Thực trạng phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững về mặt

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh ninh bình (Trang 56 - 69)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

3.2. Phân tích thực trạng phát triển các khu cơng nghiệp theo hƣớng bền vững trên

3.2.1. Thực trạng phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững về mặt

kinh tế

Đến hết năm 2015, 05 khu công nghiệp (Khánh phú, Gián Khẩu, Tam Điệp, Phúc Sơn, Khánh Cƣ) đã thu hút đƣợc 85 dự án với tổng mức đăng ký đầu tƣ 48.735,75 tỷ đồng, vốn thực hiện đạt 39.143 tỷ đồng. Trong số các dự án đầu tƣ còn hiệu lực, hiện có 42 dự án đã đi vào hoạt động ổn định, sản xuất ra nhiều sản phẩm và tạo nhiều việc làm cho lao động địa phƣơng, góp phần vào phát triển KT-XH của tỉnh.

Bảng 3.1: Tình hình thu hút đầu tƣ của các KCN trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đến hết năm 2015 Tên KCN KCN Khánh Phú KCN Gián Khẩu KCN Tam Điệp KCN Phúc Sơn KCN Khánh Cƣ

(Nguồn: Ban Quản lý KCN tỉnh Ninh Bình năm 2015)

Theo bảng 3.1, số lƣợng vốn đầu từ vào các KCN trên địa bàn tỉnh Ninh Bình tăng dần qua các năm. Từ khi các KCN đƣợc thành lập đến hết năm 2015, đã có 85 dự án đƣợc tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tƣ vào các KCN trong địa bàn với tổng số vốn đăng kí đầu tƣ là 48.735,75 tỷ đồng (KCN Gián Khẩu có tổng cộng 26 dự án; KCN Khánh Phú có tổng cộng 32 dự án; KCN Tam Điệp có tổng cộng 21 dự án; KCN Phúc Sơn 02 dự án). Nhìn chung, các dự án đƣợc cấp giấy chứng nhận đầu tƣ đều có tính khả thi cao. Dự tính các dự án khi đi vào sản xuất sẽ tạo nhiều việc làm cho ngƣời lao động và mang lại nguồn thu đáng kể cho tỉnh.

b. Tỷ lệ lấp đầy của các KCN

Sự phát triển các KCN theo hƣớng bền vững phụ thuộc rất lớn vào tỷ lệ lấp đầy KCN. Cho biết đến nay, tỉnh đã có 5 KCN, trong đó, hai khu cơng nghiệp Khánh Phú và Gián Khẩu đã đƣợc lấp đầy 100%, thu hút 50 dự án quy mô lớn đƣợc cấp giấy chứng nhận đầu tƣ còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký là 41.650 tỷ đồng,

tính bình qn 595 tỷ đồng/dự án. Dự án có quy mơ lớn nhất là Nhà máy đạm Ninh Bình của Tổng Cơng ty Hóa chất Việt Nam có số vốn đăng ký đầu tƣ trên 10.670 tỷ đồng, đƣợc xây dựng trên diện tích hơn 53ha tại khu cơng nghiệp Khánh Phú ở huyện Yên Khánh.

Bảng 3.2: Tỷ lệ lấp đầy các KCN của tỉnh Ninh Bình tính đến hết năm 2015

Tên KCN KCN Khánh Phú

KCN Tam Điệp (giai đoạn 1) KCN Tam Điệp (giai đoạn 2) KCN Gián Khẩu

KCN Khánh Cƣ KCN Phúc Sơn

Nguồn: Đề án điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển KCN tỉnh Ninh Bình 2014

