Cơ cấu nợ đa dạng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nợ công và xử lý khủng hoảng nợ tại hy lạp bài học kinh nghiệm đối với việt nam (Trang 99 - 102)

Chƣơng 2 : KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG TẠI HY LẠP

3.1. Thực trạng quản lý nợ công của Việt Nam

3.1.2. Cơ cấu nợ đa dạng

Nợ công Việt Nam khá đa dạng về cơ cấu, đƣợc phân thành 4 loại: theo nhóm ngƣời đi vay; theo loại chủ nợ; theo loại tiền vay; và theo lãi suất vay.

Theo nhóm ngƣời đi vay: Nợ cơng Việt Nam đƣợc phân thành nợ chính phủ và nợ do chính phủ bảo lãnh. Phần lớn nợ công Việt Nam là nợ của chính phủ, nợ đƣợc chính phủ bảo lãnh chiếm một tỷ lệ nhỏ. Nhƣng tốc độ nợ đƣợc chính phủ bảo lãnh có xu hƣớng tăng rất nhanh, từ mức chỉ chiếm khoảng 7% trong tổng số nợ nƣớc ngoài của Việt Nam (2006), tăng lên 14% (2010), tăng gấp đôi về tỷ lệ.

Theo loại chủ nợ: Nợ công Việt Nam đƣợc phân thành Nhóm chủ nợ chính thức và nhóm chủ nợ tƣ nhân. Các chủ nợ chính thức là các chủ nợ thuộc khu vực công, bao gồm cả các tổ chức đa phƣơng. Các khoản nợ nƣớc ngồi với các chủ nợ c hính thức có thể bao gồm cả các khoản nợ mà trƣớc đây là của các chủ nợ tƣ nhân, nhƣng đƣợc bảo lãnh bởi một tổ chức công trong cùng một nền kinh tế với ngƣời cho vay. Ngƣời cho vay song phƣơng chính thức là những ngƣời cho vay ở từng nƣớc riêng biệt. Các chủ nợ tƣ nhân là những chủ nợ khơng phải là chính phủ và các tổ chức thuộc khu vực

công. Các chủ nợ tƣ nhân bao gồm các tổ chức tài chính tƣ nhân, các nhà sản xuất, nhà xuất khẩu và các nhà cung cấp hàng háo khác có khả năng tài chính.

Bảng 3.4: Cơ cấu nợ công Việt Nam theo chủ nợ

Đơn vị: Triệu USD, áp dụng tỷ giá quy đổi vào thời điểm cuối kỳ

Chủ nợ USD Các chủ nợ chính thức Các chủ nợ tƣ nhân Tổng cộng

Nguồn: Bản tin nơ nước ngồi số 7, 2011, Bộ tài chính Việt Nam Phần lớn các

chủ nợ của Việt nam là các chủ nợ chính thức, chiếm trên 80% trong giai đoạn 2006-2010. Tuy nhiên, các chủ nợ tƣ nhân cho Việt nam vay có xu hƣớng ngày càng tăng, từ mức 11% tổng dƣ nợ (2006) tăng lên 16/5 tổng dƣ nợ (2010), tăng gấp 3 lần về giá trị trong giai đoạn 2006-2010.

Trong nhóm các chủ nợ chính thức có hai nhóm cho vay chính là cho vay song phƣơng và cho vay đa phƣơng. Theo số liệu của Bộ tài chính thì hoạt động cho vay song phƣơng chiếm 45% tổng dƣ nợ của Việt nam, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dƣ nợ, tiếp theo đó là hoạt động cho vay đa phƣơng chiếm 38%, các ngân hàng thƣơng mại 10%, ngƣời nắm giữ trái phiếu 6% và các chủ nợ tƣ nhân khác chiếm khoảng 1% (2010).

Các chủ nợ chính thức chiếm 86% tổng dƣ nợ (trong đó các chủ nợ song phƣơng là 45%, đa phƣơng là 38% tổng dƣ nợ). Các chủ nợ tƣ nhân chiếm 14% (trong đó 5% là ngƣời nắm giữ trái phiếu, 8% là các ngân hàng thƣơng mại và 1% là các chủ nợ tƣ nhân khác).

Chủ nợ lớn nhất của Việt Nam là Nhật Bản, tiếp đến là Ngân hàng thế giới (WB) cho vay qua IBRD và Ngân hàng phát triển châu Á (ADB). Dƣ nợ của Nhật Bản chiếm 34%, của IBRD chiếm 25% và của ADB chiếm 15% trong tổng dƣ nợ của Chính phủ (2010). Tổng nợ của ba chủ nợ lớn này đã chiếm 74% tổng dƣ nợ của Chính phủ. Trung bình Nhật Bản chiếm 33%, IBRD chiếm 26%, ADB chiếm 15% giai đoạn 2006-2010.

