Diễn biến khủng hoảng nợ tại Hy Lạp và động thái xử lý của Hy

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nợ công và xử lý khủng hoảng nợ tại hy lạp bài học kinh nghiệm đối với việt nam (Trang 58 - 68)

Chƣơng 2 : KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG TẠI HY LẠP

2.2. Khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp

2.2.1. Diễn biến khủng hoảng nợ tại Hy Lạp và động thái xử lý của Hy

Năm 2009

Cuộc khủng hoảng nợ bắt đầu vào tháng 12/2009 khi thủ tƣớng mới của Đảng xã hội Hy Lạp, ông George A. Papandreou, thông báo rằng ngƣời tiền nhiệm của ơng đã che dấu tình trạng thâm hụt ngân sách khổng lồ mà nƣớc này đang mắc phải. Thâm hụt ngân sách chính phủ của nƣớc này là 12,7% GDP, chứ khơng phải 3,7% nhƣ chính phủ tiền nhiệm dự báo trƣớc đó. Các nhà đầu tƣ bị sốc mạnh.

Tổng số nợ công năm 2009 của Hy Lạp là 300 tỷ Euro, tƣơng đƣơng 124 tỷ GDP. Mức thâm hụt ngân sách 15,4% GDP cuối năm 2009, mức cao chƣa từng có trong khu vực đồng tiền chung châu Âu (cao hơn gấp đôi so với mức 6,7% đƣợc tính trƣớc đó, trong khi tăng trƣởng kinh tế vẫn tiếp tục âm (-2%).

22/12/2009, Moody hạ xếp hạng nợ của Hy lạp xuống mức A2 từ mức A1 bởi thâm hụt ngân sách nƣớc này tăng cao. Đây là cơ quan thứ 3 xếp hạng tín dụng của Hy Lạp. Bảng 2.2: Ý nghĩa xếp hạng tín dụng Moody Xếp hạng Ý nghĩa Xếp Ba1 hạng Ý nghĩa

Năm 2010

14/1/2010, chính phủ Hy Lạp cơng bố kế hoạch bình ổn, chính phủ Hy Lạp tun bố muốn giảm thâm hụt ngân sách xuống mức 2,8% GDP vào năm 2012.

Tuy nhiên, nỗi lo sợ về khả năng mất thanh toán của Hy Lạp đã chuyển thành sự hoảng loạn tài chính khi các nhà đầu tƣ nghi ngờ khả năng của chính phủ Hy Lạp trong việc thực hiện các biện pháp cứng rắn nhƣ cam kết nhằm cắt giảm thâm hụt ngân sách. Khi sự sợ hãi này lan sang cả với Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, các nhà lãnh đạo của các nƣớc có ảnh hƣởng lớn ở châu Âu nhƣ Đức và Pháp bắt đầu lo ngại về sự nguy hại kéo dài của nó đối với đồng Euro. Tuy nhiên, họ mới chỉ cam kết bảo vệ đồng tiền chung của khu vực nhƣng ban đầu lại từ chối cung cấp một gói cứu trợ khẩn cấp đối với đất nƣớc Hy Lạp.

Nỗi lo sợ về khả năng phá sản và quỵt nợ của Hy Lạp đã đẩy thị trƣờng tài chính thế giới vào tình trạng bất ổn trong một thời gian. Sự sụp đổ của Hy Lạp có thể kéo theo sự sụp đổ dây chuyền của hàng loạt các tổ chức tài chính ở các quốc gia liên quan nhƣ Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ai-xơ-len, Anh, Đức, Pháp,… do mối quan hệ tài chính phức tạp chằng chịt giữa họ. Nhiều nhà kinh tế cho rằng, các gói cứu trợ kinh tế, thực chất là giải cứu cho cả khu vực châu Âu chứ không chỉ đơn thuần là giải cứu Hy Lạp khỏi cuộc khủng hoảng trầm trọng lần này.

3/3/2010, chính phủ Hy Lạp đã phải công bố kế hoạch thắt lƣng buộc bụng trị giá 4,8 tỷ Euro (khoảng 6,5 tỷ USD) để có thể tiếp tục giảm thâm hụt ngân sách.

