Dự báo về dân số, nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh ninh bình (Trang 85)

.1.2.4 Sự cần thiết khách quan nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

2020

3.1. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỤC TIÊU NÂNG CAO CHẤT

3.1.3.1. Dự báo về dân số, nguồn nhân lực

Theo tính tốn của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Bình, với tốc độ tăng dân số bình quân thời kỳ 2006 - 2010 là 0,8%/năm, dự báo thời kỳ 2011 - 2015 bình quân 0,92%/năm, thời kỳ 2016 - 2020

bình quân 0,9%/năm. Dự kiến dân số tỉnh Ninh Bình đến năm 2015 là 937,2 nghìn người và đến năm 2020 là 975,3 nghìn người.

Như vậy, quy mơ và tốc độ tăng nguồn nhân lực phụ thuộc vào quy mô và tốc độ tăng dân số, tỷ lệ số người trong độ tuổi lao động so với tổng số dân đang có xu hướng tăng lên.

Bảng 3.1: Dự báo dân số và nguồn lao động đến năm 2020

Đơn vị tính: ngàn người

Chỉ

tiêu Năm 2010 Đến năm

015 Đến năm 2020 2 Dân số 900,6 515,4 937,2 571,7 975,3 Lực lượng lao động trong các

ngành, lĩnh vực

623,7 +

+ +

Nông - lâm - thủy sản

Tỷ trọng (%) 255,1 49,5 163,9 31,8 96,4 18,7 226,4 39,6 202,7 32,5

Công nghiệp, xây dựng

Tỷ trọng (%) 122,7 37,2 269,4 43,2 Dịch vụ du lịch Tỷ trọng (%) 132,6 23,2 151,6 24,3 3.1.3.2. Dự báo về cung - cầu lao động

Cùng với quá trình đổi mới của đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường, thị trường sức lao động Việt nam nói chung và Ninh Bình nói riêng đã dần được hình thành và phát triển theo hướng thị trường có sự điều tiết, quản lý của Nhà nước. Trên địa bàn tỉnh, việc xây dựng và phát triển thị trường sức lao động, nơi diễn ra các quá trình trao đổi, mua bán sức lao động, là điều kiện quyết định để giải quyết việc làm, sử dụng lao động trong cơ chế mới.

Thị trường lao động là một bộ phận của hệ thống thị trường, trong đó diễn ra q trình trao đổi giữa một bên là người lao động tự do và một bên

là người có nhu cầu sử dụng lao động. Sự trao đổi này được thỏa thuận trên cơ sở các mối quan hệ lao động như tiền công, tiền lương, điều kiện làm việc, bảo hiểm xã hội, thông qua một hợp đồng lao động bằng văn bản hoặc bằng miệng.

Như vậy, thị trường lao động được cấu thành bởi ba yếu tố: cung, cầu và giá cả sức lao động. Giữa ba yếu tố này có mối liên quan, ảnh hưởng lẫn nhau. Nói tới sự vận động của thị trường lao động cũng tức là nói đến sự vận động của các yếu tố cung, cầu và giá cả sức lao động.

Điều kiện có tính chất quyết định cho việc hình thành và phát triển thị trường sức lao động là sự hình thành cung và cầu về sức lao động. Quy mô, cơ cấu và chất lượng của cung về lao động phụ thuộc vào quy mô, cơ cấu và chất lượng của dân số và lực lượng lao động. Cịn quy mơ và cơ cấu của cầu về lao động phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế và cơ cấu kinh tế.

Khi nói về cung trên thị trường lao động phải kể đến cung thực tế và cung tiềm năng. Ở nước ta, Bộ Luật Lao động quy định lực lượng lao động bao gồm những người trong độ tuổi lao động (nam đủ 15 đến hết 60 tuổi, nữ đủ 15 đến hết 55 tuổi), có khả năng lao động đang có việc làm hoặc khơng có việc làm nhưng có nhu cầu việc làm. Đây chính là lượng cung thực tế trong thị trường lao động. Còn cung lao động tiềm năng bao gồm tất cả những người đủ 15 tuổi trở lên đang làm việc và đang thất nghiệp, những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động đang đi học, đang làm cơng việc nội trợ trong gia đình mình hoặc khơng có nhu cầu làm việc.

