.Nhóm nhân tố nội sinh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phân tích những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần liên doanh sana WMT (Trang 43 - 48)

Đây là các yếu tố thuộc về tiềm lực mà Doanh nghiệp có thể kiểm sốt ở mức độ nào đó và đƣợc sử dụng để khai thác các cơ hội kinh doanh. Tiềm năng phản ánh thực lực của Doanh nghiệp, nhận định đúng tiềm năng cho phép Doanh nghiệp chủ động xây dựng chiến lƣợc và kế hoạch kinh doanh nhằm đạt đƣợc hiệu quả cao nhất. Đó là các nhân tố sau:

1.4.1.1. Quy mô doanh nghiệp

Quy mô đƣợc xem là dấu hiệu đầu tiên để các nhà đầu tƣ, đối tác bên ngồi biết đến Doanh nghiệp. Quy mơ của Doanh nghiệp có thể đƣợc đo lƣờng qua mức

doanh thu, tổng tài sản, vốn chủ sở hữu. Theo Mơ hình lý thuyết Lợi thế kinh tế theo quy mô của David Ricardo đƣợc thể hiện khi chi phí bình qn trên một sản phẩm sản xuất ra sẽ giảm dần theo mức tăng của sản lƣợng sản phẩm. Nguyên nhân là do trong q trình sản xuất kinh doanh ln cần một lƣợng đầu vào tối thiểu để duy trì các hoạt động của Doanh nghiệp, dù Doanh nghiệp có hoạt động hay khơng vẫn phát sinh các chi phí này, do đó nó cịn đƣợc gọi là chi phí cố định. Các khoản chi phí này khơng thay đổi theo mức tăng của sản lƣợng, vì vậy đối với các Doanh nghiệp có quy mơ lớn, sản xuất đƣợc khối lƣợng sản phẩm hàng hóa lớn có thể làm giảm đƣợc phần chi phí cố định trên một đơn vị sản phẩm, từ đó làm giảm chi phí bình qn, góp phần tăng hiệu quả sử dụng Vốn kinh doanh.

Ngồi ra, các Doanh nghiệp có quy mơ lớn sẽ có lợi thế trong nền kinh tế thị trƣờng cạnh tranh nhƣ hiện nay. Các Doanh nghiệp này sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi hơn về uy tín, thƣơng hiệu, thị phần, từ đó có khả năng tiếp cận và huy động nhiều nguồn vốn có chi phí thấp. Ngƣợc lại, các Doanh nghiệp có quy mơ nhỏ, việc tìm kiếm các nguồn vốn, nguồn nguyên vật liệu đầu vào sẽ mất nhiều chi phí hơn khiến thu nhập cũng giảm theo, kéo theo sự sụt giảm của hiệu quả sử dụng Vốn kinh doanh.

1.4.1.2. Tốc độ tăng trưởng

Tăng trƣởng là một trong những điều kiện cơ bản để Doanh nghiệp có thể đạt đƣợc các mục tiêu của mình trong suốt quá trình sử dụng hiệu quả Vốn kinh doanh. Tăng trƣởng giúp Doanh nghiệp tích lũy đƣợc nguồn vốn và cơ sở vật chất để đầu tƣ mở rộng sản xuất, đồng thời giúp Doanh nghiệp tạo đƣợc uy tín, tiếng vang tạo điều kiện thu hút vốn đầu tƣ từ trong và ngoài Doanh nghiệp. Tuy nhiên, tốc độ tăng trƣởng của Doanh nghiệp cần thiết phải đi kèm với sự hoàn thiện và phát triển về năng lực quản lý và năng lực tài chính, có nhƣ vậy mới mang lại lợi ích và thuận lợi tới hiệu quả sử dụng Vốn kinh doanh của Doanh nghiệp.

1.4.1.3 Đầu tư tài sản cố định

Việc đầu tƣ và sử dụng tài sản cố định ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng Vốn kinh doanh của Doanh nghiệp. Đối với các Doanh nghiệp sản xuất, xây dựng, chế tạo… giá trị sản xuất đƣợc tạo thành chủ yếu dựa vào khả năng của các

tài sản cố định, do đó các Doanh nghiệp này thƣờng tập trung đầu tƣ trang thiết bị, công nghệ dây chuyền sản xuất hiện đại để nâng cao số lƣợng và chất lƣợng của sản phẩm, nâng cao năng suất lao động, gia tăng khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng.

