Tổng quan chung

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển công nghiệp hỗ trợ tại tỉnh bắc ninh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 71)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KHUNG NGHIÊN CỨU

3.3. Tình hình phát triển ngànhcôngnghiệphỗtrợ tỉnh Bắc Ninh

3.3.1. Tổng quan chung

Bắc Ninh là một trong những địa phƣơng đi đầu cả nƣớc hình thành ngành CNHT với việc tiếp nhận dịng vốn đầu tiên trong lĩnh vực này vào năm 2004. Trong gần chục năm qua, Bắc Ninh luôn tập trung đầu tƣ đẩy mạnh phát triển ngành CNHT. Sau 16 năm tái lập tỉnh, Bắc Ninh trở thành một trong 10 tỉnh phát triển công nghiệp đứng đầu cả nƣớc. Đến nay, tỉnh đã thu hút đƣợc hơn 1.000 dự án đầu tƣ với tổng số vốn gần 10 tỷ USD. Cùng với việc thu hút đƣợc các tập đồn đa quốc gia có thƣơng hiệu nổi tiếng toàn cầu đầu tƣ vào tỉnh. Đã có 126 doanh nghiệp đang hoạt động thuộc 4 nhóm ngành chính là: điện tử - tin học; cơ khí chế tạo; sản xuất và lắp ráp ô tô; dệt may và giầy - dép.

Từ sau khi tập đoàn Samsung đầu tƣ nhà máy sản xuất điện thoại di động ở Bắc Ninh, rất nhiều nhà đầu tƣ vệ tinh đã tìm đến Việt Nam, theo ƣớc tính, có tới 200 doanh nghiệp theo chân Samsung, hình thành ngành cơng nghiệp phụ trợ Việt

Nam, tạo công ăn việc làm cho khoảng 60.000 lao động. Trong đó, riêng Bắc Ninh đã hơn 60 doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hỗ trợ cho Samsung nâng các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cho các ngành điện tử - tin học tăng cao và đóng vị trí hàng đầu trong phát triển ngành cơng nghiệp hỗ trợ của Bắc Ninh.

Hình 3.5: Cơ cấu các ngành cơng nghiệp hỗ trợ tại Bắc Ninh

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Ninh)

CNHT ngành điện tử - tin học chiếm đại đa số trong các ngành CNHT tại Bắc Ninh, lên tới gần 70%, cho thấy quá trình phát triển CNHT ngành điện tử - tin học của Bắc Ninh đang trên đà phát triển mạnh mẽ và là thế mạnh của Bắc Ninh. Tiếp theo là ngành CNHT cơ khí và ơ tơ – xe máy, nhƣng vẫn nắm một phần nhỏ trong cơ cấu các ngành CNHT của Bắc Ninh, chỉ chiếm 12 – 13% tổng các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm hỗ trợ.

Tuy nhiên, công nghiệp hỗ trợ Bắc Ninh mới chỉ ở giai đoạn phát triển sơ khai nên còn nhiều tồn tại, hạn chế: Sản xuất còn manh mún, kém phát triển, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu; Các sản phẩm cơng nghiệp hỗ trợ cịn nghèo nàn về chủng loại, kiểu dáng, giá lại cao hơn nhiều sản phẩm cùng loại nhập khẩu…

Đến hết năm 2013, Ban quản lý các KCN Bắc Ninh đã cấp giấy chứng nhận đầu tƣ cho 179 doanh nghiệp CNHT trong các lĩnh vực cơng nghiệp điện tử, máy tính, ơ tơ, xe máy, cơ khí với tổng vốn đầu tƣ đăng ký trên 1,1 tỷ USD, cho thuê 219,64 ha đất và nhà xƣởng, quy mơ vốn bình qn là 6,16 triệu USD/dự án, diện tích chiếm đất bình qn là 1,23 ha/dự án. Trong đó có 104 doanh nghiệp CNHT ngành điện tử, 20 doanh nghiệp CNHT ngành cơ khí, sản xuất và lắp ráp ô tô, xe máy đi vào hoạt động và một số doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực. Các doanh nghiệp này chủ yếu đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan…

