Một số kiến nghị đối với cơ quan chủ quản (ĐHQGHN) và đơn vị và cơ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao năng lực quản lý trong kinh doanh xuất bản phẩm tại nhà xuất bản đại học quốc gia hà nội (Trang 82 - 90)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.4. Một số kiến nghị đối với cơ quan chủ quản (ĐHQGHN) và đơn vị và cơ

vị và cơ quan quản lý Nhà nƣớc

4.4.1. Một số kiến nghị đối với cơ quan chủ quản (ĐHQGHN)

Với chiến lược xây dựng Nhà Xuất bản ĐHQGHN trở thành một nhà xuất bản khoa học và giáo dục có uy tín của Việt Nam và dần hịa nhập với các NXB trên thế giới, cung cấp các kiến thức đặc sắc, tiên phong cho độc giả trong ước và quốc tế cần phải có sự đầu tư, hỗ trợ từ cơ quan chủ quản.

Sau đây là một số kiến nghị đối với Đại học Quốc gia Hà Nội:

- Công tác tồ chức cán bộ

Chỉ đạo và hỗ trợ Nhà xuất bản và Nhà in thực hiện tốt hoạt động sáp nhập, đánh giá và bố trí lãnh đạo đáp ứng yêu cầu phát triển của Nhà xuất bản giai đoạn đến 2015 và chuẩn bị nhân sự lãnh đạo cho giai đoạn tiếp theo.

Có chính sách hỗ trợ kinh phí đào tạo cán bộ viên chức hàng năm, có hình sách đầu tư cho cán bộ lãnh đạo học tập chuyển giao công nghệ tại các Nhà xuất bản có thương hiệu trong nước và quốc tế.

- Đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị

Giai đoạn 2014-2015 được dự quan tâm của ĐHQGHN nhìn chung cơ sở vật chất tạm thời đáp ứng được quá trình hoạt động của NXB, nhưng trang

thiết bị thì cịn thiếu thốn về nhiều mặt. Trong q trình in ấn phát hành NXB phải dựa vào ác đối tác bên ngoài điều này sẽ tốn kém về kinh phí cũng như thời gian phát hành ấn phẩm. Để đáp ứng được nhu cầu làm việc, cũng như tốc độ và chất lượng đòi hỏi NXB cần có sự đầu tư lớn về trang thiết bị:

+ Đầu tư mua sắm máy móc trang thiết bị cơ bản cho hoạt động in ấn và hoạt động hoàn thiện sách, bao gồm các hệ thống máy: Máy in 4 màu, máy in đen trắng, máy cắt, máy xén, máy dàn trang... (theo phương án công nghệ đề xuất)

+ Đầu tư cơ sở vật chất và máy móc theo tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo công tác xuất bản, cơng tác in ấn và hồn thiện sách đáp ứng được tiêu chuẩn theo mơ hình các nhà xuất bản quốc tế.

- Hỗ trợ và cấp kinh phí hoạt động các dự án xuất bản

Ngoài các dự án mà NXB đang thực hiện, NXB kiến nghị ĐHQGHN tiếp tục hỗ trợ và cấp kinh phí hoạt động các dự án xuất bản mới như:

Dự án sách quốc tế: Đây là dự án xuất bản các ấn phẩm quốc tế trong đó từ việc mua bản quyền, dịch thuật, xuất bản các ấn phẩm nước ngoài ra Tiếng Việt; hay dự án lựa chọn dịch những ấn phẩm khoa học xuất sắc của ĐHQGHN và Việt Nam ra Tiếng Anh; hay mua bản quyền Tiếng Anh và xuất bản trực tiếp bằng Tiếng Anh tại Việt Nam. Dự án này rất cần thiết vì nó gánh vác sự mệnh hỗ trợ đưa ĐHQGHN thực hiện chiến lược thành trung tâm giáo dục đẳng cấp quốc tế. Chính vì vậy, dự án cần phải có một chính sách kịp thời và một nguồn đầu tư phù hợp với nhiệm vụ của nó.

Dự án sách và ấn phẩm Điện tử (E-book, E-joumal...): Nhằm tạo điều kiện tiếp cận các ấn phẩm khoa học trong thời đại kỹ thuật số cho các độc giả, NXB xây dựng và phát triển dự án phát triển kho tài nguyên học liệu điện tử. Dự án này cần có một chính sách kịp thời và một nguồn đầu tư hợp lý.

- Về chính sách xuất bản

Nhà xuất bản kiến nghị ĐHQGHN cần có chính sách đầu tư nguồn học liệu cụ thể cho từng năm, từng giai đoạn.

Có chính sách hỗ trợ để Nhà xuất bản chủ động xây dựng các đề tài có giá trị, có thưong hiệu khoa học phục vụ cơng tác giảng dạy và nghiên cứu.

