Chỉnh lƣu điều khiển có điôt đệm

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT TOÀN TẬP (DÙNG CHO TẤT CẢ CÁC TRƯỜNG KĨ THUẬT ) (Trang 52)

3. Góc trùng dẫn

2.9.4 Chỉnh lƣu điều khiển có điôt đệm

So sánh sơ đồ chỉnh lưu điều khiển và chỉnh lưu bán điều khiển thấy rằng hệ số cos

của chỉnh lưu bán điều khiển tốt hơn.

Mạch chỉnh lưu điều khiển cũng có thể cải thiện được cos bằng cách mắc ở đầu ra của mạch van một điôt đệm D0 (hình 2.32). Lúc này, mỗi khi điện áp ud bắt đầu âm thì điôt này lập tức dẫn dòng tải chảy vòng qua nó, dẫn tới ud ở đoạn này trở thành bằng 0. Như vậy dạng điện áp ud trở thành giống như chỉnh lưu bán điều khiển, điôt D0 đóng vai trò như hai van dẫn thẳng hàng. Kết quả đạt được là  = /2 như chỉnh lưu bán điều khiển.

Lưu ý: Đôi khi trong sơ đồ chỉnh lưu bán điều khiển người ta vẫn mắc thêm điôt D0, nhất là sơ đồ nhiều pha. Lúc này điôt đệm có nhiệm vụ bảo đảm khoá tốt cho các thyristor khi đã ngắt xung điều khiển. Điều này cho phép chống hiện tượng mất điều khiển của thyristor (không có xung điều khiển mà van vẫn dẫn). id D0 Rd d L MV Hình 2.32 2.10 GHÉP CÁC BỘ CHỈNH LƢU

Thực tế có những phụ tải đòi hỏi điện áp cao, hoặc dòng điện lớn mà van được công nghiệp chế tạo chưa đạt tới. Trong những trường hợp này người ta có thể dùng các biện pháp khắc phục sau:

 Đấu nối tiếp nhiều van hoặc đấu nối tiếp các mạch chỉnh lưu với nhau để chịu được điện áp cao.

 Đấu song song nhiều van hoặc song song nhiều mạch chỉnh lưu với nhau để chịu được dòng tải lớn.

Ở đây đề cập đến phương pháp đấu ghép các mạch chỉnh lưu với nhau.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT TOÀN TẬP (DÙNG CHO TẤT CẢ CÁC TRƯỜNG KĨ THUẬT ) (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)