Thiết kế nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phân tích những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần liên doanh sana WMT (Trang 59)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.2 Thiết kế nghiên cứu

Giả thuyết về mối tƣơng quan giữa Vốn kinh doanh và những nhân tố ảnh hƣởng tới hiệu quả sử dụng Vốn kinh doanh

Luận văn đã lựa chọn các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng Vốn kinh doanh nhƣ sau:

Quy mô DN Cơ cấu vốn

Tốc độ tăng trƣởng

Đầu tƣ TSCĐ Thời gian hoạt

Hình 2.1. Mơ hình nghiên cứu

Giả thuyết 1: Hiệu quả sử dụng Vốn kinh doanh tỷ lệ thuận với quy mô Doanh nghiệp

Đề tài sử dụng lần lƣợt là logarit tự nhiên doanh thu, logarit tự nhiên tổng tài sản, logarit tự nhiên VCSH để đại diện cho tác động của quy mô Doanh nghiệp đến Vốn kinh doanh của Công ty cổ phần Liên doanh Sana WMT. Tác giả đƣa ra giả thuyết dƣơng về mối quan hệ giữa hiệu quả sử dụng Vốn kinh doanh và quy mô doanh nghiệp dựa trên tổng quan tài liệu: Ví dụ nghiên cứu của của Onaolapo và Kajola (2010), Margaritis và Psillaki (2007); Abbasali Pouraghajan và Esfandiar Malekian (2012); Maja Pervan và Josipa Višić (2012); Gleason, Mathur và Mathur, (2000) đều nhận thấy quy mơ có tác động tích cực và đáng kể đến hiệu quả sử dụng Vốn kinh doanh của Doanh nghiệp.

Các Doanh nghiệp lớn sẽ dễ dàng tận dụng đƣợc lợi thế về quy mô, gia tăng hiệu quả hoạt động nhờ tiết kiệm chi phí cố định trên mỗi đơn vị sản phẩm, dễ dàng áp dụng khoa học cơng nghệ mới vào q trình kinh doanh, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn kinh doanh.

Giả thuyết 2: Hiệu quả quả sử dụng Vốn kinh doanh tỷ lệ thuận với tốc độ tăng trưởng

Tác giả sử dụng tốc độ tăng trƣởng doanh thu/ tốc độ tăng trƣởng tài sản để đo lƣờng tốc độ tăng trƣởng của Doanh nghiệp. Giả thuyết 2 đƣợc đƣa ra dựa trên nghiên cứu thực nghiệm của Zeitun và Tian (2007), Onaolapo và Kajola (2010) cho thấy tốc độ tăng trƣởng có quan hệ tích cực đến hiệu quả sử dụng Vốn kinh doanh của các Doanh nghiệp, nghĩa là tốc độ tăng trƣởng càng tăng thì hiệu quả sử dụng Vốn kinh doanh càng cao.

Giả thuyết 3: Hiệu quả sử dụng Vốn kinh doanh tỷ lệ nghịch với đầu tư tài sản cố định.

Trên thực tế các Doanh nghiệp đầu tƣ tài sản cố định lớn thƣờng có nhiều điều kiện để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, tài sản cố định là các tài sản có giá trị lớn, nếu việc đầu tƣ tài chính cố định khơng đi kèm với việc hoạt

động có hiệu quả, tận dụng tốt lợi ích có thể gây ra lãng phí vốn và gia tăng rủi ro đối với Doanh nghiệp, làm giảm hiệu quả sử dụng Vốn kinh doanh.

Giả thuyết 3 đƣợc đƣa ra dựa trên Nghiên cứu của Marian Siminica, Daniel Circiumaru, Dalia Simion (2011), Zeitun và Tian (2007); Onaolapo và Kajola (2010); Fozia Memon, Niaz Ahmed Bhutto và Ghulam Abbas (2012) thì tỷ trọng tài sản cố định có tác động tiêu cực nghĩa là Doanh nghiệp càng đầu tƣ nhiều vào tài sản cố định thì hiệu quả sử dụng Vốn kinh doanh càng giảm.