Sau nhiều tháng tranh cãi, vào cuối tháng 3 các nƣớc sử dụng chung đồng euro đã đồng ý về một giải pháp an tồn cho Hy Lạp. Theo đó Hy Lạp sẽ nhận đƣợc các khoản vay từ các quốc gia châu Âu và IMF. Tuy nhiên những cam kết thiếu cụ thể này chƣa đủ sức thuyết phục để làm giảm sức ép lãi suất trên thị trƣờng trái phiếu đối với chính phủ Hy Lạp. Lãi suất trái phiếu

chính phủ Hy Lạp tiếp tục tăng mạnh do lo ngại của giới đầu tƣ về nguy cơ mất khả năng thanh tốn của chính phủ nƣớc này. Vào ngày 11/4 các nhà lãnh đạo châu Âu thơng báo hứa sẽ cho chính phủ Hy Lạp vay 30 tỉ đô la Mỹ, cùng với khoản vay 15 tỉ đô la Mỹ từ IMF, với mức lãi suất 5% - thấp hơn so với mức lãi suất 7,5% mà Hy Lạp đang phải trả, tuy nhiên nó cũng đủ lớn để các quan chức của Đức cho rằng đó khơng phải là một sự trợ cấp hay giải cứu đối với quốc gia đang ngập chìm trong nợ cơng này.

11/04/2010, Bộ trƣởng tài chính các nƣớc thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu chấp thuận kế hoạch 30 tỷ Euro dành cho Hy Lạp, tuy nhiên Hy Lạp tuyên bố không cần.

Cũng trong tháng 4, ngày 23/4/2010, Thủ tƣớng Hy Lạp ông Papandreou đã chính thức thỉnh cầu gói cứu trợ trị giá 60 tỉ đô la Mỹ nhằm cứu con tàu kinh tế đang chìm dần. Giới đầu tƣ quốc tế tiếp tục hạ thấp mức tín nhiệm của trái phiếu chính phủ Hy Lạp, điều này khiến Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và các đối tác của Hy Lạp ở châu Âu buộc phải đứng ra cam kết một gói cứu trợ lớn hơn. Theo kế hoạch này, công bố ngày 2/5 và đƣợc thông qua bởi quốc hội Hy Lạp ngày 6/5, Hy Lạp sẽ nhận đƣợc khoản vay trị giá 110 tỉ Euro hay tƣơng đƣơng 140 tỉ $ trong vòng 3 năm tới nhằm tránh mất khả năng thanh tốn. Đổi lại, chính phủ Hy Lạp đã đồng ý thực hiện các biện pháp thắt lƣng buộc bụng và nhiều khả năng thâm hụt ngân sách sẽ giảm nhƣng đồng thời cũng có thể gây ra một chu kỳ khủng hoảng kinh tế mới cho nƣớc này.

Tuy nhiên, thị trƣờng tiếp tục hoài nghi với các khoản vay đƣợc cam kết này, các nhà đầu tƣ tiếp tục đẩy lãi suất đối với trái phiếu chính phủ Hy Lạp lên cao hơn cả trái phiếu chính phủ của các nƣớc đang phát triển nhƣ Ấn Độ và Philippines. Điều đó khiến Hy Lạp lâm vào tình thế khó khăn hơn trên thị trƣờng tài chính và buộc chính phủ phải nỗ lực kêu gọi giải ngân ngay các

khoản vay này nhằm tránh gây thêm sự nghi ngờ, hoang mang cũng nhƣ sự bất ổn trong tâm lý và chiến lƣợc của các nhà đầu tƣ cả trong và ngoài nƣớc.

2/5/2010, thủ tƣớng Hy Lạp cho biết chính phủ nƣớc này đã đạt đƣợc thỏa thuận với EU và IMF để nhận đƣợc gói giải cứu, đổi lại nƣớc này phải giảm chi tiêu 30 tỷ Euro trong 3 năm tới. Gói giải cứu Hy Lạp nhận đƣợc bao gồm 110 tỷ Euro trong 3 năm. Đây là nƣớc đầu tiên tại khu vực đồng tiền chung châu Âu đƣợc hỗ trợ. Chính phủ Đức đồng ý góp 22,4 tỷ Euro tƣơng đƣơng 30 tỷ USD cho kế hoạch cứu Hy Lạp.

