CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Phân tích năng lực cạnh tranh ngành dược phẩm
3.3.2. Giá cả sản phẩm và sự biến động về giá
Trong những năm gần đây giá thuốc tại Việt Nam có xu hướng biến động mạnh và khó kiểm sốt. Một trong những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là việc dược phẩm Việt Nam phụ thuộc quá lớn vào thị trường dược phẩm thế giới. Các doanh nghiệp phụ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu nhập ngoại do vậy khi giá nguyên liệu biến động thì giá thuốc trong nước cũng biến động theo.
Hình 3.13. Chỉ số giá cả (CPI) và CPI nhóm dư ợ c phẩ m, y tế
Nguồn: Tổng cục thống kê
Từ biểu đồ trên có thể nhận thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nhóm hàng dược, y tế từ năm 2006 – 2014 tăng bình quân 11,2%/năm so với chỉ số giá tiêu dùng chung là 10,27%/năm. Từ năm 2006 – 2011, CPI của nhóm hàng dược, y tế luôn thấp hơn CPI chung, nhưng từ năm 2012 CPI của nhóm
hàng này tăng đột biến 16,34 % năm 2012 so với 2011, năm 2013 tăng 45,63% so với 2012 (đứng đầu về mức tăng giá trong 10 nhóm hàng chủ yếu) và 5,36% năm 2014 so với 2013 (đứng thứ 9/10 nhóm hàng chủ yếu, chỉ sau nhóm hàng giáo dục) cao hơn CPI chung của tất cả các mặt hàng. Nguyên nhân là do Nhà nước điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo kế hoạch và theo cơ chế thị trường làm cho CPI của nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng lên. Mặt khác, giá nguyên liệu dược phục vụ sản xuất trong nước tăng, tình trạng độc quyền trong phân phối thuốc, thiên tai và dịch bệnh cũng dẫn đến sự biến động về giá thuốc trên thị trường nội địa.
Giá thuốc nội thường rẻ hơn giá thuốc nhập khẩu có cùng cơng dụng, nguyên nhân là do chi phí thuế nhập khẩu và chi phí đầu vào sản xuất thuốc ngoại thường cao hơn. Với mức giá rẻ, thuốc nội phù hợp với phần lớn các bộ phận dân cư do thu nhập bình qn của nước ta cịn thấp. Tuy nhiên, với tâm lý ưa chuộng dùng thuốc ngoại của đa số người tiêu dùng, giá thuốc nội tuy rẻ hơn nhưng vẫn không chiếm được nhiều ưu thế.
Đối với hầu hết hàng hóa thì giá cả rẻ luôn luôn là một lợi thế trong cạnh tranh. Dược phẩm cũng không ngoại lệ. Mặc dù giá sản phẩm trong nước tuy rẻ hơn nhưng vẫn chưa thực sự chiếm được sự tín nhiệm của người tiêu dùng. Hơn nữa với sự biến đổi giá với biên độ cao sẽ càng ảnh hưởng đến tâm lý của khách hàng. Chính điều này đã làm giảm đi sức cạnh tranh của ngành dược trên chính sân nhà. Để có thể nâng cao được năng lực cạnh tranh của toàn ngành, vấn đề giá cả phải được xem xét cẩn trọng. Mặt khác, thuốc lại là một sản phẩm đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng con người. Cho nên song song với giá cả thì vấn đề chất lượng sản phẩm vẫn ln phải được đề cao.