cách lãnh đạo của mình.
Phong cách quản lý dân chủ là yếu tố hết sức quan trọng trong việc tạo uy tín thật sự của hiệu trưởng. Việc mở rộng dân chủ trong quản lý phải trở thành phong cách lãnh đạo của người quản lý tập thể lao động trí thức. Bản thân của mối quan hệ quản lý trường học là “dân chủ hợp tác cao độ”, do đó thực hiện triệt để nghiêm túc qui chế dân chủ trường học vừa đáp ứng nhu cầu thiết yếu trong tâm lý của giáo viên, vừa tạo ra động lực phát triển mạnh mẽ của tập thể sư phạm. Ở đây, tính dân chủ là sự kết hợp giữa quyền lực của hiệu trưởng và sức mạnh tinh thần tự giác của tập thể.
Hiệu trưởng phải cùng với giáo viên và các thành viên khác trong Hội đồng sư phạm trao đổi, bàn bạc thống nhất cùng nhau thực hiện nhiệm vụ của đơn vị một cách tự giác. Phải quản lý bằng cơ chế nhưng phải biết giáo dục, thuyết phục, nêu gương,...chứ không chỉ bằng quyền lực và mệnh lệnh. Phải làm cho tập thể thấy rõ và tin tưởng sâu sắc vào yêu cầu cần thiết phải thực hiện nhiệm vụ và phải truyền được quyết tâm cho cấp dưới để họ có tâm thế sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ. Điều này không chỉ tạo ra động cơ mạnh mẽ cho tập thể làm việc mà còn giúp hiệu trưởng làm tốt công tác quản lý nhà trường.
---
Phát huy trí tuệ tập thể là việc làm cần thiết để hiệu trưởng xây dựng phong cách quản lý dân chủ của mình. Muốn vậy, hiệu trưởng phải am hiểu tâm lý của mình và của người khác, biết tôn trọng cấp dưới, gần gũi sâu sát cấp dưới và mọi người có nghệ thuật động viên và thúc đẩy hoạt động lao động của các thành viên trong tập thể, tạo không khí hào hứng, phấn khởi, gắn bó của giáo viên nhà trường, hỗ trợ tối đa cho sự sáng tạo sư phạm và góp phần thúc đẩy sự phát triển năng lực sáng tạo của giáo viên.
Hiệu trưởng phải hết sức trung thực, cởi mở, chan hòa, thông cảm, đối xử công bằng với cấp dưới, đối xử như nhau với mọi thành viên của tập thể là một trong những điều kiện chính để đoàn kết tập thể như : phân phối phúc lợi tập thể, công bằng theo nguyên tắc lao động, sử dụng con người, công bằng tùy thuộc vào phẩm chất và năng lực của họ cùng chính sách đãi ngộ tương ứng, công bằng trong đánh giá, phê bình, khen thưởng, chú ý đến khả năng khác biệt của mỗi người. Tuyệt đối không được để tình cảm cá nhân ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ công tác. Phải là hạt nhân đoàn kết trong tập thể sư phạm, xây dựng tập thể có mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người, giữa các thành viên của tập thể có sự thương yêu, đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, hoàn thiện mối quan hệ giữa lãnh đạo quản lý và những người thừa hành. Trong tập thể vững mạnh, mọi người đoàn kết thương yêu, thân ái với nhau thì mỗi người sẽ trở nên tốt đẹp hơn và làm việc sung sức hơn, hiệu quả hơn.