Thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh ninh bình (Trang 78 - 85)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

3.3. Đánh giá chung về phát triển các khu công nghiệp theo hƣớng bền vững trên

3.3.1. Thành tựu đạt được

3.3.1.1. Phát triển các khu công nghiệp bền vững về mặt kinh tế

- Các KCN của tỉnh đã đƣợc hình thành và phát triển theo đúng quy hoạch chung đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt; hệ thống kết cấu hạ tầng các KCN của tỉnh ngày càng đƣợc đầu tƣ đồng bộ, hiện đại góp phần đổi mới, thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng các Khu công nghiệp và hạ tầng đơ thị của Tỉnh.

-Đóng góp lớn vào cải thiện mơi trƣờng đầu tƣ của tỉnh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời đã xây dựng và tạo lập đƣợc niềm tin cho các nhà đầu tƣ trong, ngoài nƣớc, đặc biệt là các tập đồn hàng đầu thế giới đến tìm hiểu cơ hội và đầu tƣ vào các KCN trên địa bàn tỉnh.

- Giá trị sản xuất và giá trị xuất khẩu và tỷ lệ đóng góp cho ngân sách nhà nƣớc của các KCN trên địa bàn tỉnh ngày càng cao, điều này chứng tỏ sự ổn định và hiệu quả trong sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp trong các KCN.

- Cơ cấu kinh tế của các các địa phƣơng có KCN nói riêng và của tồn tỉnh nói chung đã có sự chuyển dịch theo hƣớng CNH, HĐH, tỷ trọng các ngành công nghiệp - dịch vụ trong GDP cũng nhƣ về lao động ngày một tăng trong khi tỷ trọng nông nghiệp đang giảm dần. Đây cũng là một bằng chứng chứng tỏ hiệu quả của hoạt động phát triển các KCN theo hƣớng bền vững của tỉnh.

- Tạo động lực đột phá trong thu hút đầu tƣ, đặc biệt là thu hút đầu tƣ FDI, phát triển bền vững các KCN cũng là động lực thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng hiện đại, giải quyết việc làm cho hàng chục vạn lao động, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng nguồn thu cho ngân sách địa phƣơng.

hàng hóa trong KCN với thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế; tạo mối liên kết kinh tế giữa các KCN với nhau và giữa các KCN với mơi trƣờng bên ngồi để tham gia vào chuỗi giá trị sản phẩm có xuất xứ từ các DN KCN; tiếp nhận phƣơng pháp quản lý tiên tiến, hiệu quả từ các nƣớc phát triển.

3.3.1.2. Phát triển các khu công nghiệp bền vững về mặt xã hội

- Góp phần đẩy nhanh q trình đơ thị hóa, thúc đẩy hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thôn, đẩy mạnh sản xuất công nghiệp nông thôn theo hƣớng sản xuất hàng hóa, hỗ trợ tiêu thụ các sản phẩm sản xuất từ nông nghiệp thuộc các vùng sản xuất nơng nghiệp liền kề các KCN.

- Góp phần tạo thêm việc làm, thu nhập cho ngƣời lao động không chỉ ở địa phƣơng có KCN mà cả ngƣời lao động nhập cƣ từ nơi khác đến, tạo cơ hội tăng thu nhập cho ngƣời dân liền kề KCN bằng chuyển đổi mơ hình sản xuất, từ sản xuất nơng nghiệp truyền thống, nhỏ lẻ, chuyển sang sản xuất cung ứng dịch vụ nhƣ dịch vụ nhà ở, dịch vụ làm đẹp, dịch vụ cung ứng hàng hóa, nhu yếu phẩm thiết yếu,… phục vụ cho sinh hoạt của công nhân và ngƣời lao động trong KCN.

- Đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời lao động bị thu hồi đất cho xây dựng KCN đƣợc cải thiện do đƣợc đền bù từ phía nhà nƣớc hoặc do khoản thu nhập kiếm đƣợc nhờ tham gia lao động trong các KCN.

