Kinh nghiệm đào tạo đội ngũ cán bộ công chức tại một

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức quận hà đông (Trang 47)

.3.6 Các nguồn lực và kết quả đào tạo,bồi dưỡng

1.4. Kinh nghiệm đào tạo đội ngũ cán bộ công chức tại một

tại một số địa

phƣơng trong nƣớc

1.4.1. Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh là một đô thị, trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước; trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế, văn hố, xã hội, cơng tác đào tạo, bồi dưỡng công chức đã được Thành uỷ, chính quyền Thành phố quan tâm đầu tư phát triển, đạt được nhiều kết quả tốt đẹp. Bên cạnh những thành tích đạt được trong đào tạo, bồi dưỡng công chức theo chỉ đạo, quy định, hướng dẫn của Trung ương về đối tượng, nội dung, chương trình,

phương pháp, hình thức đào tạo, bồi dưỡng, Thành phố đã có một số chính sách, cách làm sáng tạo mới là:

+ Ngày 02/10/2002 Thành uỷ đã ban hành Quyết định số 209/QĐ- TU về việc tổ chức hoạt động của chương trình đào tạo 300 tiến sĩ, thạc sĩ trẻ năm 001- 2005. Việc đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ của chương trình được thực hiện tại 2

các cơ sở đào tạo trong nước và nước ngoài, với yêu cầu đào tạo ngang với các nước phát triển.

+ Thực hiện đào tạo ngoại ngữ cho một số công chức trong diện quy hoạch tại nước ngoài bằng nguồn ngân sách Thành phố và các nguồn khác.

+ Ngày 10/7/2002 Thành uỷ ban hành Quyết định số 375/ QĐ- TU quy định về chế độ chính sách đối với cán bộ được luân chuyển theo quy hoạch. Trong đó đã tạo điều kiện về nhà ở công vụ; bảo lưu lương khi cơng chức được ln chuyển đến vị trí cơng việc có mức lương thấp hơn; hỗ trợ kinh phí đào tạo; được hưởng nguyên lương trong thời gian được cử đi đào tạo ở trong nước và nước ngoài, đài thọ 100% kinh phí đào tạo được trợ cấp thêm từ 500 000 đ đến 700 000 đ/ tháng nếu đào tạo tập trung tại Hà Nội và từ 50 USD đến 60 USD nếu đào tạo ở nước ngoài, được trợ cấp 5 000 000 đ sau khi bảo vệ thành công luận án thạc sĩ và 10 000 000 đ sau khi bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, được hỗ trợ thêm 200 000 đ đến 300 000 đ/ tháng nếu được luân chuyển đến huyện Cần Giờ.

+ Ngày 03/12/2003 Thành uỷ có thơng báo số 525/TB-TC về biên chế, tiền lương của cán bộ, công chức được cử đi học trung dài hạn, theo đó cơng chức được cử đi học trung dài hạn được chuyển sang biên chế dự trữ không làm ảnh hưởng đến biên chế và tiền lương của công chức đang làm việc, thời gian công chức đi học vẫn được xét nâng bậc lương và theo thành tích học tập, coi đi học là một nhiệm vụ công tác.

+ Ngày 13/9/2004 Ban Tổ chức Thành uỷ có cơng văn số 1062/CV-TC hướng dẫn chế độ trợ cấp cho cán bộ diện quy hoạch của Thành uỷ công tác

tại xã, phường, thị trấn được trợ cấp thêm 200 000 đ/ tháng đối với ở phường và 400 000 đ/ tháng đối với công tác ở xã, thị trấn.

+ Ngày 05/8/2005 UBND Thành phố ban hành Quyết định số 140/ 2005/QĐ-UB về chế độ chính sách khuyến khích người có trình độ đại học cơng tác tại xã, phường, thị trấn: Được ưu tiên tuyển dụng nếu đủ điều kiện và thích ứng với cơng việc, được hỗ trợ thêm từ 400 000 đ đến 800 000 đ/ người/ tháng theo hình thức đào tạo chính quy, tại chức và ở phường, xã, thị trấn.

Có thể nói cùng với chính sách khuyến khích đào tạo cơng chức và chính sách hỗ trợ của Thành phố Hồ Chí Minh đã thúc đẩy đội ngũ cơng chức của Thành phố tích cực học tập, nâng cao năng lực cơng tác, hồn thành tốt nhiệm vụ theo yêu cầu tình hình, nhiệm vụ mới. Đây là một kinh nghiệm quý để các địa phương học tập.

1.4.2. Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Ninh

Đồng thời với việc thực hiện hoàn thành các mục tiêu chủ yếu đào tạo, bồi dưỡng cơng chức theo chính sách chung của Đảng và Nhà nước, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Quyết định số 2871/2004/QĐ- UB ngày 19/8/2004 quy định về chính sách khuyến khích đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và thu hút nhân tài. Trong chính sách khuyến khích của tỉnh Quảng Ninh đã quy định về đối tượng hưởng chính sách mà đa số là cán bộ, công chức đang công tác và thu hút nhân tài đến làm việc tại Tỉnh; các bậc, lĩnh vực đào tạo được khuyến khích và hỗ trợ kinh phí đào tạo.

