Phƣơng pháp điều khiển riêng

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT TOÀN TẬP (DÙNG CHO TẤT CẢ CÁC TRƯỜNG KĨ THUẬT ) (Trang 58 - 60)

3. Góc trùng dẫn

2.12.2Phƣơng pháp điều khiển riêng

Đặc điểm của phương pháp này là các bộ chỉnh lưu làm việc không đồng thời. Với mỗi chiều của điện áp ra chỉ có một bộ chỉnh lưu được phát xung và chạy ở chế độ chỉnh lưu; còn bộ kia được nghỉ, không được phát xung điều khiển. Như vậy không thể có dòng điện chảy xuyên thông giữa hai mạch, do đó hoàn toàn không cần các cuộn cảm cân bằng và hai bộ chỉnh lưu được đấu song song ngược nhau một cách trực tiếp. Tuy nhiên điều này dẫn đến buộc phải loại trừ khả năng hai bộ cùng hoạt động, vì lập tức sẽ xuất hiện dòng ngắn mạch xuyên thông gây sự cố cho thiết bị. Do đó quá trình đảo chiều phải thực hiện theo trình tự chặt chẽ. Thí dụ, cần chuyển sự hoạt động từ CLI sang CLII, phải làm như sau:

1. Ngắt xung điều khiển bộ đang chạy, ở đây là bộ CLI. Do tải có tính chất điện cảm và thyristor là phần tử bán điều khiển nên nó vẫn tiếp tục dẫn mặc dù đã ngắt xung mở van. Lúc này không thể phát xung ngay cho CLII, vì sẽ xảy ra ngắn mạch xuyên thông do bộ CLI vẫn còng đang dẫn dòng id.

2. Theo dõi dòng điện id để xác định thời điểm id = 0. Lúc đó có nghĩa van của CLI đã khoá lại.

3. Để chờ một khoảng thời gian cho van của CLI phụ hồi tính chất khoá, đảm bảo thyristor khoá chắc chắn. Khoảng thời gian này được gọi là “thời gian chết” do mạch tải không còn dòng chảy id= 0.

4. Bắt đầu phát xung mở cho CLII ở chế độ nghịch lưu II > 900 rồi giảm dần để chuyển sang chế độ chỉnh lưu II < 900. Sở dĩ có yêu cầu này vì thông thường sức điện động Ed không giảm nhanh và vẫn giữ chiều như cũ sau khi id = 0. Nếu phát xung ngay với II < 900 sẽ làm “sập nghịch lưu” vì cả hai nguồn Ed và lưới đều phát năng lượng. Chế độ nghịch lưu sẽ làm tiêu tán nhanh chóng năng lượng của Ed (nếu là động cơ điện nó chính là cơ năng trên trục động cơ).

Tốc độ giảm góc II được khống chế bằng cách đo dòng tải, sao cho dòng này không vượt quá trị số cho phép.

Quy trình 4 bước để đảm bảo chiều thường do một mạch điều khiển logic có độ tin cậy cao đảm nhiệm. Quy trình này cho thấy phương pháp điều khiển riêng có tốc độ đảo chiều thấp hơn phương pháp điều khiển chung, song bù lại không cần đảm bảo yêu cầu (2.71) nên dễ thực hiện hơn. Vì vậy khi không có yêu cầu về độ tác động nhanh hoặc tần suất đảo chiều thấp, trong thực tế đều dùng phương pháp điều khiển riêng.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT TOÀN TẬP (DÙNG CHO TẤT CẢ CÁC TRƯỜNG KĨ THUẬT ) (Trang 58 - 60)