Thực trạng phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững về mặt xã

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh ninh bình (Trang 69 - 75)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

3.2. Phân tích thực trạng phát triển các khu cơng nghiệp theo hƣớng bền vững trên

3.2.2. Thực trạng phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững về mặt xã

hội

3.2.2.1. Thực trạng giải quyết việc làm

Theo số liệu của BQL các KCN tỉnh Ninh Bình, năm 2015, các KCN trên địa bàn tỉnh thu hút hơn 20 vạn lao động, trong đó số lao đơng nữ chiếm hơn 72%.Tình hình sử dụng lao động trong các KCN trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đƣợc thể hiện ở bảng 3.7:

Bảng 3.7: Tình hình thu hút lao động vào các KCN ở Ninh Bình giai đoạn 2012 - 2014 KCN KCN Gián Khẩu KCN Khánh Phú KCN Tam Điệp Tổng

Nguồn: Ban Quản lý các KCN tỉnh Ninh Bình 2014

Bên cạnh việc góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng cơng nghiệp hố, hiện đại hố, phát triển các KCN làm cho cơ cấu lao động trong tỉnh cũng có nhiều thay đổi. Bảng 3.7 cho thấy nguồn lao động cho các KCN ở Ninh Bình tăng lên trong thời gian vừa qua. Trong năm 2013, các KCN giải quyết việc làm cho 17.999 lao động, thì đến năm 2015, con số này đã lên 20.255 lao động, trong đó số lao động nữ chiếm 72%. Số lao động phổ thông và lao động nơng nghiệp giảm dần qua các năm, có sự gia tăng đáng kể lao động phi nông nghiệp cả về số lƣợng và chất lƣợng. Một bộ phận lớn ngƣời dân làm nông nghiệp trƣớc đây đã chuyển sang làm công nhân cho các KCN. Một bộ phận khác thì chuyển từ hoạt động nơng nghiệp sang cung cấp các dịch vụ cho lao động của các cơ sở sản xuất công nghiệp

nhƣ cho thuê nhà trọ, mở các cửa hàng dịch vụ nhƣ giải khát, cơm bình dân,…góp phần tăng thêm thu nhập cho ngƣời dân địa phƣơng.

Tuy các KCN đã thu hút đƣợc một lực lƣợng lao động địa phƣơng vào làm việc nhƣng mâu thuẫn hiện nay là các KCN yêu cầu lao động có kỹ thuật, có tay nghề trong khi lực lƣợng lao động chủ yếu là nông dân và con em của họ lại chƣa đƣợc đào tạo nghề. Do đó việc tuyển dụng ngƣời lao động vào làm việc trong các KCN gặp nhiều khó khăn.

3.2.2.2. Việc làm và đời sống của người dân có đất bị thu hồi

Việc tăng thu nhập cho ngƣời lao động khơng chỉ có nghĩa là tăng thu nhập cho ngƣời làm việc tại các KCN mà còn là vấn đề giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho cả những ngƣời dân có đất bị thu hồi để xây dựng các KCN.

Thu hồi đất đề xây dựng các KCN, KCX … phục vụ lợi ích Quốc gia là việc mà mọi quốc gia trên thế giới đều thực hiện trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH. Đây là xu thế tất yếu của quá trình phát triển của Việt Nam nói chung, Ninh Bình nói riêng.

Việc thu hồi đất đƣơng nhiên sẽ dẫn đến một bộ phận dân cƣ mất đất sản xuất, mất nhà ở, mất địa thế kinh doanh. Chính vì thế, việc thu hồi đất bao giờ cũng gắn với đền bù thiệt hại, với tổ chức tái định cƣ, giải quyết việc làm, thu nhập, đời sống cho những ngƣời có đất bị thu hồi.

Đối với những ngƣời nơng dân bị thu hồi đất để xây dựng các KCN thì việc thu hồi đất không chỉ ảnh hƣởng đến việc làm của họ mà còn ảnh hƣởng sâu sắc đến thu nhập cũng nhƣ đời sống vật chất và tinh thần của gia đình họ. Chính vì thế chính sách bồi thƣờng của nhà nƣớc nhằm mục đích đền bù cho họ những thiệt hại vì mục đích chung này, trƣớc hết họ đƣợc đền bù bằng tiền để bù đắp một phần những ảnh hƣởng đó. Các khoản tiền đền bù có ý nghĩa rất lớn đối với các hộ bị thu hồi đất nếu họ sử dụng nó vào những mục đích đúng đắn.