Đa số doanh nghiệp cơng nghiệp hỗ trợ có quy mơ nhỏ, vừa. Khối doanh nghiệp trong nƣớc không đủ năng lực cạnh tranh với khối FDI nên khả năng phát triển thấp. Cơ bản đều phải nhập nguyên vật liệu để sản xuất, nguồn nguyên liệu trong nƣớc không đáp ứng yêu cầu. Riêng trong ngành điện tử, có khoảng 100 dự án sản xuất sản phẩm hỗ trợ, nhƣng gần nhƣ các doanh nghiệp hỗ trợ vẫn là FDI. Và ngay trong hệ thống các doanh nghiệp hỗ trợ (tạm gọi là hệ thống vệ tinh cấp I) vẫn chỉ là lắp ráp linh kiện. Các doanh nghiệp hỗ trợ FDI trong ngành cơ khí chế tạo hầu hết nguyên vật liệu đều đƣợc nhập khẩu từ nƣớc ngoài. Doanh nghiệp hoạt động hỗ trợ thuộc ngành dệt may và da giày của tỉnh cịn q ít, phát triển mang tính tự phát, chƣa đƣợc quan tâm đầu tƣ hỗ trợ để khai thác nguồn nguyên phụ liệu trong nƣớc nên chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu.

Gần đây, các đối tác đầu tƣ đã có sự thay đổi theo hƣớng tích cực từ những dự án có quy mơ vốn nhỏ sang những dự án có quy mơ vốn lớn. Hiện có một số nhà đầu tƣ ngành CNHT có số vốn đầu tƣ lớn nhƣ: Samsung SDI Việt Nam (104,6 triệu đô la), Furning Precision Component (80 triệu đô la), Mitac Precision (60 triệu đô la), Flexcom Vietnam (60 triệu đô la), Intops Vietnam (54 triệu đô la), P& Tel Việt Nam (40 triệu đô la), VS Industry Việt Nam (35 triệu đô la), Hal Việt Nam (30 triệu đô la), Mobase Việt Nam (24 triệu đô la), Sumitomo Electric (23 triệu đô la)…

Theo số liệu của Ban quản lý các KCN Bắc Ninh, các doanh nghiệp CNHT đã đóng góp đáng kể vào GTSXCN của các KCN. Năm 2013, GTSXCN của ngành

CNHT là 1,8 tỷ USD chiếm 7,65% GTSXCN của các KCN, cao hơn mức 3,79% của năm 2012. Bên cạnh đó, ngành CNHT cịn đóng góp ngày càng tăng trong kim ngạch xuất nhập khẩu và nộp ngân sách của các KCN, đồng thời tạo cơ hội việc làm lớn cho lao động và tăng thu nhập cho ngƣời dân.

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động CNHT của các KCN Bắc Ninh

Chỉ tiêu 1. GTSXCN 2. Kim ngạch xuất khẩu 3. Kim ngạch nhập khẩu 4. Nộp ngân sách 5. Tạo việc làm

Nguồn: Ban quản lý các KCN Bắc Ninh

Nhƣ vậy, các doanh nghiệp CNHT đã phát huy tốt hiệu quả đầu tƣ, góp phần phát triển ngành cơng nghiệp mũi nhọn của tỉnh (công nghệ điện tử, viễn thông), xây dựng Bắc Ninh trở thành trung tâm điện tử viễn thơng của khu vực miền Bắc. CNHT cịn thúc đẩy sự phát triển của các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất công nghiệp; tăng cƣờng mối liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp, tạo điều kiện tiếp cận nhanh cơng nghệ sản xuất, trình độ quản lý hiện đại và tạo động lực thu hút đầu tƣ. Các doanh nghiệp CNHT cũng đã bƣớc đầu tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất, phân phối toàn cầu, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm cơng nghiệp chính, tăng tỷ lệ nội địa hóa, đẩy mạnh thu hút đầu tƣ vả thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế của tỉnh.

3.3.2. Thực trạng các ngành công nghiệp hỗ trợ tỉnh Bắc Ninh

3.3.2.1. Công nghiệp hỗ trợ ngành Điện tử - Tin học

Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử - tin học mới chỉ xuất hiện khi có các tập đồn đa quốc gia đến đầu tƣ sản xuất tại Bắc Ninh nhƣ Canon, Samsung và hiện tại có thêm Nokia đến đầu tƣ, với quy mơ lớn, vốn đầu tƣ liên tục tăng lên kéo theo các doanh nghiệp vệ tinh phát triển.

