Thực hiện tốt chế độ chính sách đối với CB-GV-CNV, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho đội ngũ giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp

Một phần của tài liệu Đề xuất biện pháp nâng cao uy tín của hiệu trưởng ở trường THCS Nguyễn Khuyến (Trang 26 - 27)

thuận lợi cho đội ngũ giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới sự nghiệp giáo dục.

Hiệu trưởng phải biết quan tâm chăm lo đời sống vật chất tinh thần cấp dưới, coi nhiệm vụ cải thiện điều kiện sống và làm việc của CBGVCNV là một nhiệm vụ cơ bản trong công tác của mình. Phải bằng mọi cách tận dụng mọi thời cơ để làm tốt điều đó và phải làm thế nào để mọi người thấy được triển vọng phát triển tốt đẹp của điều kiện sống và làm việc của họ.Trong mỗi năm học cố gắng chọn những nhiệm vụ trọng tâm phấn đấu đạt bằng được, làm tiền đề cho những bước phát triển tiếp theo, tạo điều kiện vật chất tinh thần, tạo động lực kích thích để cấp dưới thực sự yên tâm, gắn bó với nghề nghiệp. Phải tự xem mình là một thành viên của tập thể và chăm lo cho mọi thành viên trong tập thể nhà trường, không tự đặt cho mình được hưởng những đặc quyền, đặc lợi. Mọi chủ trương, chế độ, chính sách đều xuất phát từ lợi ích chung của tập thể, của đội ngũ CBGVCNV nhà trường không vì quyền lợi riêng của bản thân hiệu trưởng.

Hiệu trưởng phải tạo điều kiện cho giáo viên thực hiện nhiệm vụ của mình một cách tốt nhất, được hưởng mọi quyền lợi về đời sống vật chất và tinh thần cũng như mọi chế độ, chính sách quy định của nhà nước. Đồng thời được trực tiếp hoặc thông qua tổ chức của mình để tham gia quản lý nhà trường. Trước yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục đào tạo, mỗi cán bộ giáo viên nhà trường đều phải không ngừng phấn đấu vươn lên, kể cả về chính trị, chuyên môn nghiệp vụ. Bởi vậy, hiệu trưởng phải tạo mọi điều kiện thuận lợi để CBGV được tham gia học tập, bồi dưỡng nâng cao về mọi mặt. Động viên khuyến khích giáo viên đi

---

đào tạo trên chuẩn, đồng thời có chính sách hỗ trợ CBGV đi học. Thường xuyên cải tiến công tác chỉ đạo chuyên môn trong nhà trường, tích cực chỉ đạo phong trào thi đua dạy tốt học tốt để CBGV có điều kiện, có cơ hội tu dưỡng, rèn luyện và hoàn thiện đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của giáo dục đào tạo.

3.5/ Làm tốt công tác tham mưu cho cấp uỷ và chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục.

Trong hoạt động giáo dục, ngoài đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, các thầy giáo, cô giáo, mọi lực lượng xã hội đều có khả năng tham gia góp sức vào việc giáo dục thế hệ trẻ. Vì vậy nếu không có những giải pháp tốt để phát huy sức mạnh cộng đồng tham gia vào các hoạt động giáo dục thì các nhà trường sẽ mất một cơ hội lớn để nâng cao chất lượng toàn diện. Xã hội hoá giáo dục là giải pháp quan trọng thực hiện công bằng xã hội trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước. Công bằng không chỉ thể hiện ở mặt hưởng thụ mà mỗi người dân đều có trách nhiệm đóng góp cống hiến cho xã hội theo khả năng của mình. Phải có chính sách ưu tiên người có công, trợ giúp những gia đình thuộc diện chính sách, nghèo, khó khăn. Công bằng trong việc huy động các nguồn lực của nhân dân vào các hoạt động giáo dục.

Xã hội hoá giáo dục là bao hàm việc đa dạng hoá các hình thức giáo dục. Làm cho xã hội ta trở thành một xã hội học tập, học suốt đời mở rộng nhiều cơ hội học tập. Các tầng lớp nhân dân chủ động tham gia học tập văn hoá, tiếp thu chủ trương đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Đồng thời khai thác tiềm năng về nhân lực, vật lực, tài lực trong xã hội. Phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nhân dân, đảm bảo cho giáo dục phát triển nhanh hơn, chất lượng tốt hơn. Bởi giáo dục là nhu cầu của xã hội, là dòng kênh thông tin chảy dài xuyên suốt quá trình lịch sử của dân tộc. Xã hội hoá giáo dục là tạo ra môi trường rộng lớn tăng sức mạnh tổng hợp, là tiền đề cho sự thành công của giáo dục, là cơ hội phát huy năng lực, thỏa mãn nguyện vọng được đóng góp của nhân dân cho sự nghiệp giáo dục. Xã hội hoá là cộng đồng, trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân, cải thiện và tạo lập môi trường kinh tế xã hội lành mạnh cho các hoạt động giáo dục.

Hiệu trưởng có uy tín phải thực hiện tốt chức năng của mình trong việc tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương, phối hợp với các đoàn thể quần chúng nhân dân và các tầng lớp xã hội để khai thác mọi nguồn lực trong cộng đồng, tham gia vào quá trình giáo dục đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của giáo dục đào tạo.

Một phần của tài liệu Đề xuất biện pháp nâng cao uy tín của hiệu trưởng ở trường THCS Nguyễn Khuyến (Trang 26 - 27)