- Đầu tiên ngƣời dân có một khoản thu nhập khá lớn từ tiền bồi thƣờng cho diện tích đất bị thu hồi để mua lại đất nông nghiệp hoặc đất ở.

- Có khoản tiển bồi thƣờng đó, các hộ gia đình có điều kiện mua sắm cơng cụ phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Từ đấy các gia đình có điều kiện để tiếp tục tăng nguồn thu nhập và cải thiện đời sống gia đình.

- Các hộ có thể dành ra một phần tiền trong tổng số tiền trong tổng số tiền đƣợc bồi thƣờng để đầu tƣ cho con em học tập, tạo nền tảng để sau này có đƣợc nguồn thu nhập cao và ổn định hơn. Khoản đầu tƣ này là hợp lý và phù hợp với mục đích bồi thƣờng của Nhà nƣớc.

- Mặt khác, từ khoản tiền bồi thƣờng này các hộ gia đình có điều kiện mua sắm trang thiết bị hiện đại để phục vụ cuộc sống hàng ngày nhƣ phƣơng tiện đi lại, phƣơng tiện nghe nhìn, máy điều hịa, tivi…giúp đời sống trƣớc mắt của họ đƣợc nâng lên.

Công tác bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng là vấn đề phức tạp, liên quan đến quyền lợi của ngừời dân có đất trong quy hoạch xây dựng KCN. Trong những năm qua, tỉnh ủy, UBND tỉnh Ninh Bình đã có nhiều chủ trƣơng, biện pháp chỉ đạo giải phóng mặt bằng cho các KCN. Tuy nhiên, cơng tác bồi thƣờng giải phóng mặt bằng để đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng trong và ngồi hàng rào các KCN gặp rất nhiều khó khăn, một số huyện thực hiện khơng tốt, không đồng bộ dẫn tới nhiều bức xúc, căng thẳng làm ảnh hƣởng tới quá trình sản xuất kinh doanh. Để thực hiện cơng tác đền bù, giải phóng mặt bằng, tỉnh đã ban hành các quy định sau:

- Cơng tác đền bù giải phóng mặt bằng khơng chỉ là nhiệm vụ của các nhà đầu tƣ mà cần có sự thống nhất và xác định rõ đây là nhiệm vụ của chính quyền địa phƣơng, q trình thực hiện cần có sự phân cơng cụ thể, chỉ đạo xuyên suốt từ trên xuống dƣới, sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức đồn thể chính trị - xã hội, có những giải pháp phù hợp với tình hình thực tế của địa phƣơng.

- Cần thực hiện tốt chính sách đất đai trong việc quản lý ruộng đất, quá trình sử dụng, sự biến động đất đai hàng năm nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác định diện tích, chủ sử dụng đất, nhanh chóng hồn thiện hồ sơ đất đai, khơng để tình trạng sai sót, lợi dụng quản lý để khai thác khơng đúng mục đích sử dụng đất, hạn chế những bức xúc, khiếu kiện trong nhân dân. Đồng thời thực hiện nhất quán chính

sách bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng của tỉnh, khơng để xảy ra tình trạng tự ý nâng giá bồi thƣờng, vi phạm chính sách. Kiên quyết xử lý các trƣờng hợp vi phạm.

Nhìn chung tỉnh Ninh Bình đã thực hiện đền bù cho các hộ bị thu hồi đất theo đúng quy định của nhà nƣớc, các hộ có đất bị thu hồi để xây dựng KCN ở tỉnh Ninh Bình đã sử dụng khá hợp lý các khoản tiền bồi thƣờng thu hồi đất

Về vấn đề việc làm cho ngƣời lao động có đất bị thu hồi xây dựng KCN, tỉnh đã có chính sách hỗ trợ nhân dân khu vực có đất quy hoạch xây dựng KCN trong việc chuyển đổi nghề nghiệp, đào tạo nghề, phát triển các loại hình dịch vụ hỗ trợ KCN và doanh nghiệp KCN, giải quyết vấn đề lao động cho ngƣời dân địa phƣơng. Tỉnh Ninh Bình đã giải quyết tốt việc ƣu tiên tuyển dụng lao động tại các địa phƣơng có đất thu hồi để xây dựng các KCN. Thực hiện thông báo cụ thể nhu cầu, yêu cầu tuyển dụng đến ngƣời dân địa phƣơng, tổ chức các lớp bồi dƣỡng kỹ năng trả lời phỏng vấn, định hƣớng nghề nghiệp miễn phí cho lao động địa phƣơng. Kinh phí đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp đƣợc thực hiện ngay trong kinh phí bồi thƣờng giải phóng mặt bằng. Đồng thời với đào tạo lao động mới, tỉnh đã có chính sách phát triển các loại hình dịch vụ xung quanh KCN, nhƣ: ăn uống, vui chơi giải trí, thƣơng mại…

