7. Kết cấu của luận văn
1.2. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN ĐỊNH HƢỚNG VIỆC GIẢ
1.2.2. Đảm bảo sự bình đẳng về quyền sở hữu tài sản của vợ chồng
Xuất phát từ nguyên tắc bình đẳng của cơng dân đƣợc BLDS thừa nhận, vợ, chồng có quyền bình đẳng trƣớc pháp luật, bình đẳng trong việc hƣởng các quyền dân sự do pháp luật quy định. Trên cơ sở đó, giải quyết tranh chấp về tài sản của vợ chồng đƣợc thực hiện theo nguyên tắc tài sản chung của vợ chồng đƣợc chia đôi. Tuy nhiên, nguyên tắc này không phải là bất biến mà đƣợc áp dụng linh hoạt cho phù hợp với thực tế, căn cứ vào hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, cơng sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản chung.
Căn cứ vào khối tài sản chung của vợ chồng đã đƣợc xác định, việc chia tài sản của vợ chồng đƣợc giải quyết chia đôi, mỗi ngƣời nhận một nửa khối tài sản chung. Tài sản của vợ, chồng tạo ra trong suốt thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng khơng phân biệt cơng sức đóng góp của mỗi bên có đều nhau hay khơng. “Lao động của vợ, chồng trong gia đình
được coi như lao động có thu nhập”. Do tính chất cộng đồng của quan hệ hôn nhân nên không phân biệt cơng sức đóng góp của mỗi bên vợ chồng trong việc tạo ra tài sản.
Về nguyên tắc này, mọi tài sản do vợ chồng tạo ra hoặc chỉ do một bên tạo ra trong thời kỳ hôn nhân đều là tài sản chung hợp nhất của vợ chồng. Vì vậy, giải quyết tranh chấp về tài sản của vợ chồng khi ly hôn theo nguyên tắc chia đôi tài sản chung nhằm đảm bảo đƣợc sự bình đẳng giới trong quan hệ vợ chồng.
Tuy nhiên, khi chia tài sản chung của vợ chồng cũng cần xem xét đến hoàn cảnh của mỗi bên nhƣ hoàn cảnh kinh tế hay sức khỏe … là điều kiện riêng của vợ hoặc chồng mà các bên có thể gặp phải sau khi ly hơn; cũng có thể xem xét đến cơng sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Từ đó, giải quyết chia tài sản chung của vợ chồng một cách
hợp lý, phù hợp với quy định của pháp luật, đảm bảo đƣợc quyền lợi hợp pháp của các bên đƣơng sự.