1.2.4.1. Yêu cầu về năng lực của cán bộ, công chức
Năng lực là khả năng của một người để làm một việc gì đó, để xử lý một tình huống và để thực hiện một nhiệm vụ cụ thể trong một mơi trường xác định. Nói cách khác năng lực là khả năng sử dụng các tài sản, tiềm lực của con người như kiến thức, kỹ năng và các phẩm chất khác để đạt được các mục tiêu cụ thể trong một điều kiện xác định. Thông thường người ta chia năng lực gồm có các thành tố là kiến thức, kỹ năng và thái độ .
Năng lực của cán bộ công chức không phải là năng lực bất biến, được sử dụng trong mọi hồn cảnh, mơi trường. Ở thời điểm hay môi trường này, năng lực được thể hiện, phát huy tác dụng, nhưng ở thời điểm khác thì cần phải có loại năng lực khác. Mỗi thời kỳ, mỗi hồn cảnh, mơi trường khác nhau đặt ra yêu cầu về năng lực khác nhau. Người có năng lực tổ chức trong kháng chiến khơng có nghĩa là có năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh, dịch vụ giỏi trong điều kiện phát triển kinh tế hàng hóa thị trường, cũng khơng có nghĩa là người đó cũng có khả năng trở thành một giáo viên ngay được. Năng lực của CB, CC ln gắn với mục đích tổng thể, với chiến lược phát triển của tổ chức và phải gắn với lĩnh vực, điều kiện cụ thể. Năng lực liên quan chặt chẽ đến quá trình làm việc, phương pháp làm việc hiệu quả và khoa học công nghệ. Yêu cầu năng lực sẽ thay đổi khi tình hình cơng việc và nhiệm vụ thay đổi. Năng lực khơng phải là bằng cấp, trình độ được đào tạo chính quy. Trong một tổ chức có năng lực tồn tại những cá nhân chưa có năng lực cơng tác và
ngược lại, có những cá nhân có năng lực cơng tác tồn tại trong tổ chức hoạt động kém hiệu quả.
Thông thường người ta phân thành 4 mức độ của năng lực:
- Có thể thực hiện cơng việc khi được hướng dẫn, kèm cặp cụ thể thường xuyên.
- -
-
Thực hiện được công việc, nhưng thỉnh thoảng vẫn cần sự hướng dẫn. Có thể thực hiện tốt cơng việc một cách thành thạo, độc lập.
Thực hiện cơng việc một cách thành thạo và có khả năng hướng dẫn được cho người khác
1.2.4.3. Yêu cầu về phẩm chất đạo đức.
Đây là một tiêu chuẩn quan trọng đối với CB, CC, họ phải là người hết lịng trong cơng việc, vì sự nghiệp phục vụ nhà nước, là cơng bộc của nhân dân, có đạo đức tốt, có tư cách đúng đắn trong thực thi cơng vụ người CB, CC trước tiên phải có một lịch sử bản thân rõ ràng, có một lý lịch phản ánh rõ ràng mối quan hệ gia đình và xã hội. Nếu khơng xem xét kỹ điều đó sẽ dẫn đến việc tuyển dụng những con người thiếu tư cách vào trong thực thi công vụ họ sẽ lợi dụng chức quyền để mưu cầu lợi ích cá nhân.