9/5/2010, IMF đơn phƣơng chấp thuận trƣớc một phần kế hoạch giải cứu, cung cấp lập tức 5,5 tỷ Euro. Để đổi lấy khoản cứu trợ của EU và IMF, chính phủ Hy Lạp buộc phải áp dụng các biện pháp “thắt lƣng buộc bụng” khắc nghiệt, trong đó có những biện pháp tác động trực tiếp đời sống ngƣời dân nhƣ: cắt giảm 8% các khoản chi tiêu công và 3% lƣơng công chức, tăng thuế giá trị gia tăng lên mức cao nhất là 23%, tăng độ tuổi nghỉ hƣu của công chức từ 61 lên 65, áp dụng các mức thuế đặc biệt đối với lợi nhuận doanh nghiệp. Hệ quả là việc triển khai các biện pháp này không đem lại kết quả do sự phản đối của ngƣời dân. Nhiều cuộc biểu tình quy mơ lớn đã diễn ra tại thủ đô Athens và một số thành phố lớn của Hy Lạp ngay sau khi nội dung gói giải cứu đƣợc cơng bố.

Sau gần một năm, tình hình kinh tế Hy Lạp khơng những khơng đƣợc cải thiện mà cịn có xu hƣớng trầm trọng hơn và đứng trƣớc nguy cơ vỡ nợ lần thứ hai.

Tổng số nợ công năm 2010 lên tới 328,6 tỷ Euro chiếm 142,8 GDP. Moody’s đã hạ xếp hạng của Hy Lạp từ A3 xuống BA1 vào 14/7/2010.

Năm 2011

Theo Bộ tài chính Hy Lạp, thâm hụt ngân sách của nƣớc này tiếp tục tăng từ 17,8 tỷ USD vào tháng 7/2010 lên hơn 22 tỷ USD từ tháng 1-6/2011. Thu ngân sách 7 tháng đầu năm 2011 giảm 6,4 % trong khi chi tiêu ngân sách tăng 7,1%.

Bộ trƣởng tài chính Hy Lạp Venizelos cho biết, nền kinh tế Hy Lạp có thể giảm 4,5% trong năm 2011, nợ công ở mức hơn 350 tỷ Euro. Thâm hụt ngân sách của Hy lạp trong nửa đầu năm 2011 là hơn 14,69 tỷ Euro, trong khi mục tiêu cả năm là gần 17 tỷ Euro.

Hy Lạp đang đối mặt với 2 vấn đề thâm hụt cùng một lúc, đó là thâm hụt ngân sách (vƣợt 13% GDP năm 2010) và thâm hụt cán cân thanh toán vãng lai (khoảng 9% GDP, so với mức trung bình của tồn khu vực Eurozone là 1%).

Tháng 3/2011, cơ quan xếp hạng tín dụng Moody hạ xếp hạng nợ của Hy Lạp xuống mức B1 từ mức BA1.

30/6/2011, Quốc hội thông qua kế hoạch khắc khổ trị giá 28,4 tỷ Euro nhƣng nỗ lực này là chƣa đủ. 21/7/2011, Gói cứu trợ thứ 2: Lãnh đạo các nƣớc thành viên Eurozone đã thống nhất dành cho Hy Lạp gói cứu trợ thứ hai trị giá 158,6 tỷ Euro nhằm giúp nƣớc này thốt khỏi nguy cơ vỡ nợ, trong đó 109 tỷ Euro đến từ các nƣớc thành viên Eurozone và Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, trong khi 49,6 tỷ Euro còn lại do khu vực tƣ nhân đóng góp. Sự tham gia của lĩnh vực tƣ nhân vào kế hoạch cứu trợ Hy Lạp đƣợc coi là một sự nhƣợng bộ của phía Pháp đối với quan điểm của Đức để giúp cho hội nghị thƣợng đỉnh tại Brussel tránh thất bại. Ngồi ra, Quỹ ổn định tài chính châu Âu (FESF) sẽ giảm lãi suất cho vay cho Hy lạp từ 4% xuống 3,5%, tức là thấp hơn hẳn so với lần cho vay trƣớc đây. Thời gian trả nợ cũng đƣợc kéo dài hơn.

