1.2.1 .Kinh nghiệm của Hội Phụ nữ huyện Ba Vì
2.2.2. Hỗ trợ đào tạo và hướng nghiệp cho hội viên
Quốc Oai có rất nhiều làng nghề truyền thống lâu đời đã phát triển thành vùng sản xuất hàng hoá, như mây tre đan xuất khẩu, 3 làng sản xuất bún, bánh và một số làng nghề khác như đồ mộc, hương thờ cúng, võng đay, đan nón lá, cót phục vụ cho nhân dân trong huyện và xuất khẩu ra một số địa phương khác và thị trường quốc tế. Hội liên hiệp Phụ Nữ huyện Quốc Oai thường xuyên phối hợp với các trung tâm tổ chức được 56 lớp dạy nghề các lớp như; mây tre đan, làm chổi chit, may cơng nghiệp, móc sợi xuất khẩu, dệt lên, lớp học vi tính, lớp dạy kỹ thuật nấu ăn… cho trên 3000 lao động nơng thơn có việc làm.( Trong đó có 2 lớp học vi tính cho 60 lao động là con hộ nghèo ). Tư vấn hộc nghề cho 1000 lao động và giới thiệu việc làm cho 1560 lao động nông thôn đi làm việc trơng các cơng ty trong và ngồi nước có thu nhập ổn định.
Đây là nhiệm vụ được các cấp Hội xác định là trọng tâm nhiệm kỳ nhằm hỗ trợ người dân nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống gia đình.Trong năm năm qua đã tổ chức 516 lớp tập huấn cho trên 50.681 lượt hội viên PN về kiến thức khuyên nông, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế vườn trại, hạch toán kinh doanh cho nữ doanh nghiệ .Thành lập các CLB nữ SX-KD-DV,CLB phụ nữ làm kinh tế trang trại. Phối hợp với phòng LD- TBXH, Phòng kinh tế, Trung tâm DVVL 20/10 Thành phố để mở các lớp dạy nghề, tạo việc làm tăng thu nhập cho phụ nữ.
Năm 2012 Hội Phụ Nữ huyện Quốc Oai đã hồn thành mục tiêu "xố nhà dột nát cho hộ nghèo"; theo nghi quyết của huyện ủy, trong đó các chị hội cở sở đã đóng góp cơng sức, tiền cơng để góp phần hồn thành mục tiêu của Đảng ủy, huyện ủy đề ra góp phần quan trọng vào mục tiêu xóa đói giảm
nghèo của Chính Phủ. Quốc Oai cũng đã qui hoạch 3 cụm công nghiệp của huyện, đến nay 2 cụm đã đi vào vận hành. Nước thải do tẩy nhuộm đã cơ bản được xử lý. Nhiều điểm CN nghề, làng nghề được qui hoạch, xây dựng theo hướng xanh, sạch để phát triển bền vững…
Với mục tiêu năm 2012 đạt GTSX CN - TTCN là 1.844 tỷ đồng, tăng từ 25 - 29% so với năm 2010, Hội Phụ Nữ Quốc Oai tiếp tục làm tốt công tác khuyến công trong việc liên kết với trung tâm hương nghiệp huyện để mở các lớp dạy nghề cho chị em và các thành viên từng chi hội cơ sở, Đề xuất và gửi đơn lên các quĩ tín dụng từ đó tăng cường huy động vốn cho hộ cho các hộ gia đình, cơ sở dạy nghề, tổ chức sản xuất vay vốn. Hỗ trợ các cơ sở sản xuất nắm bắt thông tin kinh tế và thị trường như linh vực du lịch chùa Thầy xã Sài Sơn, Núi Động Hồng Xã nằm phía sau Thi Trấn huyện Quốc Oai. Gắn sản xuất làng nghề với du lịch tại địa phương để thu hút du khách thập phương về Quốc Oai cũng như tạo công ăn viêc làm cho người dân Quốc Oai. Cùng với sự tồn tại và phát triển nghề truyền thống, một số nghề mới du nhập cũng đang phát triển tốt và nhanh chóng được mở rộng như nghề đan lưới nilon; nghề thảm dệt; chế biến mứt bí đao; chế tác đá mỹ nghệ. Một số làng nghề đã khẳng định được thương hiệu của mình như "Nón lá phù Mỹ" với kỹ thuật thu công đan tay, thêu văn hoa trên nón và tao ra các sản phảm dạng, giải quyết công ăn việc làm cho 8.467 lao động tại xã với mức thu nhập ổn định từ 2,2 triệu đồng trở lên[13].
Mục tiêu của Hội Phụ nữ Quốc Oai là phấn đấu đến năm 2016 tất cả các chi hội phụ nữ ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đều xây dựng được làng nghề cho chi em và nhân dân, phấn đấu 4 đến 5 cơ sỏ hội đạt tiêu chuẩn chi hội “ lành nghề” đồng thời Hội cũng nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách nhằm khuyến khích và hỗ trợ các làng nghề có chị hội phụ nữ tham gia, phát triển mà trọng tâm là mở rộng và nâng cao chất lượng các làng nghề dệt,
may. Hiện tại Hội phụ Nữ huyện Quốc Oai và các tổ chức, doanh nghiệp đóng trên địa ban đang tăng cường cơng tác đào tạo nghề cho nhân dân, đặc biệt chú trọng đến lao động trẻ, có kế hoạch xây dựng đội ngũ nghệ nhân trong các làng nghề. Nâng cao năng lực cán bộ cấp xã về phát triển kinh tế địa phương. Từng bước đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật, quan tâm đến công tác xử lý môi trường tại các làng nghề, các điểm công nghiệp tạo điều kiện cho các làng nghề phát triển. Khuyến khích các hộ sản xuất, thành lập doanh nghiệp, gắn sản xuất với kinh doanh. Gắn phát triển nghề và làng nghề với bảo vệ môi trường để đảm bảo phát triển bền vững.