Những người lao động từ các khu vực lân cận xâm nhập vào tỉnh cũng sẽ là một bộ phận tạo thành lượng cung lao động cho Ninh Bình. Tuy nhiên lực lượng lao động này chủ yếu là các lao động giản đơn theo thời vụ.

Cầu về lao động cũng phải được xem xét trên hai khía cạnh: cầu thực tế và cầu tiềm năng. Cầu lao động thực tế là nhu cầu thực tế cần sử dụng lao động tại một thời điểm nhất định (bao gồm cả chỗ làm việc trống và

chỗ làm việc mới). Cầu lao động tiềm năng là nhu cầu sử dụng số lao động tương ứng với tổng số chỗ làm việc có được sau khi đã tính đến các yếu tố ảnh hưởng tạo việc làm trong tương lai như vốn, đất đai, tư liệu sản xuất, cơng nghệ, chính trị, xã hội. Dự báo cầu lao động chính là xác định cầu tiềm năng của thị trường lao động.

Dự báo cầu lao động tại Ninh Bình trước hết phải dựa vào phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020. Cơ cấu phát triển kinh tế của tỉnh trong giai đoạn tới là công nghiệp - thương mại, du lịch, dịch vụ - nông nghiệp với một số mục tiêu chủ yếu là:

- GDP hằng năm bình quân tăng trưởng với tốc độ 14,5%/năm giai đoạn 2011-2015 và 11,5%/năm trong giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu của tỉnh đạt khoảng 18%/năm;

- Tỷ trọng các ngành thương mại, du lịch, dịch vụ trong GDP chiếm khoảng 35,3% năm 2015 và khoảng 48,0% vào năm 2020 với nhịp độ tăng trưởng bình quân 12,6%/năm trong giai đoạn đến năm 2020;

- Tỷ trọng các ngành công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 48,9% năm 2015 và khoảng 45,0% năm 2020 với nhịp độ tăng trưởng bình qn

4%/năm;

Tỷ trọng nơng nghiệp đến năm 2020 sẽ chỉ còn khoảng 7% với tốc 1

-

độ tăng trưởng sản xuất đạt 4,0%/năm giai đoạn 2011-2015 và 15,8% giai đoạn 2016-2010.

Hiện nay, Nhà nước không trực tiếp lo chỗ làm việc và sử dụng lao động trong khu vực kinh tế nhà nước theo kiểu “biên chế” như trước đây, mà là toàn xã hội, mỗi tổ chức, mỗi người đều tham gia tạo việc làm cho mình, cho cộng đồng. Tạo ra cầu lao động, giải quyết việc làm, sử dụng lao động khơng cịn là nhiệm vụ chỉ của riêng Nhà nước mà là của toàn xã hội. Khu vực quản lý hành chính nhà nước có thể thu hút thêm một lượng lao động, nhưng rất nhỏ. Giải quyết việc làm, sử dụng lao động sẽ chủ yếu là

việc của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các gia đình, thậm chí mỗi cá nhân thuộc tất cả các lực lượng, các thành phần kinh tế.

Nhà nước sẽ kích cầu trong thị trường lao động, góp phần tạo thêm nhiều việc làm mới trên phương diện các cân đối vĩ mơ như tăng tích luỹ, khuyến khích đầu tư, liên kết, hợp tác quốc tế trong và ngồi nước. Thêm vào đó, Nhà nước tạo điều kiện mơi trường pháp lý, môi trường xã hội, môi trường kinh tế, môi trường thông tin, cơ sở hạ tầng thuận lợi, đồng thời động viên cho mọi tổ chức, mọi người tự tạo việc làm và phát triển sản xuất, kinh doanh.

3.2. Một số giải pháp chủ yếu nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực tỉnh nguồn nhân lực tỉnh

Ninh Bình giai đoạn 2011 - 2020

Vai trò của nguồn nhân lực trong các nguồn lực ngày nay được nhận thức như một yếu tố năng động nhất. Nguồn nhân lực là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững, vì vậy trong quá trình phát triển KT-XH phải đặt con người vào vị trí trung tâm, tạo điều kiện khơi dậy và phát huy mọi tiềm năng của cá nhân.