Theo loại tiền vay: Nợ nƣớc ngoài của Việt Nam khá đa dạng về cơ cấu tiền vay. Về lý thuyết, cơ cấu đa dạng có thể hạn chế rủi ro về tỷ giá, giảm áp lực lên nghĩa vụ trả nợ nƣớc ngoài. Tuy nhiên, trên thực tế, cơ cấu này cũng tiềm ẩn những rủi ro khi có biến động trên thị trƣờng tài chính thế giới. Tỷ trọng cao của các khoản vay bằng USD (22,16%) và JPY (38,83%) gây nguy cơ gia tăng khoản chi gốc và lãi khi tỷ giá USD/VND ln có xu hƣớng tăng; và JPY đang lên giá so với USD, từ 1$=116,3 Yen (2006) lên 1$=84,12Yen(2010). Việt nam chịu thêm rủi ro tỷ giá đồng Yên vì Nhật Bản cung cấp nhiều nhất vốn ODA cho Việt nam. Tỷ giá đồng Yên đã tăng từ 1$=84,12 Yen (2010) lên 1$=76,72Yen (2011) làm cho dƣ nợ nƣớc ngoài của Việt Nam tăng khoảng 800 triệu USD (2011). Việt Nam sẽ phải dành một lƣợng USD lớn hơn nhiều để mua đồng Yên trả nợ. Và chỉ riêng biến động này đã làm gia tăng tổng số nợ nƣớc ngồi và nợ cơng của Việt Nam.

Nợ công Việt Nam chủ yếu đƣợc vay là đồng Yên Nhật, tiếp đến là đồng SDR (Quyền rút vốn đặc biệt), rồi mới tới đồng USD và đồng EUR. Nếu xét riêng năm 2010 ta thấy, 39% đồng tiền đi vay là đồng JPY, 27% đồng tiền đi vay là đồng SDR, 22% đồng tiền đi vay là đồng USD, 9% đồng tiền đi vay là đồng EUR và các đồng tiền khác chỉ chiếm có 3%.

Theo lãi suất vay: Nợ nƣớc ngồi của Việt Nam chủ yếu là vay với lãi suất cố định (chiếm trên 90% tổng giá trị vay giai đoạn 2006-2010). Tuy nhiên, vay nợ nƣớc ngoài bằng lãi suất cố định có xu hƣớng giảm một cách

tƣơng đối, ví nhƣ vay nợ nƣớc ngồi bằng lãi suất cố định chiếm 98% (2006) tổng giá trị các khoản va, giảm xuống còn 93% (2010). Đây cũng là xu thế chung của thế giới là cho vay theo lãi suất thực (lãi suất thị trƣờng).

Trong cơ cấu nợ cơng, nợ nƣớc ngồi có vai trò quan trọng và chiếm tỷ trọng cao nhất. Tỷ lệ nợ nƣớc ngoài/GDP của Việt nam là 39% (2009), tăng lên 42,2% GDP (2010) và 44,5% GDP (2011) – cao hơn nhiều sơ với mức dự kiến 38,8% GDP.

Nguồn cung cấp nợ nƣớc ngoài của Việt nam chủ yếu là các khoản vay ODA. Khoảng 60,3% nợ công là ODA (2009) và 29,8% đƣợc tài trợ từ trái phiếu trong nƣớc. Nhiều khoản vay ODA có thời gian vay rất dài với lãi suất ƣu đãi, khoảng 0,75% (thời hạn 40 năm và gia hạn 10 năm của WB) hoặc 1% (thời hạn 30 năm, gia hạn 10 năm của ADB và Nhật Bản). Với lãi suât ƣu đãi thấp đã giúp Việt nam giảm bớt đƣợc áp lực nợ công. Tuy nhiên, tỷ trọng nợ nƣớc ngoài cao tăng nguy cơ rủi ro về cơ cấu nợ trong tƣơng lai. Kinh nghiệm từ các cuộc khủng hoảng nợ trong lịch sử cho thấy, khi tỷ trọng nợ nƣớc ngồi q cao, Chính phủ mất đi tính chủ động khi ứng phó với các biến động kinh tế thế giới và khó kiểm sốt các món nợ vay phụ thuộc vào tỷ giá hối đoái và tâm lý của nhà đầu tƣ quốc tế. Các khoản vay ƣu đãi thƣờng đi kèm với các điều khoản có lien quan đến những ràng buộc về chính trị và kinh tế khác. Nợ càng nhiều, ràng buộc về kinh tế, chính trị càng lớn. Khủng hoảng nợ châu Âu là minh chứng cho tác động tiêu cực của nợ nƣớc ngồi. Ngƣợc lại, mặc dù có mức nợ cơng trên GDP cao nhƣng Nhật Bản vẫn đƣợc đánh giá là bền vững do nợ công chủ yếu đƣợc tài trợ từ các nhà đầu tƣ trong nƣớc.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nợ công và xử lý khủng hoảng nợ tại hy lạp bài học kinh nghiệm đối với việt nam (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w