Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch Hà Nội

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch ở hà nội hiện nay (Trang 83 - 101)

2 .Tình hình nghiên cứu

7. Kết cấu của luận văn

3.2 Giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịc hở Hà Nội

3.2.2. Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch Hà Nội

3.2.2.1 Phát triển mạng lưới cơ sở ĐT DL

Mục tiêu của giải pháp

Xây dựng mạng lƣới ĐT DL hiện đại, ĐT chất lƣợng cao, phân bố phù hợp với yêu cầu phát triển DL trong thành phố, thông qua việc thiết lập một số cơ sở ĐT DL mới và tăng cƣờng cơ sở vật chất và năng lực cho các cơ sở ĐT DL đang có trên địa bàn.

Nội dung của giải pháp

+ Đầu tƣ xây dựng cơ sở ĐT mới trên cơ sở xác định chính xác nhu cầu phải tổ chức xây dựng mới cơ sở ĐT phù hợp với chƣơng trình phát triển hệ thống cơ sở ĐT DL của ngành DL Việt Nam.

+ ĐT cán bộ quản lý ĐT cho các cơ sở ĐT góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo: Tổ chức các khóa ĐT về quản lý ĐT cho cán bộ lãnh đạo các trƣờng chuyên nghiệp DL; tổ chức các chuyến tham quan thực tế tại các cơ sở ĐT DL nƣớc ngoài cho cán bộ lãnh đạo các trƣờng chuyên nghiệp DL .

+ Tăng cƣờng liên kết, hợp tác và tạo môi trƣờng thuận lợi trong hoạt động ĐT bồi dƣỡng NNL DL . Xây dựng chƣơng trình liên kết với các trƣờng ĐH cao đẳng DL mở các chƣơng trình đạo tạo trung cấp, cao đẳng nghề DL, tại chức, từ xa và sau ĐH về quản trị kinh doanh DL, khách sạn, DL học…

+ Thông tin, tuyên truyền quảng bá về chất lƣợng và kết quả ĐT của các cơ sở ĐT DL .Trao đổi thông tin, hợp tác liên kết ĐT trong thành phố và cả nƣớc.

3.2.2.2 ĐT về giáo viên, giảng viên du lịch

Mục tiêu của giải pháp

Xây dựng đội ngũ giáo viên, giảng viên DL đủ tiêu chuẩn, có trình độ chun mơn và phƣơng pháp giảng dạy lý thuyết và thực hành chuyên về DL đáp ứng các yêu cầu đối với giáo viên, giảng viên DL, có đủ năng lực giảng dạy ở các cơ sở ĐT trong các CSĐT trên địa bàn thành phố.

Nội dung của giải pháp

+ ĐT bồi dƣỡng kiến thức chuyên môn DL về từng lĩnh vực cho đội ngũ giảng viên ĐH, cao đẳng và giáo viên trung cấp chuyên nghiệp DL với các lĩnh vực chuyên môn: Quản lý DL, Quản trị khách sạn, Quản trị Lữ hành, Quản trị Nhà hàng, Quản trị Dịch vụ, Hƣớng dẫn DL, Nghiệp vụ lễ tân, Nghiệp vụ lƣu trú, Nghiệp vụ phục vụ nhà hàng, Kỹ thuật chế biến món ăn và Kỹ thuật pha chế đồ uống.

+ ĐT ngoại ngữ và phƣơng pháp giảng dạy cho giảng viên và giáo viên: Bồi dƣỡng, bổ túc kiến thức sƣ phạm và phƣơng pháp giảng dạy hiện đại tạo ra đội ngũ nòng cốt. Những giảng viên, giáo viên nòng cốt này sẽ tiếp tục truyền đạt cho đồng nghiệp tại cơ sở ĐT của mình. Tất cả các giáo viên, giảng viên đƣợc ĐT ngoại ngữ phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu, đặc biệt là tiếng Anh.

