7. Kết cấu của luận văn
1.2. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN ĐỊNH HƢỚNG VIỆC GIẢ
1.2.5. Chia tài sản bằng hiện vật hoặc giá trị
Trong đời sống chung giữa vợ chồng, tài sản chung đƣợc tạo ra trong thời kỳ hôn nhân rất đa dạng và phong phú, có thể bao gồm các động sản và bất động sản, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản. Các tài sản này có thể do vợ chồng tạo lập ở khắp mọi nơi trong và ngồi nƣớc, có thể dịch chuyển đƣợc hoặc khơng. Vì vậy, khi phân chia tài sản chung của vợ chồng là các vật (bao gồm các động sản và bất động sản) cho mỗi bên sở hữu, pháp luật cho phép ngƣời thực thi pháp luật có quyền phân chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị tùy vào yêu cầu của các bên cũng nhƣ các điều kiện thực tế khác. Điểm d khoản 2 điều 95 Luật HN&GĐ quy định: “Tài sản chung của vợ chồng được
chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch”.
Nhƣ vậy, nếu tài sản chung của vợ chồng là các động sản hoặc bất động sản có thể chia bằng hiện vật thì Tịa án áp dụng điểm d khoản 2 điều 95 Luật
HN&GĐ để chia theo giá trị hoặc giao hiện vật. Giá trị của tài sản có thể do các bên đƣơng sự thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòa án thành lập Hội đồng định giá để thẩm định giá trị. Các tài sản có thể chia bằng hiện vật cho mỗi bên thì Tịa án căn cứ vào hiện trạng để chia, trƣờng hợp tài sản không thể phân chia đƣợc thì giao cho một bên sở hữu, bên cịn lại đƣợc nhận theo giá trị chênh lệch.
Ví dụ: tài sản chung là một chiếc xe máy thì khơng thể phân chia bằng hiện vật đƣợc mà phải giao cho một bên có nhu cầu sử dụng, bên cịn lại đƣợc quyền thanh toán giá trị chênh lệch. Trƣờng hợp tài sản cần chia là một mảnh đất, thẩm phán cần xem xét đến nhu cầu sử dụng của mỗi bên cũng nhƣ hiện trạng để quyết định có phân chia bằng hiện vật cho cả hai bên vợ, chồng hay khơng. Nếu mảnh đất có thể phân chia và đủ diện tích để tách thửa theo quy định của pháp luật thì cần chia bằng hiện vật cho cả hai bên.
Điều 95 Luật HN&GĐ 2000 đã quy định các nguyên tắc chung về việc chia tài sản của vợ chồng khi ly hơn. Tình hình thực tế cho thấy đối với các loại tài sản là bất động sản thƣờng gặp nhiều khó khăn, vƣớng mắc vì tài sản có giá trị lớn, ảnh hƣởng đến quyền lợi của các đƣơng sự. Khi tình cảm vợ chồng khơng cịn, giữa họ thƣờng có tranh chấp với nhau gay gắt về tài sản, nhiều vụ việc kéo dài do đƣơng sự khiếu kiện ảnh hƣởng rất lớn đến quyền và lợi ích của ngƣời khác. Luật HN&GĐ 2000 đã quy định các trƣờng hợp chia tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng là nhà ở, quyền sử dụng đất, các trƣờng hợp mà vợ chồng còn sống chung với gia đình bên cha mẹ chồng, cha mẹ vợ tại các điều từ 96 đến 98 và hƣớng dẫn cụ thể tại Nghị định 70/CP.
Mục 12 Nghị quyết 02/2000/HĐTP đã hƣớng dẫn: “việc chia tài sản
chung của vợ chồng khi ly hôn phải theo đúng các nguyên tắc được quy định tại điều 95. Ngoài ra, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà áp dụng các quy định tại điều 96, điều 97, điều 98 tương ứng”. Vì vậy, áp dụng các nguyên tắc
khi giải quyết tranh chấp về tài sản của vợ chồng phải xem xét một cách toàn diện mới đủ cơ sở để giải quyết vụ án.
Các nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn là những tƣ tƣởng chỉ đạo mang tính định hƣớng và phải tuân thủ. Việc giải quyết tranh chấp về tài sản của vợ chồng khi ly hôn trƣớc hết do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận đƣợc thì đƣợc giải quyết theo nguyên tắc chia đơi, có xem xét đến hồn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, cơng sức đóng góp cũng nhƣ các điều kiện khác nhằm đảm bảo tính cơng bằng, quyền và lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, con và ngƣời thứ ba tham gia các quan hệ tài sản với vợ, chồng. Đây là quy định “mở”, tạo điều kiện cho Thẩm phán linh hoạt, chủ động giải quyết các tranh chấp xảy ra, đáp ứng đầy đủ nhu cầu, nguyện vọng của mỗi bên đƣơng sự tham gia trong vụ án. Mặt khác, quy định này đã tạo điều kiện cho các Thẩm phán khơng có tâm huyết với nghề có thể lợi dụng để giải quyết một cách tùy tiện, bất hợp lý, làm cho việc giải quyết án không đƣợc thống nhất. Cũng một nội dung nhƣng có nhiều cách giải quyết trái ngƣợc gây khó khăn, trở ngại cho các đƣơng sự cũng nhƣ không đảm bảo quyền lợi hợp pháp của những ngƣời tham gia tố tụng.