- Huy động đƣợc nguồn lực tổng hợp tham gia xây dựng hạ tầng nông thôn nhƣ đƣờng, điện, trƣờng, trạm bằng nguồn vốn xã hội hóa nhƣ tài trợ của các doanh nghiệp trong KCN, đóng góp ủng hộ của cơng nhân viên ngƣời lao động trong các KCN, trao đổi, giao lƣu văn hóa giữa cộng đồng dân cƣ với DN KCN,…

3.3.1.3. Phát triển các khu công nghiệp bền vững về mặt môi trường

- Đã đầu tƣ xây dựng đƣợc những cơng trình bảo vệ mơi trƣờng chung ở một số KCN, nâng cao ý thức của các doanh nghiệp ở KCN, ngƣời lao động, cộng đồng dân cƣ liền kề KCN tham gia tích cực vào thực hiện tốt pháp luật bảo vệ môi trƣờng; đầu tƣ xây dựng các cơng trình bảo vệ mơi trƣờng chất lƣợng đảm bảo tiêu chuẩn trong nội bộ doanh nghiệp trong KCN, khi có nguồn thải phát sinh trƣớc khi đƣa vào hệ thống xử lý tập trung của KCN phải đúng ntiêu chuẩn môi trƣờng quy định.

- Lựa chọn các dự án đầu tƣ có cơng nghệ tiên tiến, hiện đại sản xuất thân thiện với môi trƣờng vào KCN để làm hạt nhân tác động lan tỏa về sản xuất sạch, thân thiện môi trƣờng trong KCN.

- Các dự án đầu tƣ vào KCN trên địa bàn tỉnh đã thực hiện việc lập ĐTM (đánh giá tác động môi trƣờng) và xác nhận Bản cam kết bảo vệ mơi trƣờng, xây dựng cơng trình, biện pháp bảo vệ mơi trƣờng theo cam kết trƣớc khi dự án đi vào hoạt động. Nhìn chung, hầu hết các dự án trong KCN đã chấp hành khá tốt các quy định của Nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng.

3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế

3.3.2.1. Những hạn chế

a) Phát triển các khu công nghiệp bền vững về mặt kinh tế

- Chất lƣợng quy hoạch một vài KCN cịn hạn chế nhƣ: chƣa tính đến yếu tố hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào KCN, khả năng kết nối giao thông, khả năng liên kết vùng, khả năng đầu tƣ xây dựng,... Do đó chƣa khai thác đƣợc triệt để các lợi thế so sánh sẵn có dẫn đến quy hoạch treo hoặc quy hoạch phải điều chỉnh

- Các KCN trên địa bàn tỉnh có vị trí thuận lợi về giao thơng. Tuy nhiên, tỷ lệ lấp đầy của một số KCN còn rất thấp so với lƣợng đất thu hồi để xây dựng KCN. Một số KCN để thừa đất cho cỏ mọc khiến cho nhiều ngƣời nông dân mất đất trồng lúa nhƣng vẫn không đƣợc đáp ứng về nghề nghiệp, điều này gây ảnh hƣởng không nhỏ đến nhu cầu lƣơng thực cũng nhƣ thu nhập, đời sống của bà con nông dân.

- Năng lực tài chính của một số chủ đầu tƣ hạ tầng KCN còn hạn chế dẫn đến tiến độ triển khai bồi thƣờng giải phóng mặt bằng và xây dựng kết cấu hạ tầng chậm và dƣờng nhƣ không thực hiện theo đúng cam kết về tiến độ đối với nhà nƣớc và nhà đầu tƣ thứ cấp.

- Hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế - xã hội tạo ra từ các dự án đã hoạt động trong KCN còn thấp chƣa tƣơng xứng với mức độ sử dụng và khai thác nguồn lực.

- Hoạt động liên kết sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp trong KCN và giữa các KCN với nhau còn đang ở mức thấp, rời rạc, điều này ảnh hƣởng đến

- Chất lƣợng nguồn lao động cịn thấp, trình độ tay nghề chƣa cao, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của các doanh nghiệp trong các KCN.

- Quá trình nghiên cứu, đầu tƣ thiết bị và cơng nghệ một số nhà máy còn hạn chế, dẫn đến trong q trình hoạt động có phát sinh những sự cố về ô nhiễm môi trƣờng gây ảnh hƣởng đến môi sinh, môi trƣờng sống tại KCN và xung quanh KCN.

b) Phát triển các khu công nghiệp bền vững về mặt xã hội

- Do trình độ văn hóa cũng nhƣ trình độ của cộng đồng dân cƣ thuộc vùng dự án các KCN còn hạn chế, bên cạnh bị ảnh hƣởng nặng nề về nền sản xuất nhỏ, nên chƣa tiếp cận và làm quen đƣợc với tác phong sản xuất công nghiệp hiện đại, một số doanh nghiệp trong KCN do sản xuất thua lỗ nên chƣa tạo ra đƣợc đủ việc làm cho các hộ nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp.