Bảng 3.2: Một số dự án ngành điện tử - tin học tại Bắc Ninh

Stt

1

2

3

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Ninh)

Công ty TNHH Canon Việt Nam tại Quế Võ đƣợc thành lập năm 2006, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty liên tục đạt mức tăng trƣởng cao, doanh thu của công ty tăng cao từ khi thành lập đến nay, đến năm 2012 doanh thu tăng lên 13 lần. Và sau là nhà máy Canon tại KCN Tiên Sơn đƣợc thành lập với số vốn đầu tƣ giai đoạn I lên đến 70 triệu USD. Nhà máy đƣợc thành lập đã đem lại nhiều sự phát triển cho Bắc Ninh, sau khi vận hành, số lƣợng nhà cung cấp cho nhà máy tăng lên nhanh theo năm. Từ đó, khơng chỉ tạo điều kiện cho các nhà cung cấp phát triển, mà còn là cơ hội tiềm năng cho các nhà cung cấp mới, góp phần khơng nhỏ vào phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ tại Bắc Ninh nói riêng, của Việt Nam nói chung.

Đến năm 2008, cơng ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam đầu tƣ vào Bắc Ninh, với quy mô ban đầu số vốn đầu tƣ hơn 600 triệu USD và đến nay số vốn đầu tƣ đã tăng lên 2,5 tỷ USD đã góp phần tăng trƣởng kinh tế và kéo theo nhiều doanh nghiệp vệ tinh của Samsung đến đầu tƣ tại Bắc Ninh.

Nhà máy sản xuất thiết bị điện thoại di động Nokia Việt Nam đƣợc xây dựng tại Khu công nghiệp VSIP Bắc Ninh với diện tích 17ha, tổng mức đầu tƣ ban đầu là 200 triệu Euro (tƣơng đƣơng 300 triệu USD). Đây là nhà máy đầu tiên của Nokia tại Đông Nam Á và là cơ sở sản xuất điện thoại di động thứ 11 của hãng trên toàn cầu. Tại KCN VSIP Bắc Ninh, Nokia sẽ tham gia các hoạt động sản xuất, gia công và lắp ráp điện thoại di động, sản lƣợng dự kiến đạt 180 nghìn sản phẩm/năm, tạo việc làm cho 10 nghìn lao động.

Với sự gia tăng của các tập đoàn đa quốc gia đến đầu tƣ tại Bắc Ninh đã kéo theo hàng trăm doanh nghiệp vệ tinh đến đầu tƣ, hoạt động sản xuất kinh doanh cung cấp sản phẩm hỗ trợ. 70 60 50 40 30 20 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Hình 3.6: Tăng trƣởng ngành công nghiệp hỗ trợ điện tử - tin học trong khu

công nghiệp Bắc Ninh từ 2005-2013

Từ biểu đồ ta thấy, ngành công nghiệp hỗ trợ điện tử - tin học mới hình thành cách đây ít năm, từ năm 2005, cho đến năm 2013 mới thấy sự phát triển nhanh chóng của ngành CNHT điện tử - tin học. Năm 2013, số lƣợng các nhà máy sản xuất các sản phẩm linh kiện, phụ tùng, các sản phẩm hỗ trợ trong sản xuất bắt đầu tăng mạnh, năm 2005 chỉ có một vài doanh nghiệp hỗ trợ cho ngành điện tử - tin học, cho đến năm 2013 đã có đến hơn 100 doanh nghiệp sản xuất, hỗ trợ cho các ngành điện tử - tin học. Riêng nhà máy Samsung đã có hơn 50 nhà cung cấp, phần lớn đến từ Hàn Quốc và các nƣớc xung quanh hoặc một số công ty liên doanh giữa đối tác nƣớc ngồi và Việt Nam.

Trƣớc khi có nhà máy Samsung và Nokia thì nhiều nhà sản xuất linh kiện nƣớc ngoài cũng đã đầu tƣ nhà máy ở Bắc Ninh để xuất khẩu nhƣ Foxconn, Intel,…

Các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ chủ yếu tập trung trong các khu cơng nghiệp. Tuy nhiên, giai đoạn 2011 - 2013 thì có một số doanh nghiệp tập chung sản xuất ở ngồi KCN do giá thành thuê đất ngoài KCN thấp hơn. Năm 2011, tỉnh có 4 doanh nghiệp sản xuất CNHT điện tử - tin học thành lập. Năm 2013, tỉnh đã có đến 19 doanh nghiệp, cho thấy đầu tƣ ngoài KCN ngày càng hấp dẫn các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.

