3.3. Giải pháp phát huy vai trò của các chủ thể hoạt động trong ngành du lịch và các
3.3.5. Tạo điều kiện cho cộng đồng dân cƣ địa phƣơng tham gia và đƣợc hƣởng lợ
hƣởng lợi từ phát triển du lịch
Sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương là yếu tố quan trọng đối vớ công tác bảo vệ môi trường du lịch. Ngành du lịch cần có biện pháp thu hút sự tham gia của cộng đồng dân cư vào làm việc trong ngành du lịch, cung cấp các dịch vụ cho khách du lịch một cách có tổ chức (tham gia vào một số khâu trong chuỗi hoạt động du lịch như đưa đón khách, hướng dẫn tham quan, sản xuất và bán hàng lưu niệm); khuyến khích cộng đồng dân cư phát triển một số ngành nghề phục vụ cho du lịch; sử dụng các nguồn lợi từ du lịch vào việc xây dựng các cơng trình phúc lợi địa phương v.v. Những hoạt động này sẽ có ý nghĩa giáo dục người dân về vai trò của du lịch và từ đó hình thành ý thức bảo vệ môi
trường cho phát triển du lịch. Việc phát huy vai trò của cộng đồng dân cư không chỉ thể hiện qua các biện pháp làm cho người dân khơng có những hành vi phá hoại mơi trường mà cịn thể hiện ở việc khuyến khích họ thực hiện các hành vi bảo vệ mơi trường tích cực như tiến hành các dịch vụ thu gom rác thải. Tác dụng của cách làm này có thể được chứng minh qua trường hợp Khu du lịch Ao Vua (Vườn quốc gia Ba Vì). Tại đây, người dân địa phương đã được huy động tham gia và hưởng lợi trong việc thu gom rác thải và bảo vệ rừng, vì vậy, vào mùa hè, hàng ngày có hàng vạn khách đến tham quan nhưng mơi trường ở đây vẫn được quản lý rất tốt.
KẾT LUẬN
Trong thời gian khoảng 15 năm trở lại đây, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đã tăng xấp xỉ 14 lần (từ 250.000 lượt năm 1990 đề 3,5 triệu lượt năm 2006), khách du lịch nội địa tăng nhanh, đạt 17 triệu lượt năm 2006. Du lịch Việt Nam đã xác lập và dần nâng cao hình ảnh và vị thế trên trường quốc tế, từng bước khẳng định vai trị, vị trí trong nền kinh tế quốc dân, tạo cơ sở để phát triển một ngành kinh tế mũi nhọn.
Trong thời gian khoảng 15 năm qua, nhận thức về các vấn đề phát triển bền vững cũng được nâng lên đáng kể. Cùng với các yếu tố kinh tế, yếu tố xã hội thì u tố mơi trường mà cụ thể là vấn đề bảo vệ môi trường đang nhận được sự quan tâm thực sự của toàn Đảng, toàn qn và tồn dân.
Ngành du lịch khơng thể thờ ơ mãi với thách thức của phát triển bền vững và cũng là nhu cầu của đất nước. Đó là lý do giải thích tại sao vấn đề bảo vệ môi trường du lịch đang được đặt ra vô cùng cấp bách; quan hệ môi trường và du lịch được nhắc tới thường xuyên trong các diễn đàn, hội nghị, báo cáo du lịch ở trong nước và quốc tế; hơn lúc nào hết, môi trường đang được xem như là “hơi thở” của hoạt động du lịch.
Đề tài luận văn “Pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam” được đặt ra do yêu cầu cấp thiết của sự nghiệp phát triển du lịch bền vững của ngành du lịch Việt Nam mà trọng tâm là xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường du lịch.
Trước hết, tác giả đã tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về môi trường, du lịch, công tác bảo vệ môi trường du lịch và pháp luật về bảo vệ môi trường du lịch trên cơ sở tiếp cận những tri thức hiện đại trên thế giới, đồng thời xem xét các điều kiện thực tế và yêu cầu phát triển du lịch Việt Nam. Luận văn đã đưa ra những khái niệm cơ bản về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch, pháp luật về bảo vệ mơi trường trong lĩnh vực du lịch, vai trị và tiêu chí cơ bản xác định tính phù hợp của pháp luật này. Đây là cơ sở để xác lập những căn cứ khoa học, làm tiền đề cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường du lịch.