3.2.2.3 Phát triển chương trình, nội dung ĐT bồi dưỡng, ĐT lại nguồn nhân lực ngành du lịch

Mục tiêu của giải pháp

Trang bị khung cơ bản về chƣơng trình, nội dung ĐT và bồi dƣỡng các chuyên ngành ĐT DL tƣơng ứng với tiêu chuẩn chức danh quản lý và tiêu chuẩn chức danh nghiệp vụ ngành DL, phù hợp với yêu cầu thực tiễn để áp dụng trong các cơ sở ĐT DL .

Nội dung của giải pháp

+ Trên cơ sở tiêu chuẩn chức danh quản lý DL xây dựng và đƣa vào áp dụng khung chƣơng trình và nội dung bồi dƣỡng kiến thức quản lý DL đối với từng đối tƣợng: chƣơng trình, nội dung bồi dƣỡng kiến thức quản lý nhà nƣớc về DL cho cán bộ lãnh đạo các Sở VH,TT & DL; chƣơng trình, nội dung bồi dƣỡng kiến thức quản lý nhà nƣớc về DL cho công chức ngạch chuyên viên; chƣơng trình, nội dung bồi dƣỡng kiến thức quản lý nhà nƣớc về DL cho công chức ngạch chun viên chính; chƣơng trình, nội dung bồi dƣỡng kiến thức quản lý DL cho giám đốc khách sạn, giám đốc lữ hành, giám đốc nhà hàng; chƣơng trình, nội dung bồi dƣỡng kiến thức quản lý, giám sát bộ phận kinh doanh khách sạn, lữ hành, hƣớng dẫn, nhà hàng DL, cơ sở vui chơi, giải trí, thể thao, hội nghị.

+ Xây dựng và áp dụng khung chƣơng trình, nội dung ĐT đối với các chuyên ngành ĐT phù hợp với mặt bằng chung của thành phố và của cả nƣớc: xây dựng chƣơng trình, nội dung ĐT quản lý DL; quản trị khách sạn; quản trị nhà hàng; quản trị lữ hành; quản trị giải trí, thể thao, hội nghị, lễ hội; hƣớng dẫn

DL; nghiệp vụ lễ tân; nghiệp vụ Nhà hàng; nghiệp vụ lƣu trú; chế biến món ăn; pha chế đồ uống.

+ Ban hành các tài liệu hƣớng dẫn áp dụng chƣơng trình, nội dung ĐT và bồi dƣỡng DL, xuất bản hoặc dịch và xuất bản một số sổ sách chuyên môn DL . + ĐT và bồi dƣỡng NNL để kinh doanh sản phẩm DL chuyên biệt nhƣ DL sinh thái, DL mạo hiểm, DL văn hóa…. Các loại hình DL chun biệt địi hỏi ngƣời phục vụ có tri thức rộng và sâu về điểm đến, có tính chun nghiệp cao. Kiến thức, kỹ năng, thái độ và văn hóa ứng xử, văn hóa giao tiếp trong các loại hình DL chun biệt có sự khác biệt căn bản so với các ngành nghề khác và khác biệt cả với các loại hình DL truyền thống.

3.2.2.4 ĐT nhân lực ngành du lịch theo nhu cầu xã hội

Mục tiêu của giải pháp

Mục tiêu cơ bản của giải pháp này là nâng cao chất lƣợng công tác ĐT nhân lực ngành Du lịch, đáp ứng nhu cầu của xã hội, trang bị các kiến thức, kỹ năng hỗ trợ cho hoạt động của đội ngũ LĐ trong ngành DL.

Hình thức ĐT này thƣờng gây tốn kém về nguồn lực, tuy nhiên đây là hình thức rất hiệu quả, do đáp ứng đƣợc nhu cầu thiết thực của xã hội, xóa dần khoảng cách giữa ĐT và nhu cầu sử dụng; các DN và xã hội cũng phải bỏ thêm chí phí và thời gian cho việc ĐT lại, có thể sử dụng ngay LĐ vừa đƣợc đào tạo, đáp ứng nhu cầu bức xúc về nguồn nhân lực có tay nghề phù hợp, vì vậy cần đƣợc nghiên cứu áp dụng rộng rãi.