Theo bảng 3.2, tỷ lệ lấp đầy ở các KCN trên địa bàn tỉnh có sự chênh lệch nhau, cụ thể: KCN Khánh Phú và KCN Gián Khẩu có tỷ lệ lấp đầy là 100% nhƣng KCN Tam Điệp (giai đoạn 2) và KCN Phúc Sơn chƣa thu hút đƣợc các nhà đầu tƣ, KCN Tam Điệp (giai đoạn 1) đạt tỷ lệ lấp đầy là 64%. Nguyên nhân của sự chênh lệch cao về tỷ lệ lấp đầy giữa các KCN trên địa bàn tỉnh là do độ tuổi của các KCN: Gián Khẩu, Khánh Phú, Tam Điệp (giai đoạn 1) là khá cao trong các KCN của tỉnh. KCN Tam Điệp (giai đoạn 2) và KCN Phúc Sơn đang trong giai đoạn xây dựng cơ bản nên đây chƣa phải là điểm có sức hút đối với các nhà đầu tƣ. Một khó khăn nữa khiến cho các KCN Phúc Sơn và Khánh Cƣ có tỷ lệ lấp đầy thấp là do diện tích đất quy hoạch chủ yếu thuộc đất lúa nên khó khăn trong cơng tác bồi thƣờng giải phóng mặt bằng, chƣa xây dựng cơ sở hạ tầng dẫn đến chƣa tạo môi trƣờng hấp dẫn trong thu hút các dự án đầu tƣ.

Tính trung bình tỷ lệ lấp đầy các KCN ở Ninh Bình đạt: 55%, tỷ lệ này là chƣa cao so với các tỉnh có bề dày về phát triển các KCN nhƣ Hải Dƣơng, Hải Phòng, Bắc

chƣa đƣợc lâu thì tỷ lệ này thể hiện các KCN của tỉnh Ninh Bình đang dần bƣớc vào giai đoạn phát triển và là điểm thu hút đối với các nhà đầu tƣ.

Lộ trình để một khu cơng nghiệp đƣợc lấp đầy và đảm bảo tính bền vững có thể kéo dài từ 6 đến 10 năm. Lộ trình này đối với các khu cơng nghiệp khơng giống nhau, nó cịn tùy thuộc vào diện tích cũng nhƣ các điều kiện cụ thể của từng khu công nghiệp. Việc đánh giá mức độ đảm bảo tính bền vững từ lộ trình đó khơng phải là một sớm một chiều, mà nó địi hỏi có thời gian dài để theo dõi, đánh giá cụ thể đối với từng khu cơng nghiệp. Xét trong trƣờng hợp tỉnh Ninh Bình, có thể thấy rằng các khu cơng nghiệp đều là mới thành lập, sớm nhất là khu công nghiệp Khánh Phú (2004), tiếp đó là khu cơng nghiệp Tam Điệp (2006), cịn lại 5 khu cơng nghiệp mới đƣợc ký quyết định thành lập vào cuối năm 2008. Bởi vậy, việc đánh giá xem tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp theo theo thời gian đã đảm bảo đƣợc bền vững hay chƣa vẫn còn cần nhiều thời gian nghiên cứu và đánh giá về sau, đƣa ra nhận định vào thời điểm hiện tại có thể khơng chính xác. Tuy nhiên, có thể đánh giá với riêng khu công nghiệp Khánh Phú là khu công nghiệp đƣợc thành lập đầu tiên trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, chỉ sau hơn 4 năm tính từ ngày thành lập, khu công nghiệp này đã đƣợc lấp đầy, trong khi đó một số hạng mục hạ tầng vẫn cịn dở dang, đang trong q trình hồn thiện, đặc biệt là các hạng mục về vệ sinh môi trƣờng (khu xử lý rác thải, xử lý nƣớc thải tập trung). Khu công nghiệp đƣợc lấp đầy chỉ trong thời gian ngắn phản ánh hiệu quả kinh tế và sức hút đầu tƣ của khu công nghiệp khá cao, tuy nhiên tốc độ lấp đầy quá nhanh thì chƣa đảm bảo một lộ trình phát triển bền vững cho khu cơng nghiệp.

c. Quy mơ diện tích các KCN

Theo Quy hoạch phát triển các KCN của Việt Nam đến năm 2020, tỉnh Ninh Bình có 05 KCN đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ cho phép thành lậpvới tổng diện tích quy hoạch là 1.961 ha nằm tại 5 huyện, thị xã và thành phố. Qui mô cụ thể các KCN của tỉnh thể hiện ở bảng 3.3:

Bảng 3.3: Qui mơ diện tích các KCN tỉnh Ninh Bình năm 2015 STT 1 2 3 4 5

Nguồn: Đề án điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển KCN tỉnh Ninh Bình 2015

Bảng 3.3 cho thấy nhìn chung quy mơ diện tích quy hoạch các KCN của tỉnh Ninh Bình có sự chênh lệch lớn giữa các khu, có 2 KCN có diện tích trên 300 ha, đó là: KCN Khánh Phú nằm trên địa bàn huyện Yên Khánh với tổng diện tích quy hoạch là 334,02 ha và KCN Tam Điệp nằm trên địa bàn thị xã Tam Điệp với tổng diện tích quy hoạch là 450 ha. Tiếp đến là huyện Gia Viễn có KCN Gián Khẩu với tổng diện tích quy hoạch là 262 ha, huyện Yên Khánh và TP. Ninh Bình gồm 2 KCN có diện tích dƣới 200 ha (KCN Khánh Cƣ nằm trên địa bàn huyện Yên Khánh với tổng diện tích quy hoạch là 191,95ha, KCN Phúc Sơn nằm trên địa bàn TP. Ninh Bình với tổng diện tích quy hoạch là 142,14ha.

Xét theo qui mô hiệu quả của KCN là từ 300 - 500 ha đối với KCN các tỉnh thì diện tích của các KCN trên địa bàn tỉnh vẫn cịn khá nhỏ (mới chỉ có 2 khu đạt tiêu chuẩn). Đây cũng là vấn đề đáng đƣợc quan tâm bởi qui mơ, diện tích của các KCN có ảnh hƣởng đến hiệu quả trong tổ chức bộ máy quản lý, đầu tƣ hạ tầng KCN và khả năng liên kết giữa các doanh nghiệp trong nội bộ KCN và giữa các KCN với nhau.

d. Trình độ cơng nghệ của doanh nghiệp trong các KCN

Sự hình thành và phát triển các KCN đã tạo điều kiện cho sự thay đổi rất lớn trong q trình chuyển giao cơng nghệ sản xuất ngành cơng nghiệp của tỉnh Ninh Bình.Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay, trình độ cơng nghệ của các KCN của tỉnh Ninh Bình chỉ ở mức trung bình và thấp. Trong những năm gần đây, cơ cấu

chuyển từ các ngành sử dụng lao động nhiều, cơng nghệ trung bình, vốn ít, hiệu quả kinh tế khơng cao chuyển dần sang các ngành có hàm lƣợng cơng nghệ tiên tiến, hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, hàm lƣợng công nghệ cao, hàm lƣợng chất xám trong các sản phẩm công nghiệp cịn chiếm tỷ lệ ít. Đóng góp nhiều nhất trong việc thay đổi cơng nghệ ở các KCN phải kể đến vai trò của các nhà đầu tƣ nƣớc ngồi. Thực tế cho thấy, tính đến nay đã có trên 40 nƣớc và khu vực lãnh thổ đầu tƣ vào các KCN tỉnh Ninh Bình nhƣng có đến 80% số dự án và 85% tổng số vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vào các KCN do chủ đầu tƣ của các nƣớc Đông Á và Đông Nam Á thực hiện. Các nhà đầu tƣ lớn của thế giới và có trình độ cơng nghệ cao nhƣ Hoa Kỳ, EU cịn rất ít. Do đó, số lƣợng dự án trong các KCN có hàm lƣợng cơng nghệ cao cịn hạn chế.

Nguồn vốn đầu tƣ vào các KCN của tỉnh Ninh Bình chủ yếu đến từ các nhà đầu tƣ trong nƣớc. Tính đến hết năm 2015, các KCN của tỉnh có tổng cộng 85 dự án đầu tƣ với tổng số vốn thực hiện là 48.527,3 tỷ đồng, trong đó số dự án có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài thực hiện chỉ chiếm 23/85 dự án với tổng số vốn đầu tƣ là 19.278,975 tỷ đồng. Tại các dự án đầu tƣ trong nƣớc, trình độ cơng nghệ, máy móc kỹ thuật chủ yếu đến từ trong nƣớc nên chƣa đƣợc hiện đại. Lĩnh vực đầu tƣ chủ yếu là các ngành công nghiệp nhẹ, sử dụng nhiều lao động nhƣ ngành dệt may, sản xuất giày dép, lắp ráp hàng điện tử, các ngành sử dụng công nghệ cao đƣợc đầu tƣ rất ít.