Trong công tác giáo dục con người nói chung cũng như CB, CC nói riêng Hồ Chí Minh coi trọng việc giáo dục cả tài và đức. Người đặc biệt coi trọng việc giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, công chức, bởi theo người đạo đức là cái “gốc” của con người, đức là cái gốc là rất quan trọng. Khi một người đã là cán bộ thì tư cách đạo đức của họ khơng chỉ ảnh hưởng riêng đến bản thân họ mà cịn ảnh hưởng đến Đảng và nhân dân, nhất là những tính xấu, tính xấu của một người thường có hại cho người đó, tính xấu của cán bộ sẽ có hại cho Đảng, cho nhân dân. người đã xác định “các
cơ quan của chính phủ từ tồn quốc cho đến các làng đều là cơng bộc của dân, nghĩa là đều gánh vác công việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền của Pháp, Nhật”cán bộ phải biết đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân lên trên lợi ích cá nhân, lấy quyền lợi cuả nhân dân làm mục tiêu quan trọng nhất trong cơng việc: “việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh”. Điều quan trọng để CB,CC được dân tin yêu, ủng hộ khơng đơn thuần vì danh nghĩa mà chính là ở chỗ CB,CC phải có đạo đức, trung thực, thực sự gương mẫu trước dân, lo trước dân, vui sau dân, hết lòng chăm lo cho cuộc sống của dân. Tinh thần phục vụ nhân dân của CB,CC phải được thể hiện trong tác phong làm việc, muốn làm tốt việc lãnh đạo, vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước CB,CC phỉ có tác phong gần dân, trọng dân, khiêm tốn họ hỏi nhân dân. Ý thức phục vụ tận tụy nhân dân và đạo đức trong sáng là phẩm chất quan trọng nhất để CB,CC xứng đáng là công bộc - người đầy tớ của nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng rất quan tâm tới việc ĐT, BD để hình thành những tư chất đặc thù cho cán bộ, người lãnh đạo đúng đắn cần phải: khi thất bại không hoang mang, khi thắng lợi không kiêu ngạo, khi thi hành các nghị quyết kiên quyết, gan góc, khơng sợ khó khăn. Cán bộ phải chí cơng vơ tư , khơng được lợi dụng chức quyền để mưu lợi riêng, hoặc chia bè kéo cánh, làm việc vì ân ốn cá nhân “mình là người làm việc cơng phải có cơng tâm, cơng đức, chớ đem của cơng dùng vào việc tư, chớ đem người tư làm việc cơng. việc gì cũng phải cơng bằng, chính trực, khơng nên vì tư ân, tư huệ hoặc tư thù, tư ốn. Mình có quyền dùng người thì phải dùng những người có tài năng, làm được việc. Chớ vì bà con bầu bạn mà kéo vào chức nọ, chức kia. Chớ vì sợ mất địa vị mà dìm những kẻ có tài năng hơn mình”.
1.3. Hoạt động đào tạo bồi dƣỡng đội ngũ công chức
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức trong giai đoạn cách mạng mới, Đảng ta đã chủ trương: “Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức với chương trình, nội dung sát hợp; chú trọng đội ngũ cán bộ xã, phường. Có chương trình kế hoạch đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng thường xuyên cán bộ, công chức nhà nước” [14, tr.217-218, 339]. Đảng ta coi việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là việc làm thường xuyên, cần được ưu tiên trong sự nghiệp đổi mới theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Trên cơ sở định hướng của các Văn kiện Đại hội Đảng, các Nghị quyết Trung ương, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ban hành những văn bản qui phạm pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng công chức và chỉ đạo, triển khai thực hiện thống nhất trong tồn quốc. Từ những qui định về cơng chức, Nhà nước ta coi việc đào tạo, bồi dưỡng công chức cũng là nghĩa vụ, quyền lợi của công chức cần được thể chế hố trong Pháp lệnh Cán bộ, cơng chức: “Cán bộ, công chức phải thường xuyên học tập để nâng cao trình độ… được tạo điều kiện để học tập nâng cao trình độ, được quyền nghiên cứu khoa học, sáng tác” [55]. Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cơng chức, Pháp lệnh còn qui định trách nhiệm của cơ quan nhà nước đối với việc đào tạo, bồi dưỡng cơng chức:”Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, cơng chức có trách nhiệm xây dựng qui hoạch, kế hoạch và tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng để tạo nguồn và nâng cao trình độ, năng lực cán bộ, cơng chức” [55].