Tiếp theo, thực trạng hệ thống pháp luật Việt Nam về bảo vệ mơi trường du lịch và tình hình thực hiện, áp dụng những quy định này cũng được phân tích, đánh giá trong luận văn một cách nghiêm túc, với những phương pháp, cách thức thực hiện bài bản, cẩn thận. Những phân tích, đánh giá nêu trên được thực hiện trên cơ sở bám sát mục tiêu phát triển du lịch bền vững, có xem xét đến những tiêu chí phù hợp của pháp luật. Từ đó rút ra những nhận xét chung về ưu, nhược điểm và nguyên nhân của những thực trạng đó, làm căn cứ cho việc đề xuất các giải pháp hoàn thiện.
Cuối cùng, luận văn đã trình bày về yêu cầu nâng cao hiệu quả của pháp luật, giải pháp phát huy vai trò của các chủ thể liên quan đến hoạt động du lịch. Trên cơ sở đó, tập trung đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật đối với từng nhóm quy định cấu thành pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch.
Với các nội dung trên, luận văn đã có những đóng góp mới, cần thiết là: - Nghiên cứu, phân tích một số vấn đề lý luận về pháp luật bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch, làm sáng tỏ vai trò của pháp luật trong bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch;
- Đánh giá thực trạng pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch, trong đó có đánh giá tình hình thực hiện pháp luật, đưa ra nhận xét về tính phù hợp của pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch;
- Xác định phướng hướng, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch trong điều kiện hiện nay ở nước ta.
Tóm lại, luận văn đã hồn thành được các mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra, có những đóng góp mới vào việc phát triển lý luận về pháp luật bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch; đồng thời góp phần tích cực vào việc giải quyết những vấn đề đặt ra nhằm hoàn thiện những quy định pháp luật trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, pháp luật về bảo vệ mơi trường trong lĩnh vực du lịch có nội dung và phạm vi nghiên cứu rộng. Để giải quyết triệt để các yêu cầu và đề tài đặt ra địi hỏi phải nghiên cứu, đánh giá sâu sắc, tồn diện tất cả các quy định thuộc nhiều ngành luật khác nhau trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Trong khn khổ có hạn của luận văn này, tác giả chỉ đề cập đến một số vấn đề cơ bản
nhất, liên quan trực tiếp đến đề tài và chắc chắn vẫn còn vấn đề chưa được giải quyết thấu đáo. Tác giả mong muốn nhận được những ý kiến góp ý của các nhà khoa học, các tổ chức, cá nhân quan tâm để luận văn ngày càng hồn chỉnh hơn, có thể trở thành tài liệu thao khảo tốt, phục vụ cho việc xây dựng và hồn thiện pháp luật về bảo vệ mơi trường trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tiếng Việt
1. Báo Công an Nhân dân
Tràn dầu trên biển Việt Nam: Canh cánh nỗi lo ô nhiễm
Hà Nội, 15/12/2006
2. Báo Văn hóa
Xây dựng nhà máy xi măng Cẩm Phả có đe dọa di sản Vị Hạ Long ?