Giả thuyết 4: Hiệu quả sử dụng Vốn kinh doanh tỷ lệ nghịch/thuận cơ cấu vốn.

Tác giả sử dụng tỷ lệ nợ để đại diện cho nhân tố cơ cấu vốn. Giả thuyết 4 đƣợc đƣa ra dựa trên nghiên cứu của Weixu (2005), Zeitun và Tian (2007), Dimitris và Maria Psillaki (2007), Onalapo và Kajola (2010), Khalaf Taani (2013) cho rằng hiệu quả sử dụng Vốn kinh doanh chịu tác động rất lớn bởi biến tỷ lệ nợ. Tuy nhiên các nghiên cứu này cũng chỉ ra những kết luận khác nhau về hƣớng tác động của tỷ lệ nợ lên hiệu quả sử dụng Vốn kinh doanh của Doanh nghiệp.

Các lý thuyết về cấu trúc vốn cho rằng khi Doanh nghiệp bắt đầu vay nợ, Doanh nghiệp sẽ có lợi ích về tấm chắn thuế, điều này khiến cho chi phí vốn bình qn gia quyền (WACC) giảm khi nợ tăng. Tuy nhiên khi tỷ lệ nợ quá cao, Doanh nghiệp cũng phải đối mặt với rủi ro thanh khoản, từ đó làm giảm hiệu quả sử dụng Vốn kinh doanh của Doanh nghiệp.

Giả thuyết 5: Hiệu quả sử dụng Vốn kinh doanh tỷ lệ nghịch/thuận với rủi ro kinh doanh.

Rủi ro kinh doanh của Doanh nghiệp đƣợc đo lƣờng qua độ lệch chuẩn của doanh thu. Giả thuyết này dựa theo kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Zeitun và Tian (2007) cho thấy khi khi rủi ro gia tăng thì Doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và làm cho hiệu quả sử dụng Vốn kinh doanh giảm sút.

Tuy nhiên, theo các lý thuyết đánh đổi giữa rủi ro và lợi tức, rủi ro càng lớn càng mang lại nhiều cơ hội cho Doanh nghiệp có thể đạt đƣợc mức hiệu quả cao hơn.

Thời gian hoạt động của cơng ty đƣợc tính thời gian Cơng ty bắt đầu hoạt động đến khi thực hiện nghiên cứu.

Thông thƣờng các Doanh nghiệp hoạt động lâu năm sẽ có nhiều kinh nghiệm cũng nhƣ uy tín và năng lực cạnh tranh hơn so với các Cơng ty vừa gia nhập. Bên cạnh đó, các Doanh nghiệp này sẽ dễ dàng tìm đƣợc nguồn nguyên vật liệu, nguồn vốn có chi phí thấp hơn các Doanh nghiệp khác.

Theo kết quả nghiên cứu của Onaolapo và Kajola (2010) đƣa ra kết luận thời gian hoạt động của Doanh nghiệp có tác động thuận chiều với hiệu quả sử dụng Vốn kinh doanh của Doanh nghiệp.

Tóm lại, dƣới đây là bảng tổng hợp các giả thuyết về các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng Vốn kinh doanh của Doanh nghiệp

Bảng 2.1. Tổng hợp giả thuyết về những nhân tố ảnh hƣởng tới Hiệu quả sử dụng Vốn kinh doanh

Biến

Quy mô doanh nghiệp

Tốc độ tăng trƣởng

Đầu tƣ TSCĐ

Cơ cấu vốn

Rủi ro kinh doanh Thời gian hoạt động

Nguồn: Nghiên cứu của tác giả

 Biến phụ thuộc

Những cách thông thƣờng nhất để đo lƣờng hiệu quả sử dụng Vốn kinh doanh của Doanh nghiệp là thông qua tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) hoặc là tỷ suất sinh lời của tài sản (RE). Tuy nhiên, nếu ROE chủ yếu quan tâm đến lợi ích mà các chủ sở hữu Doanh nghiệp đạt đƣợc, RE lại bỏ qua tác động của cơ cấu vốn (thể hiện qua chi phí lãi vay) thì ROA lại cung cấp một cách nhìn tổng hợp nhất và có thể đƣợc nhiều đối tƣợng có quan tâm đến Doanh nghiệp sử dụng (bao gồm nhà quản lý doanh nghiệp, chủ sở hữu, chủ đầu tƣ, các đối tác, khách hàng…)