- Nhiều DN KCN chƣa thực hiện tốt trách nhiệm xã hội trong quá trình đầu tƣ sản xuất - kinh doanh nên đã phát sinh những tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động; có một số doanh nghiệp trong KCN còn thiếu trách nhiệm trong việc thực hiện các chế độ chính sách đối với ngƣời lao động nhƣ còn trốn bảo hiệm xã hội, bảo hiểm y tế, khơng thực hiện thanh tốn chế độ làm ca ba, làm thêm giờ và các chế độ phúc lợi xã hội khác.

- Lực lƣợng lao động tại các doanh nghiệp trong các KCN chƣa đáp ứng yêu cầu phát triển của KCN, chƣa thu hút đƣợc nhiều cán bộ quản lý giỏi, công nhân tay nghề cao nên nhiều những khâu then chốt trong dây chuyền sản xuất hầu hết là lao động nƣớc ngoài. Hầu hết các doanh nghiệp chƣa chú ý nhiều đến vấn đề nhà ở cho công nhân cũng nhƣ chất lƣợng sống của cơng nhân mà phó thác cho xã hội và gia đình của ngƣời lao động; lực lƣợng lao động làm việc tại các KCN chỉ chiếm khoảng 35% lao động có chỗ ở ổn định, số cịn lại phải tự thu xếpvà sinh sống tại những nơi không bảo đảm điều kiện sống nên đã rạo ra những bất ổn về xã hội và an ninh trật tự.

c) Phát triển các khu công nghiệp bền vững về mặt môi trường

- Đến nay, vẫn cịn một vài KCN chƣa hồn thành các cơng trình bảo vệ mơi trƣờng chung nhƣ: trạm xử lý nƣớc thải tập trung, hệ thống thoát nƣớc mƣa, hệ

thống thoát nƣớc thải, khu vực chung chuyển rác thải công nghiệp trƣớc khi vận chuyển tới khu vực xử lý tập trung, hệ thống thiết bị quan trắc môi trƣờng tự động.

- Một số doanh nghiệp trong KCN chƣa chấp hành việc đầu tƣ các cơng trình bảo vệ mơi trƣờng nội bộ theo báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng đƣợc duyệt hoặc bản cảm kết bảo vệ môi trƣờng đƣợc duyệt, hệ thống thu gom nƣớc mặc, thu gom nƣớc thải, trạm xử lý nƣớc thải nội bộ nên việc gây ô nhiêm môi trƣờng của một số doanh nghiệp trong KCN vẫn xảy ra.

- Ý thức chấp hành pháp luật môi trƣờng của một số doanh nghiệp trong các KCN thấp kém nên các doanh nghiệp chủ động tránh né sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra, giám sát các hoạt động gây ô nhiêm môi trƣờng; hệ thống pháp luật về bảo vệ mơi trƣờng cịn nhiều hạn chế, đặc biệt là hình thức xử phạt vi phạm hành chính cịn nhẹ chƣa đủ sức răn đe đối với doanh nghiệp cố tình trốn tránh nghĩa vụ thực hiện pháp luật.

- Ban quản lý các khu công nghiệp mặc dù là cơ quan nhà nƣớc trực tiếp thực hiện công tác bảo vệ môi trƣờng KCN, nhƣng chƣa đƣợc UBND tỉnh uỷ quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng nên hiệu lực hiệu quả hoạt động quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng của BQL các KCN chƣa cao.