Tuy nhiên, trên thực tế với kế hoạch giải cứu này, mức nợ công Hy Lạp đƣợc cắt giảm không đáng kể. Trong số 10 tỷ Euro mà nƣớc này đƣợc vay, 20 tỷ Euro sẽ đƣợc sử dụng để mua các khoản nợ của Hy lạp với giá thấp hơn trong thị trƣờng thứ cấp ƣớc tính 12,6 tỷ Euro. Bên cạnh đó, thơng qua việc trao đổi trái phiếu giữa chính hủ Hy Lạp và các chủ nợ tƣ nhân, nợ cơng nƣớc này có thể giảm thêm đƣợc 13,5 tỷ Euro. Nhƣ vậy, tổng số nợ thực tế Hy Lạp

có thể cắt giảm đƣợc chỉ là 26,1 tỷ Euro trong 350 tỷ Euro nợ công của nƣớc này, không thấm vào đâu do với mục tiêu “giảm nợ công của Hy Lạp xuống mức chấp nhận đƣợc”. Hơn nữa, EU và IMF cùng thống nhất cho vay 109 tỷ Euro nhƣng cụ thể con số của mỗi bên nhƣ thế nào vẫn khơng rõ ràng.

21/9/2011, chính phủ Hy Lạp thắt chặt hơn các biện pháp cắt giảm chi tiêu nhƣ cắt giảm lƣơng và ngừng tuyển thêm viên chức nhà nƣớc vì phải giảm thâm hụt để đƣợc nhận tiếp khoản tiền 8 tỉ Euro trong gói viện trợ trị giá 110 tỷ Euro từ IMF và EU. Tuy nhiện, hành động này của chính phủ đã vấp phải sự phản đối của dân chúng.

16/11/2011, chính phủ đồn kết mới do Thủ tƣớng Hy lạp Lucas Papademos lãnh đạo, gồm Đảng xã hội, bảo thủ và dân tộc cực hữu, đã vƣợt qua cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tƣợng trƣng tại Quốc hội. Ơng Papademos nguyên là phó chủ tịch ngân hàng trung ƣơng Châu âu, ơng không đƣợc bầu mà đƣợc chỉ định vào cƣơng vị thủ tƣớng sau khi Thủ tƣớng Papandemous từ chức.

Ƣu tiên trƣớc mắt của Nội các mới tại Hy Lạp vẫn là việc thuyết phục các đối tác châu Âu và Quỹ tiền tệ quốc tế giải ngân khoản vay tiếp theo trị giá 8 tỷ Euro trong gói cứu trợ thứ nhất.

Năm 2012

Hy Lạp đứng trên nguy cơ phá sản và bị “trục xuất” khỏi Eurozone. 2/2012, các cuộc biểu tình bạo động nổ ra liên tiếp khi Quốc hội Hy lạp thông qua dự luật liên quan thỏa thuận cứu trợ quốc tế thứ hai trị giá 130 tỷ Euro,với những điều kiện “thắt lƣng buộc bụng” khắt khe.

3/2012, chính phủ Hy Lạp đã cho phát hành trở lại trái phiếu chính phủ. Q trình tái cơ cấu nợ cơng khiến cho những trái phiếu đáo hạn mà chƣa trả đƣợc lại chuyển thành trái phiếu với thời hạn dài hơn thậm chí lên đến 10 năm. Nhờ đó, theo đánh giá của Moody, nợ cơng của Hy Lạp có thời gian đáo hạn trung bình trong 6,5 năm (trƣớc khi tái cơ cấu) đã tăng lên gấp 3 lần – 17 năm (sau khi tái cơ cấu).

Hình 2.1: Hy Lạp và quá trình tái cơ cấu nợ công từ năm 2012

Nguồn: IMF Weo and citi research

Cùng với chính phủ mới đƣợc bầu ra, tháng 11/2012, Quốc hội Hy lạp đã thơng qua dự luật liên quan gói biện pháp “thắt lƣng buộc bụng” để nƣớc này nhận đƣợc khoản giải ngân tối cần thiết trong gói cứu trợ chung của EU và IMF bất chấp làn song biểu tình lan rộng.

Theo giáo sƣ Panagiotis Petrakis, Hy Lạp đã “ghi điểm” với châu Âu cũng nhƣ cộng đồng quốc tế khi ngày 13/12/2012, Hy Lạp đã nhận đƣợc sự ủng hộ của EU, đƣợc giải ngân 34 tỷ Euro đầu tiên trong phần cứu trợ tối cần thiết trị giá 43,7 tỷ Euro phối hợp giữa EU và IMF.