Nội dung của giải pháp [13]

+ Xác định nhu cầu đào tạo: Các bƣớc cần thiết trong xác định nhu cầu ĐT gồm: phân tích nhu cầu của DN, cơ sở sử dụng LĐ; phân tích cơng việc và phân tích cá nhân. Tránh bỏ sót hoặc cắt ngắn các khâu để tránh trƣờng hợp không đƣa ra đƣợc một danh sách nhu cầu cần ĐT một cách cụ thể và chi tiết. Sản phẩm của cơng đoạn này là những nhu cầu chính cho các nhóm cơng việc

tiêu biểu trong DN DL, danh sách nhu cầu cụ thể cho những nhóm ngƣời hoặc từng ngƣời cụ thể.

Trong điều kiện hiện nay của ngành DL thành phố theo phƣơng pháp xác định nhu cầu ĐT theo vị trí cơng việc là phù hợp nhất. Ngồi ra, có thể kết hợp thêm các phƣơng pháp khác nhƣ phỏng vấn, đánh giá nhu cầu ĐT, bồi dƣỡng tại các dự án, cơ sở ĐT. Điều này làm cho công tác ĐT NNL ngành DL phù hợp với nhu cầu thực tế của các DN DL .

+ Thiết kế chƣơng trình đào tạo: Khâu đầu tiên trong thiết kế chƣơng trình ĐT là cần xác định mục tiêu ĐT. Một mục tiêu ĐT tốt cần phải cụ thể, lƣợng hoá đƣợc, hiện thực và quan sát đƣợc. Các mục tiêu cần cụ thể và lƣợng hóa đƣợc với những mục tiêu không định lƣợng đƣợc sẽ gây nhiều khó khăn cho việc đánh giá hiệu quả ĐT sau này.

Một chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng theo yêu cầu của công việc cần giải quyết đƣợc 3 nội dung ĐT là kiến thức, kỹ năng và thái độ. Ngoài ra, cũng cần cân đối hàm lƣợng kiến thức của các loại kiến thức, do đó chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng cần chia kiến thức thành 3 loại: loại mà ngƣời học phải biết, loại cần biết và loại nên biết.

Loại phải biết là kiến thức nhất thiết phải đƣợc trang bị trong các khố đào tạo, bồi dƣỡng theo nhu cầu. Đó là các loại kiến thức, kỹ năng cần để thực hiện đúng, đủ các nhiệm vụ đƣợc giao. Loại kiến thức cần biết là loại kiến thức mà giảng viên có thể gợi ý, giới thiệu cho học viên nghiên cứu, mở rộng tầm hiểu biết để hỗ trợ cho việc thực hiện công việc. Loại kiến thức nên biết là kiến thức bổ trợ, ngƣời học có thể tự nghiên cứu, trang bị cho mình khi có điều kiện tiếp cận.

+ Thiết kế nội dung giảng dạy: cần có sự trao đổi kỹ lƣỡng giữa DN DL sử dụng LĐ với các cơ sở ĐT du lịch, tránh những chƣơng trình có sẵn, và khơng theo sát đƣợc nhu cầu của DN.

Hiện nay, nội dung ĐT của đa số các cơ sở ĐT DL thƣờng mang nặng tính lý thuyết, hàn lâm. Nhiều bài giảng dành quá nhiều thời gian giảng giải về định

nghĩa, tầm quan trọng và các yêu cầu, nguyên tắc, mà ít thời gian dành cho việc giải thích làm rõ, làm nhƣ thế nào, trong điều kiện hồn cảnh nào, v.v...Rất nhiều chƣơng trình ĐT chỉ chuẩn bị nội dung giảng giải là chính, ít chuẩn bị phần thực hành, phần kích thích suy nghĩ, sáng tạo và độc lập của học viên. Để khắc phục bất cập này cần có sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành DL và các DN DL trong khâu thiết kế nội dung giảng dạy cho phù hợp với nhu cầu thực tế.