3.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế

- Quy hoạch phát triển một vài KCN ở giai đoạn 2010-2020 chất lƣợng cịn thấp, cá biệt có KCN đã đƣợc phê duyệt quy hoạch chi tiết nhƣng khơng có khả năng triển khai thực hiện nhƣ KCN Phúc Cƣ và KCN Kim Sơn gây xáo trộn và ảnh hƣởng đến đời sống của bà con nhân dân trong vùng quy hoạch. Nguyên nhân này thuộc về năng lực tổ chức bộ máy của BQL các KCN cịn yếu, đặc biệt chƣa có đội ngũ cơng chức có chun mơn sâu trong quản lý quy hoạch – xây dựng, bên cạnh cũng do nguyên nhân chủ quan của cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh trong khâu thẩm định, trình phê duyệt quy hoạch.

- Hệ thống quy phạm pháp luật về phát triển KCN còn nhiều chồng chéo trùng lắp, nguyên nhân này thuộc về các cơ quan Trung ƣơng bởi các KCN, khu

1991, do đó hệ thống pháp luật liên quan liên tục phải cập nhật, sửa đổi, bổ sung để đáp ứng yêu cầu thực tiễn về phát triển các KCN, khu kinh tế.

- Các Bộ, ngành chƣa có văn bản hƣớng dẫn cụ thể việc phân cấp, ủy quyền cho BQL các KCN trong một số lĩnh vực chƣa đƣợc thực hiện đầy đủ và nhất quán, phần nào ảnh hƣởng đến quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ của Ban và tâm lý của nhà đầu tƣ.

- Chƣa xây dựng và ban hành đƣợc Danh mục các dự án thân thiện mơi trƣờng, có cơng nghệ tiên tiến, hiện đại và có sức tác động lan tỏa về kinh tế xã hội đầu tƣ vào KCN, cần đặc biệt ƣu đãi hỗ trợ đầu tƣ, để làm cơ sở cho tổ chức vận động, xúc tiến đầu tƣ và chủ động đáp ứng các yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật đồng bộ và hạ tầng xã hội để đón nhận những nhà đầu tƣ này. Nguyên nhân này thuộc về BQL các KCN và Sở Kế hoạch và Đầu tƣ.

- Ở giai đoạn 2010-2015, chƣa nghiên cứu, đề xuất đƣợc cơ chế cho phép BQL các KCN đƣợc vận động và khai thác mọi nguồn lực ƣu tiên tập trung cho công tác bồi thƣờng giải pháp mặt bằng, xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ để thu hút đầu tƣ trong điều kiện khó khăn kinh tế. Đây cũng là nguyên nhân quan trọng thuộc trách nhiệm của BQL các KCN trong tham mƣu, đề xuất.

- Sự phối kết hợp giữa BQL các KCN với các Sở, Ngành và UBND các huyện có KCN trong giải quyết và tham mƣu các vấn đề về xây dựng và phát triển các KCN trong một thời gian dài (giai đoạn 2010 - 2015) cịn hạn chế và tính hiệu quả chƣa cao. Nguyên nhân này thuộc về chủ quan của BQL các KCN và chủ quan của nhiều Sở,Ban, Ngành ở giai đoạn này chƣa đồng thuận cao trong nhận thức về phát triển các KCN.

- Đội ngũ cán bộ, công chức của BQL các KCN trong một thời gian dài (giai đoạn 2005 - 2015) vừa thiếu về số lƣợng vừa yếu về chất lƣợng dẫn đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động của BQL các KCN trong giai đoạn này chƣa tƣớng xứng với chức, nhiệm vụ và quyền hạn đƣợc giao, nguyên nhân này thuộc về chính quyền địa phƣơng do chƣa quan tâm nhiều đến tổ chức bộ máy của BQL các KCN.

- Do đội ngũ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp KCN ở giai đoạn năm 2013 trở về trƣớc bất cập kể cả về đội ngũ cũng nhƣ trình độ và năng lực tổ chức quản lý điều hành hoạt động đầu tƣ sản xuất kinh doanh nên kết quả và hiệu quả sử dụng các nhóm nguồn lực của doanh nghiệp ở các KCN ở giai đoạn này chƣa cao, dẫn đến kết quả đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội còn hạn chế chƣa tƣơng xứng với quy mô và mức độ sử dụng nguồn lực. Nguyên nhân này thuộc về các doanh nghiệp trong KCN.

Chƣơng 4

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP THEO HƢỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH

GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

4.1. Dự báo những thuận lợi và khó khăn ảnh hƣởng đến phát triển bền vững các khu cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh ninh bình (Trang 78 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w