Để đảm bảo sự phát triển đồng đều giữa các KCN và các ngành công nghiệp theo đúng định hƣớng phát triển công nghiệp của tỉnh, trong thời gian tới ngoài việc hoàn thiện hạ tầng và nâng cao chất lƣợng các KCN Gián Khẩu và Khánh Phú, Ninh Bình sẽ tập trung xây dựng hạ tầng và tích cực kêu gọi thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài vào KCN Tam Điệp với các loại hình cơng nghiệp chủ yếu nhƣ điện tử, điện lạnh, giày da, may mặc, sản xuất vật liệu xây dựng, nhất là những loại vật liệu xây dựng tiên tiến, độ bền cao, hiệu quả tốt…, KCN Khánh Cƣ đƣợc kêu gọi thu hút đầu tƣ, đặc biệt là các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài với các loại hình cơng nghiệp đóng tàu cảng, luyện thép, máy cơ khí, nơng nghiệp, phụ tùng, thiết bị thay thế, các nhà máy

cơ khí qui mơ lớn… và KCN Phúc Sơn với các loại hình cơng nghiệp sạch chủ yếu nhƣ điện tử điện lạnh, gia công may mặc các loại quần áo, đồ điện gia dụng….

e. Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp

Bảng 3.4. Tổng hợp giá trị sản xuất của các KCN tỉnh Ninh Bình từ năm 2010 đến hết 2015 Đơn vị: triệu đồng Các KCN KCN Khẩu KCN Khánh Phú KCN Điệp Tổng cộng

Nguồn: Ban Quản lý các KCN tỉnh Ninh Bình

Bảng 3.4 cho thấy KCN Gián Khẩu là KCN đứng đầu về GTSX với tổng giá trị lên đạt 4.265.877 triệu đồng vào năm 2015, tiếp theo là KCN Tam Điệp với 3.376.897 triệu đồng, ít nhất là KCN Khánh Phú có GTSX là 2.643.564 triệu đồng. Xét về mức độ tăng thì GTSX ở từng khu đã tăng lên mạnh mẽ qua các năm, KCN Gián Khẩu: năm 2010 mới chỉ đạt 1.089.193 triệu đồng, đến năm 2015 GTSX tăng hơn 3,9 lần. KCN Khánh Phú: năm 2010 GTSX của KCN này đạt 7.378 triệu đồng, đến năm 2012 GTSX của KCN này có sự tăng trƣởng vƣợt bậc, chỉ sau 2 năm GTSX của KCN này tăng gấp 20 lần, cụ thể năm 2012 GTSX của KCN Khánh Phú đạt 152.620 triệu đồng. Nhƣ vậy sau 6 năm (năm 2010), tổng GTSX của KCN Khánh Phú đạt 2.643.564 triệu đồng. KCN Tam Điệp chỉ đứng sau KCN Gián Khẩu về GTSX, năm 2015 GTSX của KCN Tam Điệp tăng 2,8 lần so với năm 2010. Nhƣ

Điểm mạnh của các KCN này là GTSX tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp – xây dựng: Năm 2013, Tập đoàn xi măng Vissai (KCN Gián Khẩu) đạt 2.500.000 triệu đồng, cơng ty TNHH cơ khí Thành Cơng (KCN Gián Khẩu) đạt 421.598 triệu đồng, công ty may NienShing (KCN Khánh Phú) đạt 380.000 triệu đồng, công ty Xi măng Tam Điệp (KCN Tam Điệp) đạt 1.050.607.

3.2.1.2. Thực trạng tác động lan tỏa của các KCN trên địa bàn tỉnh Ninh Bình a) Về tăng trƣởng kinh tế

Các khu cơng nghiệp hình thành và phát triển đã có tác động lớn đến sự tăng trƣởng vàphát triển kinh tế của tỉnh Ninh Bình.

