1.2. Cơ cở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp
1.2.3. nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp
Hoạt động tài chính có ý nghĩa quyết định trong việc hình thành, tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Hoạt động tài chính của doanh nghiệp có quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy cần phải thường xun đánh giá, kiểm tra tình hình tài chính một cách kịp thời, trong đó cơng tác phân tích tài chính giữ vị trí hết sức quan trọng giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước và những người quan tâm đến tình hình tài chính doanh nghiệp thấy rõ thực trạng của hoạt động tài chính, xác định đầy đủ và đúng đắn những nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của
từng nhân tố đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Từ đó, có những giải pháp hữu hiệu nhằm ổn định và tăng cường tình hình tài chính của doanh nghiệp, có quyết định đầu tư đúng đắn
Trong điều kiện sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường, có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước, các doanh nghiệp thuộc các loại hình kinh tế khác nhau đều bình đẳng trước pháp luật trong kinh doanh, nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Mỗi đối tượng này đều quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp dưới những góc độ khác nhau, các đối tượng này được chia làm hai nhóm sau:
* Nhóm có quyền lợi trực tiếp gồm các cổ đông, nhà đầu tư tương lai,
các chủ ngân hàng, tổ chức tín dụng, nhà quản lý doanh nghiệp. Cụ thể như sau:
- Đối với các nhà đầu tư tương lai: Mục đích của họ là tìm kiếm lợi nhuận thơng qua việc mua cổ phiếu của doanh nghiệp, vì vậy họ ln tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các doanh nghiệp có khả năng sinh lợi cao. Tuy nhiên trong điều kiện nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh nhiều rủi ro hiện nay, các nhà đầu tư ln tìm cách an tồn bảo vệ đồng vốn của họ. Vì vậy họ rất quan tâm đến mức sinh lời, thời gian hoàn vốn, mức độ thu hồi vốn, mức độ rủi ro của các dự án đầu tư... Các nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội đầu tư nhờ phân tích các thơng tin từ báo cáo tài chính doanh nghiệp.
- Đối với các cổ đông, là chủ sở hữu doanh nghiệp nên họ quan tâm nhiều đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Tình trạng tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn đến giá cả cổ phiếu do doanh nghiệp cổ phần phát hành. Để bảo vệ tài sản của mình, các cổ đơng thường xun phân tích tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp mà họ đã đầu tư để quyết định nắm giữ cổ phiếu hay không.
- Chủ ngân hàng và tổ chức tín dụng quan tâm khả năng sinh lợi và khả năng thanh toán của doanh nghiệp thể hiện trên báo cáo tài chính để quyết định có cho doanh nghiệp vay khơng. Ngân hàng cịn quan tâm đến vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp để đảm bảo cho ngân hàng có thể thu hồi nợ nếu doanh nghiệp thua lỗ, phá sản.
- Các nhà quản lý doanh nghiệp cần các thơng tin để kiểm sốt và chỉ đạo tình hình sản xuất kinh doanh. Các thông tin trên báo cáo tài chính thường khơng đủ để đáp ứng u cầu này, vì thế họ phải tổ chức thêm hệ thống kế tốn quản trị
- Cơ quan thuế cần thơng tin từ phân tích tài chính để xác định số thuế doanh nghiệp phải nộp vào ngân sách Nhà nước.
* Nhóm có quyền lợi gián tiếp: các cơ quan quản lý Nhà nước khác
ngoài cơ quan thuế, các viện nghiên cứu, sinh viên, người lao động...
Tuy các đối tượng quan tâm đến các thơng tin từ phân tích tài chính doanh nghiệp dưới các góc độ khác nhau nhưng nhìn chung đều quan tâm đến khả năng sinh lời, khả năng thanh tốn, mức lợi nhuận tối đa. Vì vậy phân tích tài chính doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ phân tích.
Qua q trình phân tích tài chính, nhà quản lý doanh nghiệp thấy rõ được thực trạng hoạt động tài chính, xác định được nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới tình hình tài chính của doanh nghiệp. Thơng qua kết quả phân tích các nhà quản lý sẽ có được các thơng tin hữu ích, từ đó đưa ra những giải pháp cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp và có những quyết định chuẩn xác trong q trình kinh doanh.
Ngồi các mục tiêu nêu trên, để đáp ứng được nhu cầu về tình hình tài chính doanh nghiệp cho tất cả các đối tượng quan tâm đến nó thì việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp phải đạt được các mục tiêu chủ yếu sau:
- Phải cung cấp đầy đủ các thơng tin hữu ích cho các nhà đầu tư, các chủ nợ và các đối tượng quan tâm khác để giúp họ có những quyết định đúng đắn khi ra quyết định;
- Phải cung cấp cho các chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các nhà cho vay và những người sử dụng thông tin khác trong việc đánh giá khả năng và tính chắc chắn của dịng tiền mặt vào, ra và tình hình sử dụng có hiệu quả nhất vốn kinh doanh, tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp;
- Phải cung cấp những thông tin về nguồn vốn chủ sở hữu, các khoản nợ, kết quả quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, sự kiện và các tình huống làm biến đổi các nguồn vốn và các khoản nợ của doanh nghiệp.