Các doanh nghiệp ngành điện tử - tin học gia tăng làm cho sản lƣợng xuất nhập khẩu của mặt hàng này cũng tăng mạnh qua các năm.

Bảng 3.3: Tình hình xuất khẩu hàng điện tử, máy tính và phụ kiện từ 2009 - 2012

Năm

2009 2010 2011 2012

Niên giám thống kê Bắc Ninh năm 2012

Các doanh nghiệp hỗ trợ ngành điện tử của Bắc Ninh gia tăng mạnh trong năm qua làm cho tình hình xuất khẩu các loại linh kiện, phụ tùng tăng mạnh. Năm 2009 xuất khẩu 1,174 triệu USD, đặc biệt năm 2012, xuất khẩu mặt hàng này đã lên đến 13.385,304 triệu USD. Tốc độ tăng đạt 16.441,4% năm 2010, 25.518,9% năm 2011 và 23.780,5% năm 2012. Đến năm 2013, là năm mà Bắc Ninh đạt kim ngạch xuất khẩu lớn nhất từ trƣớc tới nay, gần 30 tỷ USD, riêng nhà máy Samsung đã giá trị xuất khẩu trên 20 tỷ USD trong năm 2013.

Riêng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng máy tính và các phụ tùng lại giảm trong năm 2011 từ 9,382 triệu USD xuống còn 0,414 triệu USD giảm 95,59% so với năm 2010, và 0,584 triệu USD năm 2012. Mặc dù giá trị xuất khẩu hàng máy tính và phụ tùng giảm mạnh nhƣng cũng khơng ảnh hƣởng nhiều đến kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.

Bảng 3.4: Tình hình nhập khẩu hàng điện tử của Bắc Ninh năm 2009 – 2012

Năm

2009

2010

2011

2012

(Nguồn: Niên giám tống kê Bắc Ninh năm 2012)

Tình trạng nhập khẩu các mặt hàng điện tử của Bắc Ninh ngày càng gia tăng năm 2009 lƣợng nhập khẩu của Bắc Ninh là 207,91 triệu USD, năm 2012 đã là 11.545,776 triệu USD, tốc độ tăng nhập khẩu của mặt hàng điện tử của Bắc Ninh tăng nhanh 1.927,8% năm 2010, 2.447,5% năm 2011 và 1.717,5% năm 2012. Tuy

Bắc Ninh đã thốt khỏi tình trạng nhập siêu và bắt đầu xuất siêu mặt hàng này với giá trị hơn 1 tỷ đồng.

Với kết quả đạt đƣợc trong năm qua, ngành công nghiệp điện tử - tin học cũng nhƣ ngành công nghiệp hỗ trợ điện tử - tin học của Bắc Ninh phát triển khơng ngừng và trở thành địa phƣơng có sản lƣợng và xuất khẩu hàng điện tử lớn nhất cả nƣớc.

3.3.2.2. Cơng nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí – chế tạo

So với CNHT ngàn điện tử - tin học, CNHT ngành cơ khí chỉ chiếm một phần ít trong tổng số các doanh nghiệp, do chủ yếu các doanh nghiệp trong ngành cơ khí là các doanh nghiệp Việt Nam và với vốn đầu tƣ ít, quy mơ nhỏ nên chƣa thúc đẩy các doanh nghiệp hỗ trợ sản xuất sản phẩm cho ngành chƣa phát triển.

Các dự án ngành cơ khí chủ yếu là các doanh nghiệp của Việt Nam, sản xuất với quy mô nhỏ lẻ, manh mún, chủ yếu là gia cơng lắp ráp nên có ít doanh nghiệp sản xuất sản phẩm đi kèm. Năm 2013 chỉ có hơn 30 doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm hỗ trợ cho ngành cơ khí. 12 10 8 6 4 2 0 2005 Hình 3.7: Tăng trƣởng các dự án CNHT ngành cơ khí từ 2005 - 2013

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh)

CNHT ngành cơ khí tại Bắc Ninh có sự gia tăng trong các năm, nhƣng số lƣợng cịn q ít, khơng đủ đáp ứng nhu cầu.