Phát triển nguồn nhân lực phải nhằm tạo ra sự phân công lao động xã hội theo hướng tiến bộ, tồn xã hội có cơng ăn việc làm, lao động có tay nghề, sản phẩm có hàm lượng KH&CN ngày càng cao. Vai trò của lực lượng lao động chất lượng cao thực sự được phát huy; ngăn chặn nạn chảy máu chất xám và tận dụng được chất xám từ bên ngoài vào. Quan tâm không chỉ hiệu quả kinh tế - kỹ thuật mà cả hiệu quả xã hội và nhân văn.

Từ định hướng, mục tiêu phát triển KT-XH, thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH của tỉnh và mục tiêu, quan điểm, chiến lược phát triển nguồn nhân lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 và thực trạng nguồn nhân lực của tỉnh mà tác giả đã phân tích ở chương 2, việc phát triển nguồn nhân lực của Nình Bình giai đoạn 2011-2020 cần tập trung vào một số vấn đề sau:

- Cần nghiên cứu, xây dựng quy hoạch phát triển nguồn nhân lực phù hợp với định hướng, mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh. Gắn kết giữa quy

hoạch phát triển nguồn nhân lực với các chương trình phát triển kinh tế, với quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH đến năm 2020 của tỉnh phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH, tạo điều kiện cho kinh tế địa phương phát triển bền vững và chủ động hội nhập quốc tế.

- Phát triển nhanh và có chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là đội ngũ lao động trong lĩnh vực KH&CN bằng cả biện pháp kinh tế và chính trị.

- Nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đặc biệt là đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Phát triển thị trường lao động, giải quyết việc làm cho người lao -

động.

Từ những định hướng trên, trong phạm vi của luận văn, tác giả xin đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH của tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2011 - 2020 như sau:

3.2.1. Nhóm giải pháp về cơng tác quy hoạch phát triển nguồn nhân lực

Đất nước phát triển đòi hỏi mỗi ngành, mỗi địa phương phải quan tâm nhiều hơn đến việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Cơng tác quy hoạch phát triển nguồn nhân lực có vai trị quan trọng trong việc định hướng, quản lý và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong từng giai đoạn phát triển.

Việc lập quy hoạch phát triển nguồn nhân lực là giải pháp căn bản để đạt được mục tiêu phát triển KT-XH trong một giai đoạn cụ thể và đặt nền móng cơ bản cho những bước phát triển ổn định và bền vững. Những hoạch định dài hơi và có tầm bao quát về lực lượng lao động có giá trị khá vững vàng và có quan hệ với tất cả các ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh, vừa là điều kiện để phát triển kinh tế, cải tạo xã hội, vừa là kết quả của sự phát triển.

Xuất phát từ yêu cầu và đòi hỏi của thực tiễn, Ninh Bình cần phải khẩn trương triển khai xây dựng Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực giai

đoạn 2011-2020 phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương và định hướng chiến lược phát triển nguồn nhân lực của đất nước giai đoạn 2011-2020.

Nội dung: Việc xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch phát

triển

nguồn nhân lực cần giải quyết một số vấn đề sau:

Xác định trách nhiệm và nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền về cơng tác quy hoạch phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn

011-2020.

Xác định rõ mục đích, yêu cầu, cách thức xây dựng quy hoạch phát triển nguồn nhân lực:

- 2

-

+ Việc nghiên cứu thực trạng, xây dựng quy hoạch tổng thể phải giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các sở, ngành có liên quan như Sở GD-ĐT, Sở LĐ,TB&XH, Sở Y tế, Sở Nội vụ... Hướng cơ bản là: Trên cơ sở tính tốn nhu cầu nhân lực của từng ngành, từng địa phương và mục tiêu phát triển KT-XH trong giai đoạn 2011-2020, phải xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực cho toàn tỉnh với mục tiêu, định hướng phát triển và những giải pháp hữu hiệu nhằm phát triển nguồn nhân lực một cách hiệu quả nhất.

+ Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của tỉnh phải đảm bảo tính đồng bộ, phù hợp, gắn kết với các chương trình phát triển kinh tế của tỉnh trong cùng giai đoạn. Cần phải xác định mục tiêu phát triển đến năm 2020, tỉnh ưu tiên phát triển lĩnh vực nào, lựa chọn ngành nghề gì làm mũi nhọn, để đưa ra các giải pháp, xây dựng các chính sách đầu tư nhằm đào tạo và cung ứng đủ nhân lực cho lĩnh vực, ngành nghề đó.

