2.2. Tình hình thực hiện pháp luật mơi trƣờng có liên quan đến hoạt động du lịch
2.2.3.2. Tổ chức xã hội
Một đặc điểm thuận lợi của Việt Nam là có một hệ thống các tổ chức xã hội mạnh từ Trung ương xuống các địa phương: Mặt trận tổ quốc, Thanh niên, Phụ nữ, Hội cựu chiến binh... Các tổ chức xã hội này tham gia một cách tích cực vào mọi hoạt động của cộng đồng; trong đó có hoạt động du lịch và bảo vệ mơi trường du lịch.
Các tổ chức xã hội, trên thực tế đã có đóng góp rất có giá trị cho hoạt động du lịch tại các địa phương thông qua các hoạt động: Tổ chức các lễ hội văn hoá; Tạo ra mạng lưới bảo vệ an ninh, trật tự; Tổ chức nhiều phong trào trồng cây, dọn vệ sinh, gìn giữ phong tục, tập quán lành mạnh.
Để có thể phát huy vai trị của các tổ chức này cần: Duy trì các phong trào quần chúng, tạo ra hoạt động thường xuyên, sâu rộng; Tại các khu, tuyến, điểm du lịch cần xây dựng mơ hình cộng đồng tự quản môi trường; Ngành du lịch phải dành một phần lợi nhuận thu được, đóng góp cho hoạt động của các tổ chức xã hội tại địa phương.
2.2.4. Nhận xét chung
Trong thời gian qua, việc thực hiện và áp dụng pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch đã mang lại một số kết quả nhất định. Trước hết, ý thức bảo vệ môi trường của cộng đồng dân cư nơi diễn ra các hoạt động du lịch được cải thiện đáng kể. Từ chỗ nhận thức bảo vệ môi trường du lịch như là một trách nhiệm bắt buộc, người dân ở một số khu du lịch đã thực hiện bảo vệ môi trường một cách tự nguyện, chủ động, xem đó như một nghĩa vụ và cũng là quyền lợi của mình. Hoạt động bảo vệ mơi trường tại khu phố cổ Hội An là một ví dụ, người dân ở đây ln tự giác vì sự tồn tại của di sản và vì chính những quyền lợi của mình có được từ di sản đó. Thứ hai, các cơ sở kinh doanh du lịch đã có ý thức tham gia cơng tác bảo vệ môi trường, nổi bật là các cơ sở lưu trú được xếp hạng cao, doanh nghiệp lữ hành có uy tín, khu, điểm du lịch có sự quản lý thống nhất, một chủ. Thứ ba, cơ quan quản lý nhà nước đã dần nhận thức được vai trò của du lịch đối với nền kinh tế quốc dân và mối quan hệ mật thiết, gắn bó giữa du lịch và mơi trường, do vậy, công tác bảo vệ môi trường đã được quan tâm, chủ ý hơn, nhất là ở những địa phương có du lịch phát triển.
Tuy nhiên, vấn đề thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường du lịch vẫn còn nhiều bất cập, cụ thể:
- Nhiều văn bản pháp luật quy định chi tiết về bảo vệ môi trường du lịch chưa được ban hành kịp thời, đầy đủ. Luật Bảo vệ môi trường đã được ban hành qua 2 năm nhưng chưa có văn bản quy định cụ thể vấn đề bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch.
- Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường du lịch chưa được thực hiện thường xuyên, có hệ thống, thường được tổ chức rầm rộ một vài đợt, sau đó lại dừng lại, tính hiệu quả không cao.
- Chất lượng áp dụng pháp luật của các cơ quan quản lý nhà nước chưa cao. Nhiều hoạt động xử lý vi phạm không được thực hiện nghiêm túc, làm giảm sự tin cậy đối với pháp luật.
- Điều kiện vật chất kỹ thuật dành cho hoạt động bảo vệ môi trường du lịch cịn hạn chế, nguồn kinh phí eo hẹp. Cơ quan nhà nước gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai, thực hiện pháp luật hiệu quả.
- Một bộ phận đội ngũ cán bộ, cơng chức cịn thiếu nhiệt huyết, năng lực, chưa thực sự tận tâm với công tác bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch.
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ CƠ CHẾ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TRONG LĨNH
VỰC DU LỊCH Ở VIỆT NAM