Để thống nhất trong việc chỉ đạo và thực hiện giải quyết việc làm cho ngƣời lao động có đất bị thu hồi, ngày 21/7/2007 BQL các KCN đã chủ trì tổ chức hội nghị triển khai công tác tuyển lao động cho các doanh nghiệp trong KCN. Hội nghị đã thống nhất qui định trình tự, thủ tục tuyển dụng lao động, đối tƣợng ƣu tiên tuyển dụng và thủ tục để đƣợc hƣởng ƣu đãi về đào tạo nghề. Tính đến nay, KCN Khánh Phú đã có 20 doanh nghiệp tổ chức tuyển dụng lao động (trong đó có 18 doanh nghiệp đang tiến hành sản xuất kinh doanh), các doanh nghiệp này đã tuyển dụng đƣợc 6.349 lao động, trong đó có

Đời sống của ngƣời dân có đất bị thu hồi đƣợc cải thiện rõ rệt, thu nhập ngày một tăng, góp phần làm tăng thu nhập bình qn của tỉnh. Năm 2010, 100% số hộ thuộc diện bị thu hồi đất đƣợc điều tra đã có nhà ở, điều kiện về nhà ở đã đƣợc

ngày một tăng lên. Thu nhập và đời sống của ngƣời dân ngày một nâng cao, góp phần quan trọng vào cơng tác xóa đói giảm nghèo.Nhiều hộ gia đình đã có điều kiện trang bị những thiết bị lâu bền, có giá trị cao (tivi, tủ lạnh…) phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Lƣợng lao động mà các khu công nghiệp giải quyết đƣợc hiện nay chiếm khoảng 21% so với tổng số lao động bị mất đất. Ví dụ nhƣ ở xã Gia Xuân (Gia Viễn, Ninh Bình) có 1710 lao động sau thu hồi đất khơng có việc, đến nay đã có 131 ngƣời vào làm ở khu công nghiệp và các doanh nghiệp, 210 ngƣời làm nghề thêu ren, 403 ngƣời làm nghề thợ xây, lái xe, thợ mộc và các dịch vụ khác, lao động làm trang trại và nơng nghiệp khác là 412 ngƣời, chƣa có việc làm ổn định là 391 ngƣời. Trong thời gian tới, khi các khu cơng nghiệp đã hồn thành các bƣớc xây dựng cơ sở hạ tầng và các dự án đầu tƣ vào các khu cơng nghiệp đƣợc thực hiện thì lƣợng lao động mất đất đƣợc giải quyết việc làm sẽ đƣợc đáp ứng đáng kể.

3.2.2.3. Thu nhập của người lao động trong các KCN tỉnh Ninh Bình a. Thu nhập của người lao động ở các KCN

Các khu công nghiệp đƣợc xây dựng và đi vào vận hành đã góp phần giải quyết một số lƣợng lớn lao động tại mỗi địa phƣơng có khu cơng nghiệp nói riêng và của tồn tỉnh nói chung. Lao động chủ yếu là chuyển từ lao động nông nghiệp kém hiệu quả sang làm lao động công nghiệp tại địa phƣơng.Lao động làm việc trong các khu cơng nghiệp có mức thu nhập bình qn cao hơn, lại đƣợc đảm bảo đầy đủ các quyền lợi của ngƣời lao động, do đó mức sống của ngƣời lao động cũng vì thế mà đƣợc cải thiện.