Như vậy, đào tạo, bồi dưỡng công chức là một phương tiện để đạt tới mục đích cuối cùng chứ bản thân nó khơng phải là mục đích cuối cùng. Cơng tác đào tạo, bồi dưỡng theo như thường hiểu, bao hàm nhiều hoạt động giáo dục và phát triển chứ không chỉ là một phần của chương trình học tập kiến thức, kỹ năng. Công tác đào tạo, bồi dưỡng là một bộ phận của chiến lược tổng thể quản lý nguồn nhân lực bao gồm lập kế hoạch và công tác quản lý cán bộ; các quy định nhiệm vụ cho công chức, lương bổng, các sáng kiến quản lý công
việc và năng suất công tác; các mối quan hệ lao động trong cơ quan, tổ chức v.v. Đào tạo, bồi dưỡng cơng chức giữ vai trị bổ trợ, tăng cường kiến thức, kỹ năng để người cơng chức có đủ năng lực đáp ứng hoạt động quản lý, điều hành. Đào tạo và bồi dưỡng là hai khái niệm phản ánh cùng một mục tiêu là truyền kiến thức cho người công chức. Tuy vậy, hai thuật ngữ này có những tính chất, nội dung, phạm vi tồn tại và quy trình khác nhau.
Đào tạo cơng chức là q trình truyền thụ khối lượng kiến thức mới một cách có hệ thống để người cơng chức thơng qua đó trở thành người có trình độ cao hơn trước đó. Như đào tạo để cấp bằng lý luận chính trị cao cấp, đào tạo cử nhân hành chính và các chuyên gia đầu ngành. Chương trình của đào tạo gắn liền với một trình độ học vấn ở một cấp độ nhất định, vì vậy sau một quá trình đào tạo mỗi người học được cấp bằng. Đào tạo là một quá trình thay đổi dạng hoạt động nghề nghiệp hay phương thức hoạt động nghề nghiệp (bao gồm kiến thức, kỹ năng, thái độ đối với công việc phản ánh thông qua năng lực…) để phù hợp với những thay đổi môi trường. Đào tạo phải gắn với những thay đổi mơi trường, đáp ứng địi hỏi của mơi trường. Ví như sự thay đổi cơ chế kinh tế, địi hỏi đội ngũ cơng chức quản lý kinh tế thời bao cấp phải được đào tạo lại theo chương trình phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Thông thường, đào tạo là một quá trình trang bị kiến thức cơ bản mới hoặc ở trình độ cao hơn.
Bồi dưỡng cơng chức là quá trình hoạt động làm tăng thêm kiến thức mới cho những người đang giữ chức vụ, đang thực thi công việc của một ngạch, bậc nhất định để hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ được giao. Khối lượng kiến thức, kỹ năng được quy định tại các chương trình, tài liệu phải phù hợp với từng đối tượng cán bộ, cơng chức. Kết quả của các khố bồi dưỡng, người học sẽ nhận được chứng chỉ ghi nhận kết quả như: bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính, chuyên viên hoặc bồi dưỡng chuyên đề, công tác chuyên môn, tập huấn nghiệp vụ.
Như vậy, có thể khái quát khái niệm đào tạo, bồi dưỡng cơng chức là q trình truyền thụ kiến thức, kỹ năng về chun mơn, nghiệp vụ dưới các hình thức khác nhau cho công chức phù hợp với yêu cầu giải quyết có chất lượng cơng việc được Nhà nước giao, do các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng công chức thực hiện.
Hiện nay công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức được triển khai theo kế hoạch, dưới sự chỉ đạo thống nhất của cơ quan quản lý công chức ở Trung ương và địa phương. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cơng chức được lấy từ ngân sách nhà nước và các nguồn khác. Ngoài những qui định chung về đào tạo, bồi dưỡng công chức của cơ quan có thẩm quyền, các cơng chức cịn chủ động tự đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu cá nhân.