phát từ những hạn chế, thiếu sót của quy định pháp luật về tội
phạm này. Trên thực tế những quy định về Tội chống người thi hành công vụ, cả về mặt chủ quan lẫn khách quan đều chưa chặt chẽ, rất dễ gây nhầm lẫn với những tội phạm khác, dẫn đến sự sai lệch trong q trình định tội danh, bên cạnh đó những nguyên nhân xuất phát từ đội ngũ thi hành pháp luật mà chủ
yếu là Viện kiêm sát và Tòa án cũng chiếm một phần khơng nhỏ. Pháp luật có những quy định khơng chặt chẽ, khơng rõ ràng, khả năng ứng dụng vào thực tế không cao cùng với những hạn chế trong trình độ, năn lực và kinh nghiệm nghề nghiệp của đội ngũ thi hành pháp luật dễ dẫn tới những trường hợp xác định sai tội phạm, nhầm lẫn giữa Tội chống người thi hành công vụ và những tội phạm khác như: Tội cố ý gây thương tích, Tội gây rối trật tự cơng cộng… điều đó
cũng ảnh hưởng tới q trình phịng chống Tội chống người thi hành cơng vụ. Qúa trình xử lý những hành vi chống lại người thi hành công vụ không thực sự đạt được hiệu quả cao còn do nguyên nhân xuất phát từ việc xử lý kém nghiêm minh của các cơ quan thực thi pháp luật, có những trường hợp đáng lẽ phải xử lý về hình sự nhưng lại được nhân nhượng và xử phạt theo luật hành chính. Những tồn đọng và hạn chế trên sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến quá trình xử lý những hành vi chống người thi hành cơng vụ, làm giảm tính nghiêm minh của pháp luật cũng như làm thuyên giảm niềm tin của người dân đối với những quy định của pháp luật và cả đội ngũ những người thi hành pháp luật. Chính vì vậy những quy định pháp luật cần có sự sửa đổi cho phù hợp, đồng thời đội ngũ thực thi pháp luật cần nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ và nâng cao tinh thần trách nhiệm trong quá trình xử lý các hành vi vi phạm, tránh những hành động tiêu cực, khơng nghiêm minh trong q trình xét xử.
Mặc dù tình hình tội phạm chống người thi hành cơng vụ trên địa bàn nước ta trong thời gian qua ngày càng có xu hướng gia tăng và phức tạp, nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận những thành quả mà các lực lượng thực thi pháp luật đạt được trong q trình đấu tranh, phịng chống cũng như xử lý những hành vi vi phạm. Những con số truy tố, khởi tố và xét xử sơ thẩm về Tội chống người thi hành công vụ trên địa bàn cả nước đã thể hiện quyết tâm xử lý những hành vi chống người thi hành công vụ của lực lượng thực thi pháp luật. Phần lớn những hành vi chống người thi hành công vụ đều được xử lý nghiêm minh, đúng quy định pháp luật và tạo được múc đích răn đe và phịng ngừa chung. Căn cứ vào tình hình thực tế của Tội chống người thi hành cơng vụ các nhà làm luật đã có những kiến nghị sửa đổi, những giải pháp bổ sung để nhằm hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật liên quan đến Tội chống người thi hành công vụ, thể hiện sự nghiêm minh và nghiêm trị của pháp luật đối với loại tội phạm này.