Nhƣ đã trình bày trƣớc đó, ROA là chỉ tiêu thể hiện kết quả tổng hợp của những nỗ lực nhằm sử dụng có một cách hiệu quả các nguồn lực đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh, là kết quả của việc mở rộng thị trƣờng tiêu thụ, tăng doanh số và tiết kiệm chi phí,… của Doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng Vốn kinh doanh đƣợc đo lƣờng bởi ROA là phƣơng pháp đƣợc sử dụng rộng rãi và hữu dụng nhất để đánh giá hiệu quả sử dụng Vốn kinh doanh kinh của Doanh nghiệp (Reese and Cool,1978 và Long and Ravenscraft,1984, Abdel Shahid 2003).

Do đó, trong nghiên cứu này, sử dụng chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi của tài sản (ROA) để đại diện cho hiệu quả sử dụng Vốn kinh doanh của các Doanh nghiệp.

Một vấn đề nữa đƣợc đặt ra, khi sử dụng ROA để đại diện cho hiệu quả sử dụng Vốn kinh doanh của Doanh nghiệp là sử dụng lợi nhuận trƣớc thuế hay sau thuế để tính tốn chỉ tiêu này. Theo quan điểm của tác giả, việc sử dụng lợi nhuận sau thuế để tính ROA khiến cho chỉ tiêu này chịu ảnh hƣởng lớn từ thuế thu nhập doanh nghiệp. Vì vậy, để đánh giá một cách khách quan nhất về khả năng sinh lợi của tài sản nói riêng và hiệu quả sử dụng Vốn kinh doanh của Doanh nghiệp nói chung, nghiên cứu này tính tốn tỷ suất sinh lời từ tài sản với cơng thức sau:

Lãi rịng

ROA = ———————— * 100 % Tổng TS bq

 Biến độc lập:

Dựa trên lý thuyết và các nghiên cứu trƣớc đây, tác giả đƣa ra cách xác định các biến độc lập nhƣ sau:

Bảng 2.2. Tổng hợp đo lƣờng các biến Nhân tố

Quy mô doanh nghiệp Tốc độ tăng trƣởng Đầu tƣ TSCĐ Cơ cấu vốn Rủi ro kinh doanh

Thời gian hoạt động

Nguồn: Nghiên cứu tác giả

Đặc trƣng mẫu

Dựa vào báo cáo tài chính (bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lƣu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính) đã đƣợc kiểm tốn của các Doanh nghiệp đƣợc công bố trên website của Doanh nghiệp (1). Tác giả thu thập số liệu về tình hình tài chính của Doanh nghiệp theo dữ liệu quý từ 2003-2015 , tác giả tiến hành tính tốn các chỉ tiêu liên quan đến hiệu quả kinh doanh và các nhân tố ảnh hƣởng sau đó sử dụng phần mềm EVIEWS để phân tích tƣơng quan và hồi quy, xác định mơ hình ảnh hƣởng của các nhân tố.

khơng gian, vì vậy nghiên cứu này sử dụng dữ liệu bảng (panel data). Dữ liệu bảng là dữ liệu kết hợp giữa chuỗi thời gian và các quan sát chéo.

(1)Website của Doanh nghiệp://sanawmt.com.vn

Thông qua nghiên cứu các quan sát theo không gian lặp lại, dữ liệu bảng phù hợp hơn để nghiên cứu tính động của thay đổi. Thơng qua kết hợp các chuỗi theo thời gian của các quan sát theo không gian, dữ liệu bảng cung cấp những dữ liệu có nhiều thơng tin hơn, đa dạng hơn. Phân tích hồi quy bằng dữ liệu bảng giúp nhà nghiên cứu có nhiều thơng tin tốt hơn trong tổng thể nghiên cứu, tính biến thiên nhiều hơn, ít hiện tƣợng đa cộng tuyến giữa các biến hơn, nhiều bậc tự do hơn và hiệu quả cao hơn.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trong chƣơng 2, tác giả giới thiệu sơ lƣợc về Doanh nghiệp, phạm vi nghiên cứu đề tài.

