5.1 KHÁI QUÁT CHUNG
5.1.1 Chức năng và phân loại hệ thống điều khiển bộ biến đổi
Chức năng của hệ thống điều khiển bộ biến đổi là biến đổi tín hiệu điều khiển thành xung điều khiển tương ứng với góc mở của thyristor.
Bộ biến đổi gồm hai phần: mạch động lực và mạch điều khiển. Mạch động lực chứa các phần tử van điều khiển như thyristor, GTO, transistor công suất lớn … Các van động lực này chỉ có thể hoạt động được nếu hệ thống điều khiển tạo ra những xung điều khiển tương ứng với những thời điểm thích hợp.
Về cơ bản hệ thống điều khiển bao gồm hai phần chính:
- Phần chứa thông tin về quy luật điều khiển. Phần này thực hiện các chức năng khác nhau tuỳ thuộc vào cấu trúc của bộ biến đổi cũng như lĩnh vực sử dụng. - Phần năng lượng tạo ra tín hiệu đủ công suất để đóng mở được các van động lực. Thông thường các bộ biến đổi có thể chia thành hai nhóm:
Bộ biến đổi phụ thuộc.
Bộ biến đổi độc lập.
Do đó người ta cũng chia hệ thống điều khiển ra làm hai loại:
- Hệ thống điều khiển bộ biến đổi phụ thuộc (dùng cho chỉnh lưu và bộ biến đổi xung áp xoay chiều).
- Hệ thống điều khiển bộ biến đổi độc lập (dùng cho nghịch lưu và bộ biến đổi xung áp một chiều).
Hệ thống điều khiển cũng có thể được phân loại theo tín hiệu như: hệ điều khiển tương tự hoặc hệ điều khiển số.
5.1.2 Phƣơng pháp xây dựng bộ điều chế
Bộ điều chế là bộ biến đổi tín hiệu điều khiển Uđk thành góc điều khiển α được tính từ thời điểm chuyển mạch tự nhiên của van động lực. Để xác định được góc α cần phải biết thông tin về pha của điện áp đặt lên van động lực. Tức là bộ điều khiển phải tạo ra xung đồng pha với điện áp đặt lên van động lực. Bộ điều chế kiểu như vậy gọi là
RC SS SS k ® U Hình 5.1. Bộ điều chế
bộ điều chế đồng bộ. Thông thường trong những hệ điều khiển không có phản hồi, người ta thường hay dùng các bộ điều chế đồng bộ. Các bộ điều chế đồng bộ sẽ tạo ra các đặc tính điều chỉnh khác nhau tuỳ thuộc vào nguyên lý điều khiển.