Cùng với việc giảm thuế, Trung Quốc tiến hành bãi bỏ mọi biện pháp phi thuế quan như: giảm mạnh phạm vi và chủng loại hàng hoá chịu sự quản lý giấy phép nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu… do đó đã tạo nhiều cơ hội cho các nước thâm nhập thị trường Trung Quốc. Năm 2002, Trung Quốc có 54 hàng hố chịu sự quản lý hạn ngạch. Năm 2004, xoá bỏ hạn ngạch nhập khẩu cao su tự nhiên. Năm 2005, xoá bỏ quy định kinh doanh nhập khẩu cao su tự nhiên, lông cừu; chủ động giảm xuống còn 35 mặt hàng chịu sự quản lý hạn ngạch. Đến năm 2006, theo đúng cam kết với WTO, đúng hạn xoá bỏ hạn ngạch thuế nhập khẩu dầu thực vật, chủ động giảm xuống còn 34 sản phẩm chịu quản lý hạn ngạch, và quản lý thương mại quốc doanh đối với 16 mặt hàng như lương thực, bông, dầu thô, ăng – ti – moan (nguyên tố hoá học, ký hiệu Sb). Trong nơng nghiệp, ngồi việc quản lý hạn ngạch thuế đối với 6 loại nông sản phẩm, các phương thức quản lý hạn ngạch nhập khẩu khác đều bị xoá bỏ. Tiến hành quản lý thương mại quốc doanh đối với 8 mặt hàng như
tiểu mạch, bông v.v… Chỉ tiến hành quản lý hồ sơ đối với những doanh nghiệp kinh doanh thương mại phi quốc doanh, quản lý giấy phép nhập khẩu đối với 26 mặt hàng như rượu, thuốc, cao su tự nhiên, vật liệu thép v.v… Đến năm 2010, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc với Mỹ và EU vượt 400 tỷ USD, với Nhật Bản và Hàn Quốc vượt 500 tỷ USD, với ASEAN vượt 250 tỷ USD. Nhưng, một số mặt hàng của Trung Quốc bị hạn chế, đặc biệt là hàng dệt may sẽ chịu áp lực rất lớn, sức cạnh tranh của hàng nông nghiệp và một số ngành chế tạo tăng không đáng kể, nhiều khả năng phải đối phó với sức ép từ các mặt hàng nhập khẩu.