Phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội và đẩy mạnh phát triển kinh tế hàng hóa

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao vai trò nhà nước trong xóa đói giảm nghèo ở lạng sơn (Trang 120 - 123)

- Chính sách tăng cường cơng chức có thời hạn về các xã đặc biệt khó khăn: Để giúp chính quyền cấp xã, đặc biệt là các xã đặc biệt khó khăn, tỉnh Lạng

3.2.5. Phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội và đẩy mạnh phát triển kinh tế hàng hóa

triển kinh tế hàng hóa

Thứ nhất, Nhà nước cần tăng cường đầu tư từ NSNN vào các địa bàn

khó khăn nhất (các xã ĐBKK, vùng căn cứ cách mạng cũ, vùng cao, biên giới hải đảo, vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc), tập trung trước hết vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, giáo dục, cấp điện, nước, y tế hỗ trợ các xã nghèo phát triển sản xuất dịch vụ, tiếp cận thị trường.

Việc phát triển sản xuất, tạo việc làm nhằm cải thiện mức sống người dân, nâng cao thu nhập và xóa đói giảm nghèo là những vấn đề trọng tâm đối với tỉnh nhà. Trong các chiến lược phát triển, đẩy mạnh phát triển kinh tế hàng hóa là cách thức tốt có thể giúp người dân tăng thu nhập và cải thiện đời sống. Chính vì vậy vai trị của Nhà nước đối với quá trình chuyển biến từ nền sản xuất tự nhiên (tự cung tự cấp) sang sản xuất hàng hóa theo nhu cầu thị

trường của các hộ là rất quan trọng. Theo đó, Nhà nước cần phải có quy hoạch về tổ chức sản xuất các loại hàng hóa, xác định rõ các vùng, các địa phương, các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa, các kênh tiêu thụ sản phẩm hàng hóa và xuất khẩu; Đổi mới trang thiết bị, đưa cơng nghệ sản xuất hàng hóa trên cơ sở tiêu chuẩn hàng hố có chất lượng nhằm tạo ra những sản phẩm tốt đáp ứng yêu cầu tiêu dùng và hàng xuất khẩu; Đồng thời Nhà nước phải có chính sách chuyển đổi cơ cấu kinh tế hợp lý đối với các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam nói chung và Lạng Sơn nói riêng, theo đó hướng chuyển đổi phải được thực hiện theo nguyên tắc xây dựng các vùng sản xuất chun canh, xóa bỏ hình thức sản xuất tự cung, tự cấp; định hướng chuyển đổi, nghiên cứu giống mới phù hợp với điều kiện miền núi và kèm theo những hỗ trợ kỹ thuật. Tạo ra sự liên kết vùng sản xuất hàng hóa giữa các địa phương miền núi trên cơ sở có chính sách phù hợp, đặc biệt là chính sách giá cả nơng sản nhằm bảo đảm lợi ích cho người sản xuất hàng hóa. Tổ chức tốt công tác thu gom và tiêu thụ sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho người sản xuất hàng hóa tiếp cận tốt hơn với vấn đề bán sản phẩm hàng hóa, vấn đề xuất khẩu hàng hoá. Phát huy vai trị của các cơng ty thương mại cấp huyện; xây dựng các trung tâm chợ miền núi nhằm tạo điều kiện cho việc giao thương hàng hóa, thu mua sản phẩm nơng - lâm nghiệp cho người dân nơi đây.

Thứ hai, Nhà nước phải xây dựng, phát triển mạng lưới đô thị bằng việc

đầu tư vào các trung tâm đô thị của tỉnh (xây dựng các thành phố, thị xã). Hình thành các trung tâm đơ thị mới trên cơ sở phát triển các đặc khu kinh tế, như kinh tế biên giới, du lịch, công nghiệp khai thác mỏ, các nhà máy thủy điện và các cụm công nghiệp khác. Phát triển các mạng lưới thị trấn tại các trung tâm huyện và ở các vùng sản xuất hàng hóa. Xây dựng các trung tâm xã hoạt động như các trung tâm kinh tế, văn hóa và dịch vụ ở từng cụm dân cư. Đối với những vùng kinh tế chậm phát triển, kinh tế tự cấp tự túc còn phổ

biến như vùng núi, vùng sâu, vùng xa phải đầu tư xây dựng hệ thống giao thông thuận lợi cho giao lưu hàng hóa giữa các vùng, xây dựng chợ hoặc trung tâm thương mại để có nơi trao đổi, mua bán hàng hóa, Từ đó tạo điều kiện cho việc hình thành và phát triển đồng bộ các loại thị trường, đặc biệt là thị trường sức lao động, thị trường mua bán hàng hóa và dịch vụ, thị trường khoa học cơng nghệ…

Thứ ba, Nhà nước cần đề ra những chính sách cụ thể để phát triển các loại

thị trường: tạo môi trường và điều kiện cho tự do sản xuất kinh doanh, đa dạng hóa sở hữu, đa dạng hóa thành phần kinh tế; xây dựng đồng bộ các chính sách về thị trường, mặt hàng, các chính sách về tài chính tiền tệ, đất đai, lao động, khoa học và công nghệ, đầu tư...; đề ra các giải pháp tăng nguồn cung ứng hàng hóa cho thị trường, có quy hoạch, kế hoạch cụ thể, phù hợp để định hướng phát triển, phân bố và sử dụng hợp lý các nguồn lực; Đào tạo và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý, nhà kinh doanh. Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước…

Thứ tư, Nhà nước phải đưa ra các mơ hình mẫu về phát triển kinh tế

hàng hóa phù hợp với từng địa phương. Đây là điều rất quan trọng vì hiện nay, phát triển kinh tế hàng hóa đang là một yếu tố khơng thể tách rời trong nền kinh tế thị trường. Đối với Lạng Sơn và đặc biệt là đối với những vùng nghèo, xã nghèo, việc chuyển từ nền kinh tế tự cung, tự cấp sang nền kinh tế sản xuất hàng hóa địi hỏi phải có một q trình lâu dài. Người dân nơi đây từ nhiều năm nay chỉ quen với việc "bán những gì mà mình có" mà khơng biết khai thác tiềm năng, tổ chức sản xuất hàng hóa để "bán những gì mà thị trường cần". Tuy nhiên, Nhà nước khơng thể mang các mơ hình sản xuất hàng hóa của các tỉnh đồng bằng áp dụng cho các tỉnh miền núi. Do vậy, một mơ hình mẫu về phát triển kinh tế hàng hóa phù hợp với các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam sẽ là điều kiện lý tưởng để đẩy mạnh phát triển hàng hóa, phát triển các loại thị trường ở Lạng Sơn.

Thứ năm, Nhà nước phải có chính sách phù hợp để tạo mơi trường tăng

trưởng bền vững cho xóa đói giảm nghèo ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam; đồng thời đẩy nhanh cơng cuộc cải cách hành chính, tăng cường năng lực, hiệu lực và hiệu quả Nhà nước trong quản lý; hồn thành chính sách thương mại đáp ứng nhu cầu hội nhập và tạo mọi điều kiện để nâng cao tiếp cận thị trường đối với tầng lớp người nghèo, nhất là ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao vai trò nhà nước trong xóa đói giảm nghèo ở lạng sơn (Trang 120 - 123)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w