Phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh ninh bình (Trang 28 - 31)

1.1.1.1 .Công nghiệp hóa, hiện đại hoá

1.1.2.2. Phát triển nguồn nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực là tổng thể các hình thức, phương pháp, chính sách và biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng từng con người lao động (trí tuệ, thể chất và phẩm chất tâm lý - xã hội) đáp ứng đòi hỏi về nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn phát triển.

Cũng tương tự như trong các thuật ngữ tăng trưởng và phát triển kinh tế, phát triển nguồn nhân lực gắn liền với sự hoàn thiện, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thể hiện ở việc nâng cao trình độ giáo dục quốc dân, trình độ kỹ thuật, chun mơn, sức khoẻ và thể lực cũng như ý thức hệ, đạo đức của người lao động. Còn tăng trưởng nguồn nhân lực gắn với việc tăng về số lượng trong lực lượng lao động. Phát triển nguồn nhân lực có vai trị

và ý nghĩa quyết định hơn so với sự tăng trưởng nguồn nhân lực, nhất là trong bối cảnh dân số, lao động và kinh tế như ở nước ta nói chung và tỉnh Ninh Bình nói riêng.

Q trình phát triển nguồn nhân lực đòi hỏi tạo ra sự biến đổi về mặt số lượng và chất lượng và một cơ cấu đội ngũ nhân lực hợp lý cần thiết để tham gia một cách hiệu quả vào quá trình phát triển vì sự tiến bộ KT-XH. Khác với đầu tư cho các nguồn lực phi con người, đầu tư cho nguồn nhân lực là sự tác động đến đời sống của các cá nhân, gia đình, cộng đồng và tồn xã hội nói chung.

Phát triển nguồn nhân lực được xem xét trên hai mặt chất và lượng. Về chất, phát triển nguồn nhân lực phải được tiến hành trên cả ba mặt: phát triển nhân cách, phát triển trí tuệ, thể lực, kỹ năng và tạo mơi trường thuận lợi cho nguồn nhân lực phát triển; về lượng là gia tăng số lượng nguồn nhân lực, điều này tùy thuộc vào nhiều nhân tố trong đó dân số là nhân tố cơ bản.

Bất kỳ quá trình sản xuất nào cũng có 3 yếu tố: sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Do vậy, phát triển nguồn nhân lực chính là đầu tư vào các các yếu tố của quá trình sản xuất. Cần lưu ý rằng trong tất cả các yếu tố đầu tư thì đầu tư vào con người, đầu tư cho nguồn nhân lực là đầu tư quan trọng nhất. Đầu tư cho con người được thể hiện ở nhiều hình thức khác nhau, chẳng hạn: giáo dục tại nhà trường, đào tạo nghề nghiệp tại chỗ, chăm sóc y tế.

Phát triển nguồn nhân lực dưới góc độ của một đất nước là quá trình tạo dựng một lực lượng lao động năng động, thể lực và sức lực tốt, có trình độ lao động cao, có kỹ năng sử dụng lao động có hiệu quả. Xét ở góc độ cá nhân thì phát triển nguồn nhân lực là việc nâng cao kỹ năng, năng lực hành động và chất lượng cuộc sống nhằm nâng cao năng suất lao động. Tổng thể phát triển nguồn nhân lực là các hoạt động nhằm nâng cao thể lực, trí lực của người lao động, đáp ứng tốt hơn nhu cầu sản xuất. Trí lực có được nhờ

q trình đào tạo và tiếp thu kinh nghiệm. Thể lực có được nhờ vào chế độ dinh dưỡng, rèn luyện thân thể và chăm sóc y tế, mơi trường làm việc….