Tuy nhiên, do các tài sản cố định là các tài sản có chi phí lớn và các chi phí liên quan đến tài sản cố định nhƣ chi phí sửa chữa định kỳ, nâng cấp, chi phí khấu hao… cũng ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng Vốn kinh doanh của Doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh. Do đó, Doanh nghiệp cần xem xét mức đầu tƣ vào tài sản cố định hợp lý để gia tăng khả năng cạnh tranh của Doanh nghiệp vừa hạn chế rủi ro, giảm thiểu chi phí.

1.4.1.4 Cơ cấu vốn

Theo lý thuyết M&M giả định rằng Doanh nghiệp hoạt động trong một mơi trƣờng khơng có thuế và chi phí giao dịch, khơng có chi phí phá sản và khơng có thơng tin bất cân xứng thì việc Doanh nghiệp sử dụng nợ không làm ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng Vốn kinh Doanh. Rõ ràng, lý thuyết này khơng đƣợc áp dụng vào thực tế vì hiển nhiên khơng có Doanh nghiệp nào có thể hoạt động trong một thị trƣờng nhƣ trên.

Trong trƣờng hợp có thuế thu nhập cho thấy cơ cấu vốn có liên quan đến hiệu quả sử dụng Vốn kinh doanh. Ƣu điểm của việc sử dụng nợ là từ tấm chắn thuế, do chi phí nợ là chi phí đƣợc khấu trừ khỏi phần lợi nhuận trƣớc thuế, trong khi chi phí vốn chủ sở hữu lại là chi phí sau khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Do đó hiệu quả sử dụng Vốn kinh doanh đƣợc tăng lên khi Doanh nghiệp sử dụng nợ để tăng vốn.

Tuy nhiên, khi sử dụng nợ luôn đi kèm với chi phí nợ, khiến cho chi phí sản xuất kinh doanh tăng nhanh làm giảm lợi nhuận của Doanh nghiệp. Nếu đầu vào tăng lên là do vốn vay sản xuất nhƣng đầu ra lại giảm sút do sự gia tăng chi phí thì hiệu quả sử dụng Vốn kinh doanh của Doanh nghiệp sẽ bị giảm sút. Ngồi ra, khi duy trì một tỷ lệ nợ quá cao Doanh nghiệp sẽ phải đối diện với rủi ro mất khả năng thanh toán, điều này khiến cho các khách hàng, nhà đầu tƣ, nhà cung cấp lo lắng về việc đầu tƣ, hợp tác cùng Doanh nghiệp, từ đó u cầu các mức chi phí cao hơn hoặc hạn chế giao dịch với Doanh nghiệp làm giảm hiệu quả sử dụng Vốn kinh

doanh của Doanh nghiệp.

Do đó Doanh nghiệp cần xem xét cơ cấu vốn hợp lý với khả năng của mình để đạt đƣợc hiệu quả sử dụng Vốn kinh doanh cao nhất.

1.4.1.5. Rủi ro kinh doanh

Nhiều quan điểm cổ điển cho rằng rủi ro gắn liền với sự thua lỗ, mất mát về thu nhập hoặc tài sản của Doanh nghiệp, đƣợc hiểu là sự sụt giảm của hiệu quả sử dụng Vốn kinh doanh. Theo đó, rủi ro ln là điều mà Doanh nghiệp khơng mong muốn gặp phải trong quá trình hoạt động.

Tuy nhiên, theo những quan điểm hiện đại hơn, rủi ro không hẳn là yếu tố mang tính chất tiêu cực. Rủi ro kinh doanh đƣợc hiểu là sự không chắn chắn, biến động của kết quả của doanh nghiệp. Rủi ro là sự sai biệt giữa kết quả thực tế của Doanh nghiệp với mức thu nhập, lợi nhuận kỳ vọng của Doanh nghiệp. Do đó, khơng chỉ là sự sụt giảm trong kết quả kinh doanh mà sự tăng trƣởng mà Doanh nghiệp khơng dự đốn đƣợc cũng đƣợc xem là rủi ro trong quá trình hoạt động của mỗi Doanh nghiệp. Theo các quan điểm này, rủi ro vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực.

Trong hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp luôn đối mặt với nhiều rủi ro do sự biến đổi của các yếu tố bên trong và bên ngoài của Doanh nghiệp (giá cả các yếu tố đầu vào, nhu cầu khách hàng, các hàng hóa thay thế, cạnh tranh của các Doanh nghiệp khác..) khiến cho thu nhập của Doanh nghiệp bị sai lệch so với mức kỳ vọng ban đầu. Tuy nhiên, nếu chấp nhận các quan điểm hiện đại thì rủi ro kinh doanh càng cao thì sự biến động của hiệu quả sử dụng Vốn kinh doanh cũng càng lớn, do vậy Doanh nghiệp nào biết nắm bắt cơ hội, sử dụng tốt các nguồn lực của mình Doanh nghiệp đó có thể tận dụng để nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn kinh doanh của mình.