Có chính sách quan tâm hỗ trợ thúc đẩy phối hợp giữa Nhà xuất bản với các đơn vị trong ĐHQGHN về hoạt động xuất bản; hoạt động in ấn.

4.4.2. Một số kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước

Có thể nói, hoạt động xuất bản được coi là một lĩnh vực vô cùng nhạy cảm bởi nó khơng chỉ ảnh hưởng đến một mà nhiều người đọc, thậm chí nhiều thế hệ, và nền văn hóa của một quốc gia.

Cùng với sự nở rộ của thị trường xuất bản, thì sự ra đời của nhà nhà in, nhà xuất bản, các ấn phẩm ra lị dưới hình thức liên kết xuất bản cho người đọc nhiều cơ hội tiếp cận hơn với kho tri thức khổng lồ của nhân loại, với nhiều đầu sách phong phú thuộc nhiều thể loại. Tuy nhiên, cũng chính vì sự cởi mở đối với lĩnh vực xuất bản cùng những lỗ hổng về pháp lý, cũng như nhiều sai phạm ảnh hưởng đến ngành.

Vì vậy các chủ trương của Đảng và Nhà nước phải có phương án giải quyết những vấn đề sau:

Thứ nhất, cần nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ quản lý trong

công tác quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản, nghiệp vụ phòng, chống in lậu; đồng thời các cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản cần phải mạnh tay kiểm soát chặt chẽ hoạt động xuất bản, in ấn của các nhà xuất bản, nhà in, việc thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm phải kịp thời, nghiêm minh, đúng luật.

Thứ hai, cần nâng cao trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, năng lực,

xuất bản, của chuyên viên đọc kiểm tra xuất bản phẩm lưu chiểu, cộng tác viên đọc kiểm tra xuất bản phẩm lưu chiểu; bổ sung đội ngũ chuyên gia am hiểu về mỗi lĩnh vực xã hội, về mỗi tác giả, mỗi xu hướng tư tưởng, văn hóa - nghệ thuật,... nhất định liên quan đến hoạt động xuất bản và xuất bản phẩm.

Thứ ba, việc liên kết xuất bản giữa nhà xuất bản của Nhà nước và tư

nhân là một lựa chọn phù hợp với đặc thù phát triển của Việt Nam, tuy nhiên đối với hoạt động liên kết xuất bản cần dựa trên cơ sở quy định của Luật, đồng thời Luật cũng cần quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của các nhà xuất bản tránh sự chồng chéo trong hoạt động xuất bản.

Tổng kết chƣơng 4

Chương 4 đã tập trung đưa ra những giải pháp nâng cao năng lực quản lý hoạt động, kinh doanh xuất bản phẩm tại NXB ĐHQGHN dựa vào thực trạng đã khảo sát ở chương 3. Các nhóm giải pháp cụ thể, có cơ sở khoa học đã được đề xuất đối với NXB ĐHQGHN, đối với đơn vị chủ quản là ĐHQGHN và đối với các cơ quan quản lý Nhà nước nhằm đưa ra góc nhìn sâu rộng, đa chiều hơn về xuất bản.

KẾT LUẬN

Sản phẩm của hoạt động xuất bản là vật thể vật chất nhưng lại chứa đựng những giá trị tinh thần. Sảm phẩm xuất bản vừa mang tính chất khoa học, vừa mang tính văn hóa rõ rệt. Tính chất văn hóa cịn được biểu hiện qua q trình lưu thơng, phân phối xuất bản phẩm. Q trình này mang tính chất hàng hóa nhưng là hàng hóa đặc biệt mang giá trị sử dụng thuộc văn hóa tinh thần chứ khơng phải là hàng hóa đơn thuần. Chính điều này làm cho hoạt động xuất bản mang tính chất đặc thù.

Trong bối cảnh hiện nay, hệ thống các nhà xuất bản cịn khó khăn bất cập, ngồi các yếu tố khách quan, một trong những yếu tố chưa tạo được sự đột phá trong nhiều nhà xuất bản chính là năng lực lãnh đạo, quản lý hoạt động kinh doanh hạn chế dẫn đến nhiều nhà xuất bản cịn lúng túng, trì trệ và yếu kém.

Luận văn đã đi vào nghiên cứu hoạt động của NXB ĐHQGHN, một nhà xuất bản khoa học chuyên ngành có nhiệm vụ xuất bản giáo trình, sách tham khảo, sách chuyên khảo, tra cứu, nghiên cứu phục vụ đại học.

Trải qua 20 năm, xây dựng và trưởng thành NXB ĐHQGHN đã thực hiện được tơn chỉ, mục đích và gặt hái một số thành quả nhất định. Tuy nhiên, trải qua nhiều thay đổi NXB ĐHQGHN vẫn gặp khơng ít những khó khăn cả chủ quan lẫn khách quan như mơ hình, cơ chế chính sách, nguồn lực con người, cơng tác tổ chức, năng lực cán bộ. Và những kết quả đạt được chưa đáp ứng được mong mỏi và kỳ vọng với những mục tiêu đặt ra. Do vậy, địi hỏi cần phải có sự nghiên cứu, bổ sung, đổi phương thức quản lý để phù hợp với hoạt động thực tiễn của đơn vị.