Từ năm 2005, khi những khu cơng nghiệp đầu tiên bắt đầu hình thành và đi vào hoạt động đã góp phần làm tăng GDP của tỉnh Ninh Bình. Có thể thấy rõ sự thay đổi đó qua các năm nhƣ sau:

Đơn vị: tỷ đồng

GDP tnh Ninh Bình qua các năm

15,000 10,000

5,000

0

chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Sản xuất công nghiệp ngày càng phát triển trở thành động lực chính để phát triển kinh tế

- xã hội của tỉnh. Các KCN đã đóng góp khơng nhỏ vào tốc độ tăng trƣởng kinh tế của tỉnh, bình quân hàng năm trong thời kì 2001-2005 đạt 13,1%, thời kì 2006-2011 đạt 15,7% và thời kỳ 2011 – 2013 đạt trên 13%. Nhờ vậy đến năm 2010 GDP trên địa bàn đạt gần 7.006 tỉ đồng (giá so sánh 1994) gấp gần 2 lần năm 2005, gấp hơn 4,4 lần năm 2000, gấp gần 7 lần năm 1995 và gấp 11,5 lần năm 1991. Năm 2014, tốc độ tăng trƣởng GDP đạt 9,83%, GDP đạt 10.789 tỷ đồng (trong khi đó tốc độ tăng GDP của cả nƣớc là 5,98%).

b) Đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế Ninh Bình cũng đã có những bƣớc chuyển biến lớn và tích cực: tỷ trọng cơng nghiệp - xây dựng, dịch vụ trong GDP ngày càng cao, tỷ trọng nông nghiệp giảm xuống một cách rõ rệt.

Các KCN phát triển góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Sau khi các KCN đựợc thành lập, hàng loạt các cơ sở sản xuất công nghiệp lớn của ngành sản xuất vật liệu xây dựng và ngành dệt may hoàn thành giai đoạn đầu và đi vào sản xuất ổn định nhƣ: Các nhà máy xi măng Tam Điệp, Hƣớng Dƣơng, Duyên Hà, The Vissai,…; cơ sở sản xuất cán thép Tam Điệp (POMIHOA); Các cơ sở may: May Đài Loan, Nienshieng, Levis…; Nhà máy lắp ráp ô tô Thành Công HuynDai, nhà máy sản xuất kinh doanh kính nổi và nhiều cơ sở sản xuất ở các khu, cụm công nghiệp đƣợc đầu tƣ xây dựng hoàn thành đã thật sự đƣa Ninh Bình có sự phát triển đột biến về phát triển cơng nghiệp, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế một cách rõ rệt.

Các KCN của tỉnh Ninh Bình đã thúc đẩy nhanh quá trình CNH, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phƣơng có KCN nói riêng, của tỉnh nói chung theo hƣớng tăng tỷ trọng cơng nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông – lâm nghiệp và thủy sản. Ninh Bình từ một tỉnh thuần nơng, kể từ khi các KCN đƣợc thành lập và đi vào hoạt động, bƣớc đầu đã hình thành rõ nét là nền kinh tế phát triển theo hƣớng CNH, HĐH.

Bảng 3.5: Cơ cấu GDP trên địa bàn tỉnh phân theo 3 khu vực kinh tế (2011-2015) Năm Nơng-lâm-thủy sản 2011 2012 2013 2014 2015

Nguồn: Báo cáo tình hình KT – XH tỉnh Ninh Bình qua các năm

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng CNH, HĐH đã thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh ngày càng phát triển, khai thác một cách có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, áp dụng những tiến bộ khoa học–kỹ thuật và cơng nghệ vào trong q trình sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

c) Đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu và ngân sách địa phƣơng

Các KCN trên địa bàn tỉnh đã có nhiều cố gắng trong việc mở rộng sản xuất, khai thác mặt hàng, mở rộng thị trƣờng xuất khẩu.Nhiều sản phẩm của các KCN tỉnh Ninh Bình đƣợc tiến hành xuất khẩu tới nhiều nƣớc và vùng lãnh thổ trên thế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh ninh bình (Trang 56 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w