2013-2014

Từ ngày 1/1, Hy Lạp đảm nhận chức Chủ tịch luân phiên Liên minh châu Âu (EU) với cam kết của chính phủ sẽ đƣa đất nƣớc ra khỏi giai đoạn 6

năm suy thối, duy trì cân bằng ngân sách và chấm dứt một cách hiệu quả cuộc khủng hoảng tài chính ở khu vực đồng Euro.

Trong bài phát biểu trên truyền hình nhân dịp năm mới, Thủ tƣớng Antonis Samaras tuyên bố Hy Lạp sẽ chấm dứt thời kỳ suy thoái liên tục với triển vọng tăng trƣởng mới kể từ năm 2014. Tuy nhiên, thực tế Hy Lạp đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn. Mặc dù hầu hết gói cứu trợ tài chính trị giá 240 tỷ euro (330 tỷ USD) đã đƣợc giải ngân, nhƣng Hy Lạp vẫn có mức nợ cơng khơng ổn định, có thể dẫn đến nguy cơ mất ổn định chính trị, cùng với tỷ lệ thất nghiệp tới 25% và xu hƣớng đói nghèo gia tăng. Khó khăn lớn nhất hiện nay của Hy Lạp chính là các khoản nợ cơng quá lớn, chiếm tới 176% GDP trong năm 2013.

Tính đến nay, sự sụp đổ của nền tài chính Hy Lạp đã làm nƣớc này mất đi gần 1/4 tổng giá trị nền kinh tế và khoảng 1 triệu việc làm. Từ mức 7,2% trƣớc thời kỳ suy thoái năm 2009, tỷ lệ thất nghiệp đã bùng nổ và lên tới 27% trong quý III năm ngối, đƣa Hy Lạp trở thành quốc gia có tình trạng việc làm tồi tệ nhất trong số 34 nền kinh tế phát triển theo đánh giá của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD).

Khoảng 70% số ngƣời thất nghiệp khơng có việc làm trong hơn một năm, hầu hết phải sống dựa vào hỗ trợ từ thiện khi khơng cịn trợ cấp lƣơng hay bảo hiểm y tế. Hơn nữa, những ngƣời khơng có việc làm sẽ khơng tiếp cận đƣợc dịch vụ chăm sóc y tế cơng.

Một vấn đề khác của Hy Lạp là nƣớc này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định chính trị. Chính phủ liên minh của Thủ tƣớng Samaras trong vòng 18 tháng qua từ chỗ chiếm 179 ghế trong quốc hội đã giảm xuống chỉ cịn 153 vào thời điểm hiện tại.

Dù sao, tình hình tài chính của Hy Lạp cũng đang có những cải thiện nhất định, khi chi tiêu đƣợc kiểm sốt và quy mơ khu vực công từng một thời quá lớn đƣợc thu hẹp.

Nhiều thông tin tốt khác cũng trở lại, nhƣ mức xếp hạng tín nhiệm nợ đƣợc cải thiện, thị trƣờng chứng khốn Athens tăng 28% trong năm 2013, đƣa giá cổ phiếu gần bằng thời kỳ trƣớc suy thoái, lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm tính đến cuối năm ngối chỉ cịn 8,42%, so với mức 13% hồi tháng 3./.

Mặc dù GDP của Hy Lạp chỉ chiếm khoảng 2% GDP của EU, nhƣng khủng hoảng nợ của Hy Lạp đã tác động mạnh tới sự ổn định của đồng Euro, tạo nên phản ứng dây chuyền đối với các nền kinh tế trong khu vực. Những quốc gia nắm giữ số lƣợng lớn trái phiếu của Hy Lạp nhƣ Pháp, Đức, Thụy Sỹ đứng trƣớc nguy cơ mất trắng số trái phiếu này nếu Hy Lạp vỡ nợ, điều này tác động đến ngân sách của các nƣớc chủ nợ.

Do Hy Lạp dùng đồng Euro, bê bối về tài chính của họ làm suy yếu đồng tiền này và có thể sẽ làm tỷ giá trên tồn châu Âu tăng cao. Những rắc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nợ công và xử lý khủng hoảng nợ tại hy lạp bài học kinh nghiệm đối với việt nam (Trang 58 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w