Những điều chỉnh trong chính sách thương mại quốc tế của Trung Quốc từ sau khi gia nhập WTO đến nay

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB những điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của trung quốc từ sau khi gia nhập WTO đến nay và gợi ý với việt nam (Trang 49 - 50)

Năm 2003, Đại hội Đại biểu tồn quốc khố 3 lần thứ XVI ĐCS Trung Quốc đã chỉ rõ quan điểm phát triển: “kiên trì lấy dân làm gốc, xây dựng quan

điểm phát triển bền vững toàn diện, hài hoà”. Để đáp ứng yêu cầu này, Trung

Quốc cần phải chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế, lấy tăng trưởng sâu để phát triển bền vững. Thương mại quốc tế của Trung Quốc cũng có nhu cầu cấp thiết trong việc chuyển đổi phương thức tăng trưởng. Từ khi cải cách mở cửa đến nay, thương mại quốc tế của Trung Quốc phát triển rất nhanh, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đứng vào top những nước dẫn đầu trên thế giới. Xét về số lượng thương mại và kim ngạch thương mại, Trung Quốc đã trở thành một nước lớn về thương mại. Thế nhưng thương mại quốc tế của Trung Quốc lớn nhưng khơng ưu, cịn tồn tại nhiều vấn đề như: sự mất cân đối nghiêm trọng trong cơ cấu thương mại, cơ cấu sản phẩm cần được ưu hoá hơn, phương thức tăng trưởng tương đối rộng, phương thức thương mại tương đối lạc hậu v.v… Do vậy, cần phải quán triệt thực hiện quan điểm phát triển khoa

học, tăng nhanh chuyển đổi trong phương thức tăng trưởng thương mại quốc tế, đưa tăng trưởng thương mại quốc tế đi từ phương thức cạnh tranh chủ yếu dựa vào giá cả và số lượng sang nâng cao chất lượng, hiệu quả và ưu hố cơ cấu, khơng ngừng cải thiện môi trường thương mại, thúc đẩy thương mại quốc tế tăng cường năng lực trong tăng trưởng kinh tế quốc dân và nâng cao toàn diện chất lượng kinh tế quốc dân, thực hiện phát triển bền vững, toàn diện, hài hoà trong thương mại quốc tế.

Từ năm 2004 trở lại đây, những chính sách thương mại quốc tế cũng xoay quanh mục tiêu chuyển đổi phương thức tăng trưởng thương mại quốc tế.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB những điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của trung quốc từ sau khi gia nhập WTO đến nay và gợi ý với việt nam (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w