Từ cơ sở lý thuyết của chƣơng 1 tác giả hệ thống lại các nghiên cứu cơ sở về những nhân tố ảnh hƣởng tới Vốn kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó đƣa ra các giả thuyết tƣơng ứng với từng nhân tố. Bƣớc tiếp theo là xây dựng mơ hình nghiên cứu, cách xác định biến độc lập, biến phụ thuộc và đƣa ra các phƣơng pháp để ƣớc lƣợng mơ hình.

Đây là cơ sở quan trọng cho việc chạy mơ hình và trình bày kết quả nghiên cứu trong chƣơng 3.

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LIÊN

DOANH SANA WMT

3.1. Tổng quan về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Liên doanh Sana WMT

3.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển của Cơng ty

3.1.1.1. Giới thiệu về CÔNG TY CỔ PHẦN LIÊN DOANH SANA WMT

Tên công ty: Công ty cổ phần Liên doanh Sana WMT

Địa chỉ công ty: Tiểu khu Công nghiệp, xã Đại Yên, Huyện Chƣơng Mỹ, Hà Nội

Nhà máy sản xuất :

-Địa chỉ: Tiểu khu Công nghiệp, xã Đại Yên, Huyện Chƣơng Mỹ, Hà Nội Văn phòng giao dịch:

-Địa chỉ: P808, 27 Huỳnh Thúc Kháng, Hà nội -Điện thoại: 04 3 7731791 Fax: 04 3 7731783 -Fax: 04. 33 867 040

Email: contact@sanawmt.com.vn

Web : http://sanawmt.com.vn/Home.aspx Loại hình doanh nghiệp: Cơng ty cổ phần

3.1.1.2. Qúa trình hình thành và phát triển của Cơng ty

Cơng ty Cổ phần Liên doanh Sana WMT đƣợc thành lập từ năm 2002 (tiền thân là chi nhánh Công Ty TNHH thƣơng mại SANA)

Năm 2003 Công ty Cổ phần Liên doanh Sana WMT đã đƣợc chứng nhận Hệ thống Quản lý chất lƣợng ISO 9002

Năm 2002, sản phẩm Sana WMT tiếp tục đạt đƣợc giấy chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế về:― Thực phẩm, chất lƣợng và An toàn‖ (SQF 2000: 1997CM HACCP)

Sana WMT là một trong những cơng ty SXKD NUTK đóng chai tại Việt Nam với công nghệ tiệt trùng bằng Ozone (O3), đầu tƣ và ứng dụng quy trình cơng nghệ, trang thiết bị tiên tiến trên thế giới.

Sana WMT là Công ty tiên phong trong việc hƣớng dẫn ngƣời tiêu dùng sử dụng máy làm nƣớc nóng lạnh và bình 5gallon và đƣa việc sử dụng loại vỏ chai P.E.T vào sản xuất nƣớc uống tinh khiết đóng chai tự động vào thị trƣờng Việt Nam Sana WMT là Công ty sớm áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9002

Sana WMT là Công ty sản xuất nƣớc uống tinh khiết tại đạt chứng nhận theo tiêu chuẩn quốc tế ―Thực phẩm – Chất lƣợng – An toàn‖

Qua nhiều năm hoạt động thị trƣờng Công ty Cổ phần Liên doanh Sana WMT xây dựng đƣợc 1 hệ thống hơn 500 khách hàng.