3.3.2.3. Công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất và lắp ráp ô tô – xe máy

Công nghiệp ô-tô trong nƣớc mới chỉ phát triển ở chiều rộng với sự có mặt của nhiều doanh nghiệp tham gia, nhƣng chƣa đầu tƣ chiều sâu về cơng nghệ, máy móc, phát triển công nghiệp hỗ trợ. Ngành công nghiệp ô-tô chƣa đạt đƣợc tiêu chí của ngành sản xuất ơ-tơ thật sự bởi các doanh nghiệp mới dừng ở mức độ lắp ráp, dây chuyền sản xuất chủ yếu gồm ba công đoạn chính là hàn, tẩy rửa sơn, lắp ráp. Mặc dù đƣa ra mục tiêu tỷ lệ nội địa hóa là 40% vào năm 2005, 60% vào năm 2010 đối với loại xe thông dụng (xe tải, xe khách, xe con), nhƣng đến nay mới đạt bình quân khoảng 7 - 10% đối với xe con (Thaco đạt 15 - 18%, Vinaxuki đạt khoảng 40%)... Đồng thời, mục tiêu có giá bán xe hợp lý, phù hợp với túi tiền ngƣời Việt Nam cũng chƣa đạt đƣợc, giá xe Việt Nam đang cao hơn khoảng 20% so với các nƣớc trong khu vực; chất lƣợng xe mặc dù có cải tiến nhƣng chƣa thể so với chất lƣợng xe nhập khẩu.

Hiện nay, tại Bắc ninh có hơn 30 doanh nghiệp sản xuất phụ tùng và linh kiện cho ô tô – xe máy cung cấp cho các doanh nghiệp lắp ráp. Khi ngành công nghiệp ô tô mới xuất hiện và phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ phục vụ đƣợc phần nào các linh kiện phụ tùng đơn giản, công nghệ thấp, manh mún, nhỏ lẻ không đáp ứng đƣợc nhu cầu của thị trƣờng. Những năm gần đây khi ngành công nghiệp ô tô đang trên đà đi lên, nhiều doanh nghiệp FDI đã tìm đến đầu tƣ, tạo bƣớc tiến mới cho ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam nói chung, của Bắc Ninh nói riêng. Năm 2007, tại Bắc Ninh chỉ có hơn 10 doanh nghiệp sản xuất phụ tùng, linh kiện cho ô tô – xe máy, nhƣng đến năm 2013, số các doanh nghiệp trong lĩnh vực này đã tăng lên hơn 40 doanh nghiệp. Trong đó, doanh nghiệp FDI chiếm đến hơn 90% các doanh nghiệp hỗ trợ của ngành.

3.3.2.4. Công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may

Các doanh nghiệp sản xuất về ngành dệt may cịn ít, quy mô nhỏ và thƣờng là các doanh nghiệp Việt Nam, các doanh nghiệp FDI chỉ chiếm số lƣợng rất ít, nên các doanh nghiệp hỗ trợ sản xuất các linh kiện, vật liệu hàng dệt may, da giầy chƣa phát triển. Mặc dù ngành dệt may của Bắc Ninh phát triển khá sớm nhƣng đến hết năm 2013 ngành CNHT chỉ có một số doanh nghiệp, thƣờng là các doanh nghiệp đã thành lập từ những năm 2007, 2008.

Các doanh nghiệp may mặc Việt Nam chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu, nhƣng lại thiếu các doanh nghiệp cung cấp các mặt hàng phụ kiện đi kèm. Chính vì thế mà kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của tỉnh cao trong khi kim ngạch nhập khẩu cũng cao không kém làm cho giá trị gia tăng của ngành may mặc không cao chủ yếu dựa vào gia công và sức lao động để tạo ra giá trị gia tăng, ta có thể thấy đƣợc điều đó thơng qua tình hình xuất nhập khẩu hàng may mặc của Bắc Ninh từ năm 2007 đến năm 2012.

Bảng 3.5: Tình hình xuất nhập khẩu hàng may mặc của Bắc Ninh

Đơn vị: triệu USD

Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Vải may mặc Phụ liệu hàng may mặc

Năm 2007, Bắc Ninh nhập khẩu vải và phụ liệu là 84,293 triệu USD, chiếm 87,3% giá trị xuất khẩu hàng may mặc của năm với sản lƣợng là 96,581 triệu USD và đến năm 2012, Bắc Ninh xuất khẩu 143,5 triệu USD và nhập khẩu cũng 87,76 triệu USD, chiếm 61,1% giá trị xuất khẩu. Bên cạnh đó, việc nhập khẩu các loại xơ,

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển công nghiệp hỗ trợ tại tỉnh bắc ninh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 71)