Căn cứ vào thực tiễn hoạt động của NXB ĐHQGHN luận văn đã đi vào nghiên cứu những vấn đề có tính chất lý luận cơ bản liên quan đến cơng tác

và tình hình hoạt động của NXB ĐHQGHN. Trên cơ sở đó đánh hiệu quả và năng lực quản lý của nhà xuất bản trong công tác kinh doanh xuất bản, xuất bản phẩm.

Luận văn hướng tới việc chỉ ra những giải pháp để nâng cao năng lực quản lý nhà xuất bản chính là nâng cao năng lực hoạt động kinh doanh, xuất bản, nhằm nâng cao chất lượng xuất bản, nâng cao thương hiệu của nhà xuất bản hàng đầu, nâng cao thị phần kinh doanh phát hành, tạo công ăn việc làm cho nhà xuất bản.

Luận văn chỉ ra những yếu tố then chốt về năng lực quản lý nhà xuất bản, đặc biệt là các yếu tố liên quan đến nguồn lực con người; vai trị quản lý, khả năng, trình độ của các cấp lãnh đạo, các thành viên; các yếu tố liên quan đến con người như cơ chế chính sách; Năng lực tổ chức sắp xếp, sử dụng nguồn lực, tận dụng được nguồn lực mở, ngoài là hệ thống cán bộ cơ hữu NXB phải xây dựng được hệ thống cộng tác viên bao gồm nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các tác giả, các biên tập viên, cộng tác viên để nhà xuất bản có chủ động trong hoạt động sản xuất và kinh doanh, tăng cường hợp tác và chuyển giao tri thức quốc tế đặc biệt là trong bối cảnh tồn cầu hóa.

Luận văn đã chỉ ra những bất cập hạn chế về năng lực quản lý hoạt động, kính doanh, xuất bản tại NXB ĐHQGHN trong giai đoạn hiện nay cả về nguyên nhân chủ quan và khách quan. Từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể đối với NXB; những kiến nghị tới cơ quan chủ quản và các cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản để có những chủ trương, chính sách phù hợp từng mơ hình nhà xuất bản.

Kết quả của luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý liên quan đến hoạt động xuất bản, cơ quan chủ quản và những sinh viên, học viên cao học quan tâm đến vấn đề này.

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, với vốn kiến thức và thời gian nghiên cứu cịn hạn chế, luận văn khơng tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để kết quả nghiên cứu được hoàn thiện hơn, mang nhiều ý nghĩa trên cả phương diện lý luận và thực tiễn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chỉ thị 42 – CT/TW ngày 25/8/2004 của Ban Bí thư về “Nâng cao chất

lượng tồn diện của hoạt động xuất bản”;

2. Chính phủ, 2002. Nghị định 10/2002/NĐ-CP của Chính phủ Về chế độ tài

chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu ngày 16/01/2002. Hà Nội.

3. Chính phủ, 2006. Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ Quy định

quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập ngày 25/04/2006. Hà Nội.

4. Chính phủ, 2015. Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ về Quy định

cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập ngày 14/02/2015. Hà Nội.

5. Lưu Thị Bình, 2014. Quản lý tài chính ở Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia

– Sự thật. Luận văn thạc sỹ. Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014. Đề án Chiến lược phát triển Đại học Quốc

gia Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Hà Nội.

7. Đảng cộng sản Việt Nam (2006) – Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần

thứ X, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.

8. Phạm Xuân Hoan, 2015. Đổi mới cơ chế tài chính tại Đại học Quốc gia Hà

Nội trong định hướng chung đổi mới cơ chế tài chính giáo dục Đại học

9. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. Báo cáo kết quả hoạt động kinh

doanh qua các năm;

10. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. Quy chế Chi tiêu nội bộ;

11. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. Nghị quyết hội nghị cán bộ viên

chức qua các năm;

12. Nghị quyết Trung ương 5 khóa X về cơng tác tư tưởng, lý luận, báo chí

13. Nguyễn Anh Tú, 2015. Quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản. Luận án Tiến sĩ. Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

14. Hoàng Xuân Vinh, 2011. Chiến lược kinh doanh độc lập của Nhà xuất

bản Giáo dục Việt Nam khi khơng cịn độc quyền xuất bản sách giáo khoa.

Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Quốc gia Hà Nội.

15. Hoàng Thị Vui, 2010. Quảng bá sách Việt Nam ra nước ngoài trong bối

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao năng lực quản lý trong kinh doanh xuất bản phẩm tại nhà xuất bản đại học quốc gia hà nội (Trang 82 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w