3.1.2 Tổ chức bộ máy của Công ty

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN GIÁM ĐỐC

Ban Kiểm Sốt

PHĨ GIÁM ĐỐC PHĨ GIÁM ĐỐC PHÕNG HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ PHÕNG TÀI CHÍNH KẾ TỐN CÁC PHÂN XƢỞNG SẢN XUẤT PHÕNG BÁN HÀNG PHÕNG QUẢN LY CHẤT LƢỢNG PHÕNG AN TỒN LĐ VÀ PCCC

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý điều hành của Công ty cổ phần Liên doanh Sana WMT

Trong đó:

Hội đồng quản trị: Cơng ty gồm 5 thành viên, là bộ phận cao nhất của Cơng

ty, có tồn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của Cơng 50

ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản trị đƣợc ghi rõ trong điều lệ của Cơng ty. Theo đó, Hội đồng quản trị có quyền quyết định chiến lƣợc phát triển của Công ty, thông qua các phƣơng án đầu tƣ, phát triển thị trƣờng, quản lý nội bộ cơng ty và trình hố các quyết định, quyết tốn tài chính hàng năm lên Đại hội đồng cổ đông. Đồng thời Hội đồng quản trị họp mỗi tháng một lần vì hiện nay các thành viên trong hội đồng quản trị là các nhà quản lý trƣớc đây của Công ty. Nhiệm kỳ của hội đồng quản trị có thể kéo dài từ 3 đến 5 năm tuỳ theo hiệu quả hoạt động của bộ máy này.

Ban giám đốc: Công ty hiện nay gồm có một Giám đốc và Hai phó giám

đốc: Phó giám đốc kinh doanh và Phó giám đốc tài chính.

Ban kiểm soát: Là cơ quan trực thuộc của Đại hội đồng cổ đơng, thay mặt

các cổ đơng kiểm sốt mọi hoạt động kinh doanh và quản trị điều hành của Công ty. Ban kiểm sốt có 3 thành viên do Đại hội đồng cổ đông bầu và bãi miễn. Nhiệm kỳ của Ban kiểm soát là 3- 5 năm tuỳ theo hiệu quả hoạt động của bộ máy này.

Giám đốc: Kiêm luôn chủ tịch hội đồng quản trị, là ngƣời đứng đầu Công ty

điều hành chung mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về mọi vấn đề xảy ra trong Cơng ty, có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nƣớc, phê duyệt chính sách của lãnh đạo về hệ thống chất lƣợng, phê duyệt kế hoạch sản xuất năm và mục tiêu chất lƣợng, phân cơng và giao cho các phó giám đốc, trƣởng các bộ phận những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể cần thiết để họ chủ động sáng tạo trong quản lý điền hành, giám sát kiểm tra các công việc thuộc lĩnh vực quản lý theo chức danh.

Phó giám đốc kinh doanh: phụ trách kinh doanh từ việc hợp tác sản xuất,

liên doanh đến liên kết công tác mua vật tƣ, tiêu thụ hàng hố; tổ chức hoạt động maketing. Có nhiệm vụ tổng hợp tình hình kinh doanh của Cơng ty để trình lên giám đốc. Ngồi ra Phó giám đốc kinh doanh còn chịu trách nhiệm phê duyệt kế hoạch sản xuất và tiêu thụ hàng tháng, kịp thời nắm bắt nhu cầu thị trƣờng để điều tiết việc bán sản phẩm cho hợp lý; tổ chức nghiên cứu mở rộng thị trƣờng. Phó giám đốc kinh doanh trực tiếp chỉ huy các phòng vật tƣ tiêu thụ sản phẩm và kinh doanh dịch vụ; thực hiện các cơng việc khác khi Giám đốc giao.

Phó giám đốc tài chính: phụ trách các vấn đề liên quan đến tình hình tài chính

và việc lập kế hoạch, mục tiêu cho Công ty nhằm đƣa ra các mục tiêu phƣơng hƣớng thích hợp với từng giai đoạn, thời kỳ trong Cơng ty. Phó giám đốc tài chính trực tiếp chỉ huy phịng kế tốn tài vụ; thực hiện các cơng việc khác do Giám đốc uỷ quyền.

Các phòng ban chức năng: * Phịng Hành chính – Nhân sự

+ Tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh và bố trí nhân sự phù hợp với yêu cầu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phân tích những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần liên doanh sana WMT (Trang 59)