+ Nội dung và cách thức triển khai thực hiện quy hoạch phát triển nguồn nhân lực phải đảm bảo tính tồn diện phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh. Trong đó cần đề ra và thực hiện các mục tiêu theo lộ trình cụ thể, như:

. Đến năm 2015 có nguồn nhân lực với cơ cấu đồng bộ và chất lượng cao; tỷ lệ lao động trong khu vực nơng nghiệp cịn khoảng 60% lực lượng lao động xã hội; năm 2020 còn khoảng 52%.

. Đến năm 2020 phải đảm bảo 80% - 85% số lao động được đào tạo

phục vụ trong tất cả các ngành công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp nơng thơn.

Cố nhiên, các mục tiêu khi xây dựng có thể điều chỉnh, thay đổi tuỳ thuộc theo điều kiện hoàn cảnh cụ thể trong tiến trình phát triển và hội nhập quốc tế của đất nước và của tỉnh.

3.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo

Theo quan điểm phát triển nguồn nhân lực trong thời gian tới thì giáo dục giữ vai trị quyết định đến việc phát triển nguồn nhân lực, chất lượng giáo dục đào tạo ảnh hưởng chủ yếu đến chất lượng nguồn nhân lực, vì thế việc nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo phải được ưu tiên hàng đầu. Để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, cần quán triệt theo quan điểm “đào tạo theo nhu cầu thực tế”, đồng thời phải tổ chức thực hiện hợp lý và có kết quả chủ trương “xã hội hóa giáo dục đào tạo”.

Vấn đề đào tạo nói chung và đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp và nhu cầu của thị trường lao động nói riêng hiện nay đang được tồn xã hội quan tâm. Vì vậy, trong giai đoạn 2011 – 2015 và đến năm 2020 công tác đào tạo ở tỉnh Ninh Bình phải sát với thực tế, đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp và đào tạo theo đơn đặt hàng…Theo đó, cần tập trung thực hiện các yêu cầu chính sau:

- Chuyển mạnh dạy nghề từ hướng cung sang hướng cầu của thị trường lao động.

- Bảo đảm các nguồn lực để xây dựng hệ thống các trường trọng điểm, trường chất lượng cao ở các vùng, các ngành kinh tế trọng điểm để đào tạo đội ngũ LĐKT trình độ cao đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.

- Củng cố và phát triển những trường đào tạo chuyên ngành để phục vụ cho những nhu cầu đặc thù của một số ngành; đồng thời tiến hành kiểm định chất lượng các cơ sở dạy nghề.

- Bổ sung cơ chế chính sách để huy động các doanh nghiệp tham gia vào đào tạo nghề và phát triển cơ sở dạy nghề tại doanh nghiệp.

Phải coi dạy nghề tại doanh nghiệp như là một hình thức đào tạo cho -

người lao động chứ cơ sở sản xuất không chỉ là nơi thực tập. Có các tiêu chí đánh giá, cơng nhận kỹ năng nghề của người lao động được đào tạo tại doanh nghiệp hoặc tự đào tạo trong quá trình lao động.

- Đổi mới chương trình đào tạo theo hướng mềm dẻo, tích hợp và linh hoạt, phù hợp với sự thay đổi công nghệ của doanh nghiệp.

Đổi mới phương pháp đào tạo, lấy rèn luyện kỹ năng nghề của người lao động trong doanh nghiệp để điều chỉnh phương pháp đào tạo.

Nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên trên cơ sở tích hợp kiến thức ( lý -

-

thuyết, trình độ sư phạm và năng lực thực hành nghề) và có chính sách đặc thù đối với giáo viên doanh nghiệp. Hiện nay giảng viên ở hầu hết các doanh nghiệp trong tỉnh còn yếu về năng lực thực hành.

- Cần có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan nhà nước về lao động với đại diện giới chủ, đaị diện giới thợ,đại diện của các hội nghề nghiệp và cơ sở dạy nghề trong việc xác định nhu cầu của doanh nghiệp về lao động.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh ninh bình (Trang 85)