1.4.1.6. Thời gian hoạt động của Doanh nghiệp

Thơng thƣờng các Doanh nghiệp hoạt động lâu năm trong một ngành nghề lĩnh vực kinh doanh sẽ tích lũy đƣợc những kinh nghiệm trong q trình sản xuất kinh doanh, chun mơn hóa trong sản xuất, từ đó có thể tiết kiệm đƣợc các chi

phí, nguồn lực đầu vào để tối đa hóa kết quả đầu ra.

Ngoài ra, các Doanh nghiệp hoạt động lâu dài, đã xây dựng đƣợc hình ảnh với khách hàng và các nhà đầu tƣ, từ đó có thể tiếp cận với các nguồn vốn với chi phí thấp, các cơ hội hợp tác kinh doanh, lao động lành nghề, thị trƣờng tiêu thụ ổn định, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn kinh doanh của Doanh nghiệp.

1.4.1.7. Một số nhân tố khác

Bên cạnh các nhân tố chủ quan kể trên có tác động tới hiệu quả sử dụng

Vốn kinh doanh của Doanh nghiệp, một số nhân tố khác có thể tác động tới hiệu quả

Vốn kinh doanh nhƣ sau:

- Quản trị nợ phải thu của khách hàng

Tùy theo chính sách bán hàng của Doanh nghiệp mà tỷ trọng của các khoản nợ phải thu khách hàng của Doanh nghiệp cao hay thấp. Tuy nhiên, hầu hết các Doanh nghiệp đều phát sinh các khoản phải thu này. Nếu Doanh nghiệp không chấp nhận chính sách bán chịu hàng hóa, khiến các đối tác, khách hàng khơng tiếp tục hợp tác, ký kết sẽ khiến nguồn thu nhập của Doanh nghiệp bị sụt giảm. Ngƣợc lại, nếu Doanh nghiệp chấp nhận một tỷ trọng nợ phải thu khách hàng quá lớn trong cơ cấu tài sản sẽ dẫn đến việc thiếu hụt nguồn vốn trong kinh doanh, lúc này các khoản vay có thể đƣợc sử dụng để đáp ứng nhu cầu của Doanh nghiệp. Từ đó, sẽ phát sinh các chi phí khác, cũng làm thu nhập của Doanh nghiệp bị sụt giảm. Vì vậy, quản trị nợ phải thu của khách hàng cũng là một nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng Vốn kinh doanh của Doanh nghiệp.

- Năng lực bộ máy quản trị

Trong bất kỳ một Doanh nghiệp nào, bộ máy quản trị Doanh nghiệp ln có vai trị đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển Doanh nghiệp. Bộ máy quản trị Doanh nghiệp phải đồng thời thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau: đó là xây dựng, tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá một chiến lƣợc kinh doanh và phát triển Doanh nghiệp.

Nếu Doanh nghiệp xây dựng đƣợc một chiến lƣợc kinh doanh và phát triển Doanh nghiệp hợp lý (phù hợp với môi trƣờng kinh doanh, phù hợp với khả năng

của doanh nghiệp) sẽ là cơ sở là định hƣớng tốt để Doanh nghiệp sử dụng hiệu quả Vốn kinh doanh.

Nếu bộ máy quản trị đƣợc tổ chức với cơ cấu phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp, gọn nhẹ linh hoạt, có sự phân chia nhiệm vụ chức năng rõ ràng, có cơ chế phối hợp hành động hợp lý, với một đội ngũ quản trị viên có năng lực và tinh thần trách nhiệm cao sẽ đảm bảo cho các hoạt động sử dụng hiệu quả Vốn kinh doanh của Doanh nghiệp đạt hiệu quả cao. Nếu bộ máy quản trị Doanh nghiệp đƣợc tổ chức hoạt động không hợp lý (quá cồng kềnh hoặc quá đơn giản), chức năng nhiệm vụ chồng chéo và không rõ ràng hoặc là phải kiểm nhiệm quá nhiều, sự phối hợp trong hoạt động khơng chặt chẽ, các quản trị viên thì thiếu năng lực và tinh thần trách nhiệm sẽ dẫn đến hiệu quả sử dụng Vốn kinh doanh của Doanh nghiệp không cao.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phân tích những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần liên doanh sana WMT (Trang 43 - 48)