Trong giai đoạn 2006 – 2010, theo đánh giá của Đảng ta tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, chất lượng giáo dục và đào tạo của nước ta chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao vẫn cịn hạn chế, chưa chuyển mạnh sang đào tạo theo nhu cầu của xã hội, chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng số lượng, quy mô với nâng cao chất lượng, … chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Chất lượng nguồn nhân lực thấp là một trong những nguyên nhân khiến cho kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 phát triển chưa bền vững; sức cạnh tranh còn rất thấp. Đây quả là một trong những “điểm nghẽn” lớn nhất của quá trình phát triển và hội nhập quốc tế theo chiều sâu.

1.1.2.3. Nguồn nhân lực chất lượng cao

Cho đến nay, xuất phát từ nhiều cách tiếp cận khác nhau, nên vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau, khi nói về phát triển NNL (Human Resource Development - HDR). Nhưng chung quy lại, phát triển NNL của một quốc gia (một vùng lãnh thổ) chính là sự biến đổi về số lượng và chất lượng NNL trên các mặt thể lực, trí lực, kỹ năng, kiến thức và tinh thần cùng với quá trình tạo ra những biến đổi tiến bộ về cơ cấu NNL. Nói một cách khái qt, phát triển NNL chính là q trình tạo lập và sử dụng năng lực tồn diện con người vì sự tiến bộ kinh tế xã hội và sự hoàn thiện bản thân mỗi con người.

Trước đây, sự giàu có, sức mạnh của một quốc gia, một dân tộc thường được hiểu đồng nghĩa với sự phong phú giàu có của các nguồn tài lực, hoặc đánh giá thông qua khối lượng các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Còn ngày nay, nhờ những thành tựu to lớn của khoa học cơng nghệ, sự giàu có của mỗi nước khơng chỉ đơn giản đo bằng khối lượng tài nguyên thiên nhiên; trong thực tiễn một nước có thể nghèo về của cải tự nhiên song vẫn

có thể trở thành một nước giàu mạnh, nếu ở đó có được chiến lược phát triển đúng cùng với NNL có chất lượng cao và biết khai thác hợp lý nó.

Vậy thế nào là nguồn nhân lực chất lượng cao? Trước hết, nhân lực chất lượng cao là khái niệm để chỉ một con người, một người lao động cụ thể có trình độ lành nghề (về chuyên môn, kỹ thuật) ứng với một ngành nghề cụ thể theo tiêu thức phân loại lao động về chuyên môn kỹ thuật nhất định (lao động kỹ thuật lành nghề, trên đại học). Giữa chất lượng NNL và NNL chất lượng cao có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nói đến chất lượng nguồn nhân lực là muốn nói đến tổng thể NNL của một quốc gia, trong đó NNL chất lượng cao là một bộ phận cấu thành đặc biệt quan trọng, là nhóm tinh túy nhất, có chất lượng nhất, cho nên khi nói về NNL chất lượng cao khơng thể khơng đặt nó trong tổng thể vấn đề chất lượng NNL nói chung của đất nước.

Nguồn nhân lực chất lượng cao là NNL phải đáp ứng những yêu cầu cao của thị trường (yêu cầu của các doanh nghiệp trong và ngồi nước), đó là: có kiến thức chun mơn, kinh tế, tin học; có kỹ năng kỹ thuật, tìm và tự tạo việc làm, làm việc an toàn, làm việc hợp tác; có thái độ, tác phong làm việc tốt, trách nhiệm với công việc [29].

Các lý thuyết về tăng trưởng kinh tế gần đây chỉ ra rằng, một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh và ở mức cao phải dựa trên ít nhất ba trụ cột cơ bản: áp dụng cơng nghệ mới, phát triển cơ sở hạ tầng hiện đại và nâng cao chất lượng NNL. Trong đó, động lực quan trọng nhất của sự tăng trưởng kinh tế bền vững chính là con người, đặc biệt là NNL chất lượng cao, tức là con người được đầu tư phát triển, tạo lập kỹ năng, kiến thức, tay nghề, kinh nghiệm, năng lực sáng tạo để trở thành “nguồn vốn - vốn con người, vốn nhân lực”

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh ninh bình (Trang 28 - 31)