Hà Nội, 17/8/2006
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường
Quy chế bảo vệ môi trƣờng trong lĩnh vực du lịch ban hành kèm theo
Quyết định số 02/2003/QĐ-BTNMT ngày 29/7/2003
4. Cục Bảo vệ môi trường – Bộ Tài nguyên và Môi trường
Báo cáo hiện trạng mạng lƣới trạm quan trắc phân tích mơi trƣờng
Hà Nội, 2003
5. Cục Môi trường – Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường
Báo cáo công tác đánh giá tác động môi trƣờng
Hà Nội, 1999
6. Lưu Đức Hải – Nguyễn Ngọc Sinh
Quản lý môi trƣờng cho sự phát triển bền vững
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 2000
7. Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam
Nghiên cứu tổng kết một số mơ hình phát triển bền vững ở Việt Nam
Dự án VIE/01/021, Hà Nội, 11/2005
8. Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam
Từ điển Bách khoa toàn thƣ Việt Nam
www.bachkhoatoanthu.gov.vn
9. Hội khoa học kỹ thuật lâm nghiệp Việt Nam
Các vƣờn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam
10. Đặng Huy Huỳnh
Vai trò đa dạng sinh học trong phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam
Hội thảo du lịch sinh thái với phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam 1998
11. IUCN – VNAT – ESCAP
Tuyển tập báo cáo Hội thảo “Xây dựng chiến lƣợc quốc gia về phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam”
12. Lê Văn Lanh
Du lịch sinh thái và quản lý môi trƣờng du lịch ở các vƣờn Quốc gia Việt Nam
Hội thảo Du lịch sinh thái với phát triển bền vững ở Việt Nam, Hà Nội – 4/2003
13. Phạm Trung Lương
Du lịch sinh thái: Những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam
NXB Giáo dục, Hà Nội, 6/2002
14. Phạm Trung Lương
Đề tài khoa học cấp ngành “Cơ sở khoa học phát triển du lịch sinh thái Việt Nam”, 2003
15. Phạm Trung Lương
Sổ tay đánh giá tác động môi trƣờng cho phát triển du lịch
VNAT / MOSTE / NCST / EU Project VNM / B7 6200 / IB/96/05, Hà Nội
16. Phạm Trung Lương
Tài nguyên và môi trƣờng du lịch Việt Nam
NXB Giáo dục, Hà Nội, 4/2000
17. Phạm Trung Lương
Tổng quan về hiện trạng môi trƣờng du lịch Việt Nam và các vấn đề đặt ra
Tuyển tập báo cáo Hội thảo “Hiện trạng môi trường du lịch Việt Nam và những vấn đề đặt ra”. Hà Nội, 20/4/2002
18. Phạm Trung Lương, Hoàng Hoa Quân
“Nghiên cứu đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến mơi trƣờng (lấy ví dụ thành phố Vũng Tàu)
Tuyển tập báo cáo Hội nghị Mơi trường tồn quốc, Hà Nội 5-6/8/2003
19. Philip Dearden
Bảo tồn đa dạng sinh học và du lịch sinh thái ở Việt Nam
Tuyển tập báo cáo hội thảo về “Phát triển cộng đồng dân tộc thiểu số”, Hà Nội 16 – 20/12/1998
20. Nguyễn Huỳnh Thuật – Phòng Khoa học Vườn quốc gia Cát Tiên
Đánh giá tác động môi trƣờng Tam Đảo II: Những câu hỏi lớn còn bỏ ngỏ
Thiên nhiên.net, 8/2007
21. Thủ tướng Chính phủ
Chỉ thị 07/2000/CT-TTg về tăng cƣờng giữ gìn trật tự, trị an và vệ sinh mơi trƣờng tại các địa điểm tham quan, du lịch
22. Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWWTO)
Báo cáo tình hình du lịch thế giới 2005 và xu hƣớng phát triển đến 2020 www.world-tourism.org 23. Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWWTO) Du lịch hiện đại thế kỷ 21 www.world-tourism.org 24. Tổng cục Du lịch Cẩm nang về phát triển du lịch bền vững Hà Nội. Tháng 11/2005 25. Lê Trình
Đánh giá tác động môi trƣờng, phƣơng pháp và ứng dụng
26. Trường Đại học Luật Hà Nội
Giáo trình Lý luận Nhà nƣớc và Pháp luật
NXB Công an nhân dân. 2002
27. UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Báo cáo tổng kết sự cố tràn dầu tháng 9/2001
Bà Rịa – Vũng Tàu, 3/2007
28. Viện nghiên cứu phát triển du lịch – Tổng cục Du lịch
Báo cáo nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng “Điều tra, đánh giá hiện trạng môi trƣờng, xây dựng hƣớng dẫn lập báo cáo hiện trạng môi trƣờng”
Hà Nội, 2002
29. Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch
Cơ sở khoa học ứng dụng công nghệ thông tin địa lý trong quản lý tài nguyên và quy hoạch lãnh thổ du lịch
Hà Nội 2000
30. Vụ Khách sạn – Tổng cục Du lịch
Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu về cơ sở lƣu trú du lịch phục vụ công tác quản lý
Hà Nội, 2002
31. Vụ Khách sạn – Tổng cục Du lịch
Báo cáo hoạt động lƣu trú du lịch 2006
Hà Nội, 2006
B. Tiếng Anh
32. APEC
Tourism and Environment
Best practice in APEC member economies, 2003 33. IUCN, 2004
Policy and Global changes series – Trade and Environment