Thương hiệu thuốc Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB năng lực cạnh tranh ngành dược phẩm sau khi việt nam gia nhập WTO (Trang 84 - 85)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Phân tích năng lực cạnh tranh ngành dược phẩm

3.3.4. Thương hiệu thuốc Việt Nam

Thương hiệu là giá trị kết tinh của quá trình hoạt động, là yếu tố quyết định sự phát triển của mỗi doanh nghiệp. Thương hiệu chính là một điều kiện quan trọng nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, đồng thời thể hiện uy tín của sản phẩm được người tiêu dùng tin tưởng. Để có thể tạo được thương hiệu cho sản phẩm thì ngồi việc phải đảm bảo chất lượng sản phẩm thì khâu phân phối và quảng cáo đóng vai trị vơ cùng quan trọng giúp quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Để có thể mở rộng mạng lưới phân phối thuốc, các doanh nghiệp đã áp dụng chính sách tỷ lệ chiết khấu đối với khách hàng mua với số lượng lớn và điều tra thị trường để có thể tiến gần đến thị trường hơn. Tuy nhiên nếu so với các doanh nghiệp nước ngồi thì việc tiếp cận này cịn khá chậm và chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu thực tế. Việc điều tra nhu cầu thị trường chủ yếu hiện nay là do các công ty thương mại thực hiện, tuy nhiên sự gắn kết giữa nhà sản xuất và người phân phối lại chưa chặt chẽ. Điều này đã tạo ra một sự lệch lạc về thông tin thị trường tương đối lớn cho các doanh nghiệp trong ngành. Mặc dù các nhà sản xuất dược phẩm hiện nay ln có bộ phận nghiên cứu thị trường, tuy nhiên họ lại phụ thuộc quá nhiều vào các đơn đặt hàng của các công ty thương mại và một phần thông tin từ các nhà thuốc. Chính vì thế mà đơi khi có sự lệch lạc về nhu cầu dược phẩm dẫn đến khả năng tiếp cận thị trường để đáp ứng đúng và kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng của dược nội địa còn kém. Như vậy vấn đề chính ở đây đó là điều kiện tiên quyết để người tiêu dùng biết và sử dụng là việc tiếp cận nhu cầu thực sự của thị trường phải được tập trung và chú ý một cách thỏa đáng.

Quảng cáo là một công cụ hữu hiệu để tạo nên hình ảnh cho sản phẩm. Mặc dù trong thời gian vừa qua các doanh nghiệp đã tiến hành nhiều hoạt động quảng bá như hội chợ, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, tài trợ cho các hoạt động xã hội…nhưng vẫn chưa thực sự hiệu quả. Do người dân khơng thể tự kê đơn thuốc cho mình mà phải thơng qua các bác sĩ hoặc dược sĩ. Chính vì vậy mà việc thơng tin quảng cáo thuốc thường hướng vào các bác sĩ. Đồng thời do thiếu hiểu biêt về các kiến thức y dược học nên người tiêu dùng sẽ không thể hiểu được hết tác dụng mà loại dược phẩm đó đem lại. Các doanh nghiệp trong nước hiện nay cũng đã bắt đầu sử dụng đội ngũ trình dược viên để có thể tiếp cận với các bác sĩ, các nhà thuốc…Tuy nhiên như vậy chưa đủ vì các doanh nghiệp trong nước không thể cạnh tranh bằng cùng một phương thức với các doanh nghiệp dược nước ngồi vốn đã có kinh nghiệm và tiềm lực mạnh về tài chính. Số lượng các doanh nghiệp có thể xây dựng được thương hiệu của mình cịn ít và chưa đủ mạnh để có thể cạnh tranh trên thị trường. Đây có thể coi là một điểm hạn chế của ngành dược phẩm Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB năng lực cạnh tranh ngành dược phẩm sau khi việt nam gia nhập WTO (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w