+ Thực hiện chƣơng trình ĐT: ĐT theo nhu cầu đòi hỏi phƣơng pháp giảng dạy phải phát huy đƣợc tính chủ động của học viên, giảng viên chỉ giữ vai trò dẫn dắt.

Phƣơng pháp giảng dạy của giáo viên cần tạo nên một sự giao lƣu thông tin 2 chiều giữa giáo viên và học viên. Giáo viên giữ vai trò là ngƣời dẫn dắt để học viên đƣợc thảo luận nhóm, trình bày những hiểu biết, chính kiến và cách xử lý của mình, trao đổi học tập lẫn nhau, kích thích suy nghĩ của học viên. Cách làm này làm cho các chƣơng trình ĐT sơi động và hấp dẫn hơn, cuốn hút ngƣời học, đồng thời đem lại những lợi ích thiết thực cho cả ngƣời dạy và ngƣời học.

Số lƣợng học viên trong một lớp học cũng là vấn đề lớn trong thực hiện chƣơng trình đào tạo. Thƣờng các lớp học có trên 40-50 học viên, thậm chí cịn nhiều hơn. Với số lƣợng học viên nhƣ thế, không cho phép giáo viên sử dụng các phƣơng pháp giảng dạy tích cực nhƣ thảo luận nhóm, bài tập tình huống, đóng vai... với số lƣợng học viên quá lớn, giáo viên khơng kiểm sốt nổi lớp học khi sử dụng những phƣơng pháp đó. Nhƣ vậy, kể cả khi giáo viên có biết về các phƣơng pháp giảng dạy tích cực, theo hồn cảnh cũng khơng cho phép họ áp dụng phƣơng pháp đó.

+ Đánh giá hiệu quả đào tạo: Công tác đánh giá hiệu quả của ĐT cần phản ánh đƣợc: phản ứng của học viên trong khóa học về nội dung, phƣơng pháp và cơng tác tổ chức lớp học; đánh giá mức độ học tập của học viên, đƣợc tổ chức ngay trƣớc và ngay sau khóa học, rồi lấy kết quả so sánh với nhau; đánh giá sự thay đổi hành vi của học viên trong cơng việc làm hàng ngày, thƣờng thực hiện

sau khóa học vài ba tháng, và đánh giá ảnh hƣởng của khóa ĐT tới kết quả kinh doanh của cơng ty, tổ chức.

Việc đánh giá mức độ học tập của học viên tránh làm theo kiểu hình thức. Khi việc đánh giá ĐT đƣợc tổ chức bài bản, chính thức, thì việc rút ra bài học kinh nghiệm đƣợc đầy đủ và toàn diện cho những lần kế tiếp. Ngồi ra, cần phải xem cơng tác ĐT nhƣ một hoạt động đầu tƣ, và cần phải đánh giá xem hiệu quả của q trình đầu tƣ nhƣ thế nào, để có phƣơng án đầu tƣ tiếp cho có lợi hơn.

3.2.3. Các giải pháp hỗ trợ khác

3.2.3.1 Tăng cường sự liên kết và tính chủ động của các bên có liên quan đến hoạt động đào tạo bồi dưỡng

Để công tác ĐT bồi dƣỡng đạt hiệu quả cao cần có sự liên kết của các bên có liên quan là Nhà nƣớc – Nhà trƣờng - Nhà sử dụng LĐ (các DN và cơ sở kinh doanh DL ) và ngƣời LĐ.

- Nhà nƣớc ban hành hệ thống văn bản pháp luật liên quan, tạo hành lang pháp lý hỗ trợ cơng tác ĐT bồi dƣỡng; hồn thiện tổ chức liên quan đến công tác quản lý nhà nƣớc về ĐT DL từ Trung ƣơng đến địa phƣơng; đầu tƣ cơ sở vật chất cho các cơ sở ĐT DL; ban hành các tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp để định hƣớng cho công tác ĐT bồi dƣỡng NNL ngành DL .

- Các cơ sở ĐT DL cần rà soát, chỉnh sửa, bổ sung chƣơng trình, giáo trình

ĐT phƣơng pháp giảng dạy để ĐT đáp ứng đƣợc nhu cầu của xã hội về ĐT nhân lực ngành DL.