Theo số liệu thống kê của BQL các KCN của tỉnh Ninh Bình, từ khi thành lập các KCN đến nay thì số lƣợng lao động trong các KCN liên tục tăng dần qua các năm và thu nhập của ngƣời lao động cũng ngày một tăng theo. Năm 2010, hơn 13.000 lao động làm việc trong các KCN và thu nhập bình quân mỗi ngƣời khoảng 1.700.000 đồng/tháng/ngƣời. Năm 2011, các KCN thu hút thêm hơn 5000 lao động vào làm việc, và thu nhập bình quân của mỗi ngƣời lao động khoảng hơn 2 triệu đồng/tháng/ngƣời, cao hơn rất nhiều so với thu nhập bình qn tồn tỉnh (1.202,4

nghìn đồng). Đến năm 2014, thu nhập bình quân của mỗi ngƣời lao động tăng lên 3.823.000đồng/ngƣời/tháng. Nhƣ vậy, mức thu nhập của ngƣời lao động ngày một tăng, đời sống của họ ngày một đƣợc cải thiện.

b. Đời sống vật chất của người lao động trong các KCN * Chỗ ở cho người lao động

Các KCN đƣợc tạo điều kiện để xây dựng nhà ở cho cơng nhân. Tính đến tháng 5/2012, trong số 3 KCN đã thành lập và đi vào hoạt động thì có 2 khu đã đƣợc phê duyệt quy hoạch chi tiết khu nhà ở công nhân là KCN Gián Khẩu, diện tích 24 ha và KCN Khánh Phú, diện tích là 13,35 ha; tuy nhiên do chƣa có chủ đầu tƣ nên cho đến nay chƣa xây dựng đƣợc. KCN Tam Điệp (giai đoạn 1) chƣa lập quy hoạch khu nhà ở cho cơng nhân.

Hiện nay, những lao động có gia đình ở gần KCN có thể đi về trong ngày chƣa phải là nhiều, còn lại là lao động đến từ các tỉnh khác hoặc đến từ các huyện khác xa KCN đều phải tự tìm nhà trọ thuê tại khu vực gần nơi làm việc. Các dãy nhà trọ này đƣợc dân cƣ xây dựng tự phát, tạm bợ, chật hẹp (hầu hết là cấp IV hoặc nhà tạm thiếu tiện nghi) để cho thuê nên các điều kiện về sinh hoạt nhƣ điện, nƣớc, ánh sáng, khơng khí, an ninh trật tự chƣa đƣợc đảm bảo. Các dãy nhà trọ này đƣợc xây dựng manh mún do ngƣời dân tận dụng đất vƣờn, cải tạo nhà ở, nhà kho cũ để cho thuê nhằm kiếm thêm thu nhập. Một số doanh nghiệp xây dựng nhà ở cho ngƣời lao động thuê nhƣng chỉ đƣợc dùng để phục vụ một số đối tƣợng có vị trí đặc biệt trong doanh nghiệp thuộc KCN đó.

Số lao động có độ tuổi trẻ chiếm phần lớn lao động trong các KCN của tỉnh Ninh Bình, thu nhập chƣa cao, chỉ đủ điều kiện để thuê nhà trọ loại trung bình trong khi giá thuê nhà, điện nƣớc liên tục tăng. Vì thế, cuộc sống của họ gặp nhiều khó khăn. Điều này cũng ảnh hƣởng lớn đến đời sống của lực lƣợng lao động KCN nói chung, đặc biệt là lao động từ nơi khác đến.

Trƣớc thực trạng đó thì việc khuyến khích các đơn vị, cá nhân trong và ngoài nƣớc xây dựng nhà ở cho công nhân ở các KCN theo Quyết định số 66/2009/QĐ-

động làm việc tại các KCN, KCX, KKT là rất cần thiết, điều này có tác dụng thiết thực, vừa thuận tiện cho việc quản lý hệ thống nhà trọ, vừa đảm bảo an ninh trật tự cho ngƣời lao động, vừa đảm bảo mỹ quan cho các khu xung quanh

* Đời sống văn hóa tinh thần của người lao động trong các KCN

Những năm gần đây, dòng ngƣời lao động đổ về các KCN của tỉnh làm việc ngày một đông. Với áp lực công việc căng thẳng, điều kiện sống thiếu thốn trong các khu nhà trọ lại chịu tác động của tệ nạn xã hội, đại đa số ngƣời lao động các KCN vẫn phải chấp nhận để có việc làm. Đời sống của ngƣời lao động ln trong tình trạng thiếu cả về vật chất lẫn văn hố, tinh thần. Có thể nói, cuộc sống của những lao động trong các KCN cịn hết sức khó khăn, thiếu thốn. Nhƣ vậy, phần lớn thời gian trong ngày của họ là miệt mài làm việc. Thời gian còn lại, họ dành để ngủ bù, họ cũng muốn cải thiện cuộc sống tinh thần nhƣng đồng lƣơng eo hẹp đã không cho họ cơ hội để thực hiện mong muốn đó.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh ninh bình (Trang 69 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w