- Nâng cao tính chủ động của DN trong chiến lƣợc tuyển chọn và ĐT bồi dƣỡng nhân viên. Khuyến khích các DN đẩy mạnh loại hình ĐT qua công việc. DN cần vào cuộc, bắt tay với các cơ sở ĐT đặt hàng cho các cơ sở ĐT cử những LĐ giỏi của mình tham gia giảng dạy trực tiếp các khố ĐT bồi dƣỡng; góp ý cho các cơ sở đao tạo bổ sung, chỉnh sửa chƣơng trình giáo trình ĐT bồi dƣỡng DL; tăng cƣờng sự liên kết, hợp tác với các cơ sở ĐT nhằm phát triển mơ hình ĐT tại các DN theo đơn đặt hàng; mở rộng quan hệ và gắn bó với các tổ chức,

hiệp hội, tập đoàn ĐH sẽ tạo đƣợc cơ hội ĐT học hỏi cho đội ngũ nhân viên của DN mình. Đồng thời, thu hút và tuyển chọn đƣợc các nhân viên giỏi.

- Liên kết chặt chẽ với các trƣờng nghề, cao đẳng, ĐH ĐT về DL nhằm thu hút các học viên, sinh viên giỏi thơng qua các chƣơng trình nhận sinh viên thực tập, cấp học bổng tài năng trẻ… nhằm nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực; thành lập Quỹ ĐT bồi dƣỡng và phát triển nguồn nhân lực. Đẩy mạnh sự hợp tác với các DN khác trong công tác đào tạo.

- Ngƣời LĐ cần có ý thức và đƣợc khuyến khích tự nâng cao trình độ ĐT cho mình thơng qua việc tạo điều kiện về thời gian và những phần thƣởng tƣơng xứng.

Ngƣời LĐ cần tìm hiểu những kiến thức, kỹ năng mà mình cần đƣợc trang bị để hồn thành tốt công việc đảm nhận, chủ động đề xuất kế hoạch học tập để trang bị kiến thức, kỹ năng nói trên cho mình. Trong q trình học tập cần chủ động trao đổi nhóm và với giảng viên, tránh tình trạng học thụ động theo kiểu nghe và chép.

- Tăng cƣờng vai trò của Hiệp hội DL: xây dựng mối quan hệ cộng đồng nghề nghiệp, tạo điều kiện để giữa các thành viên có thể trao đổi với nhau về kinh nghiệm quản lý, phát triển NNL ngành DL thông qua các hội nghị, hội thảo, … phát huy vai trò tiếp nhận và triển khai chính sách, chủ trƣơng của Nhà nƣớc đến từng DN hội viên; tiếp thu ý kiến đề xuất của hội viên về hoạt động của các DN đến các cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền đề nghị tạo điều kiện giúp đỡ và giải quyết kịp thời.

- Duy trì và tranh thủ mối quan hệ với Sở VH,TT&DL; Trung tâm Xúc tiến đầu tƣ - thƣơng mại - DL và hỗ trợ DN và các sở, ngành hữu quan, Hiệp hội DL Việt Nam để nắm bắt kịp thời, đồng thời tham gia vào những chủ trƣơng và các định hƣớng lớn về phát triển DL của địa phƣơng và cả nƣớc.

- Liên kết với các đơn vị ĐT tranh thủ mọi nguồn lực của các Ban, ngành của thành phố, các tổ chức trong nƣớc và quốc tế để tổ chức các chƣơng trình ĐT ngắn hạn, bồi dƣỡng, nâng cao tay nghề cho đội ngũ LĐ trong các DN DL

của Hiệp hội; liên kết trong Hội để tiến hành các hoạt động ĐT tại chỗ, phát triển NNL một cách bền vững.

3.2.3.2 Xã hội hoá hoạt động đào tạo bồi dưỡng

Xã hội hoá hoạt động ĐT bồi dƣỡng nhân lực ngành DL nhằm đến thực

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch ở hà nội hiện nay (Trang 83 - 101)