Các mức kinh phí hỗ trợ khuyến khích đào tạo như sau: + Đối với đi học trong nước:

- Được hưởng nguyên lương cơ bản và các khoản phụ cấp lương theo chế độ hiện hành;

- Được thanh toán tiền vé tàu xe đi về theo các kỳ học từ cơ quan đến nơi học tập theo quy định, kể cả nghỉ hè, tết;

-

-

Được thanh tốn tiền học phí của khố học;

Được hỗ trợ tiền ở đối với các học viên ở xa theo thực tế, nhưng không quá 600 000 đ/ tháng hoặc không quá 20 000 đ/ ngày;

- Được thanh toán tiền mua tài liệu, giáo trình phục vụ học tập trong chương trình chính khố theo thực tế, nhưng khơng q 500 000 đ/ năm;

- Được thanh toán tiền đi thực tập theo quy định của nhà trường theo thực tế nhưng khơng q 1 500 000 đ/ khố học;

- Được trợ cấp đi học theo các mức sau: các lớp đào tạo: học trong tỉnh, mỗi tháng học được trợ cấp bằng một tháng lương tối thiểu; học ngoài tỉnh, mỗi tháng được trợ cấp bằng 1,5 lần tháng lương tối thiểu; các lớp bồi dưỡng: mỗi tháng học trong tỉnh được trợ cấp 150 000 đ; mỗi tháng học ngoài tỉnh được trợ cấp 200 000 đ; cán bộ, công chức (kể cả xã) công tác tại các xã vùng cao, miền núi, hải đảo được quy định là những xã có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng mức trợ cấp bằng 1,5 lần các mức trợ cấp học trên; cán bộ, công chức là nữ được hưởng mức trợ cấp bằng 1,5 lần so với nam giới; cán bộ, công chức đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được trợ cấp thêm 100 000 đ/ tháng học;

- Được trợ cấp một lần sau khi nhận văn bằng học hàm, học vị theo các mức sau: giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ khoa học, tiến sĩ, bác sĩ và dược sĩ chuyên khoa cấp II bằng 80 tháng lương tối thiểu; thạc sĩ, bác sĩ và dược sĩ chuyên khoa cấp I bằng 40 tháng lương tối thiểu.

+ Đối với đi học ở nước ngồi: cán bộ, cơng chức được cử đi đào tạo ở nước ngoài theo đề án của Chính phủ và bằng ngân sách nhà nước khi học xong trở về tỉnh công tác cũng được hưởng các mức trợ cấp một lần trên.

Chính sách khuyến khích bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ đối với cán bộ công chức: các đối tượng cán bộ, công chức của Tỉnh được khuyến khích đào tạo theo quy định, ngồi bằng cấp chun mơn đã có (có bằng đại học trở lên), tự học ngồi giờ hành chính để có thêm các bằng cấp khác (không kể học chuyển đổi bằng của cùng một cấp học của cùng một trường) phù hợp với công việc đảm nhiệm mà chưa được hưởng chế độ trợ cấp đi học thì cứ mỗi bằng cấp khác được trợ cấp một lần theo các mức sau: tiến sĩ, bác sĩ và dược sĩ chuyên khoa cấp II bằng 80 tháng lương tối thiểu; thạc sĩ, bác sĩ và dược sĩ chuyên khoa cấp I bằng 40 tháng lương tối thiểu; đại học bằng 10 tháng lương tối thiểu.

Chính sách thu hút nhân tài về công tác tại tỉnh Quảng Ninh: những người có trình độ sau đại học trong độ tuổi không quá 50 đối với nam và không quá 45 tuổi đối với nữ thuộc một số lĩnh vực tỉnh cần (hằng năm UBND Tỉnh có quy định riêng), bao gồm: giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ khoa học, tiến sĩ, thạc sĩ, bác sĩ và dược sĩ chuyên khoa cấp II, I; người đạt danh hiệu nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú, nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú, thầy thuốc nhân dân, thầy thuốc ưu tú, huấn luyện viên cấp quốc gia, vân động viên xuất sắc tình nguyện về Quảng Ninh cơng tác lâu dài (ít nhất 5 năm), nếu chưa là cán bộ, công chức sẽ được tuyển dụng vào công chức không phải qua thi tuyển, được trợ cấp một lần như sau: giáo sư, tiến sĩ khoa học được nhận 50 000 000 đ; phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ và dược sĩ chuyên khoa cấp II, nghệ sĩ nhân dân, nhà giáo nhân dân, thầy thuốc nhân dân được nhận 40 000 000 đ; thạc sĩ, bác sĩ và dược sĩ chuyên khoa cấp I, nghệ sĩ ưu tú, nhà giáo ưu tú, thày thuốc ưu tú được nhận 15 000 000 đ; huấn luyện viên cấp quốc gia ở một số môn cần được nhận 40 000 000 đ, vân động viên xuất sắc môn tập thể và môn cá nhân đạt cấp một, kiện tướng có huy chương ở các giải quốc gia, quốc tế được nhận 25 000 000

đ; và một số chính sách ưu đãi khác đối với sinh viên tốt nghiệp đại học về cơng tác tại các xã khó khăn, sinh viên tốt nghiệp loại giỏi.

Như vậy bên cạnh chính sách của Nhà nước, tỉnh Quảng Ninh đã mạnh dạn đưa ra các chính sách ưu đãi, khuyến khích cơng chức tích cực học tập nâng cao trình độ, năng lực cơng tác.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO BỒI DƢỠNG ĐỘI

NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC Ở QUẬN HÀ ĐÔNG 2.1. Khái quát về đội ngũ cán bộ cơng chức và

chính sách đào tạo

bồi dƣỡng cán bộ công chức quận Hà Đông từ năm 2006 đến nay.

2.1.1 Giới thiệu chung về quận Hà Đông

Hà Đông cách trung tâm thành phố Hà Nội 11 km có vị trí như là cửa ngõ phía tây của Thủ Đơ, địa giới chạy dọc theo Quốc lộ 6, có diện tích tự nhiên là 47,91 km2, dân số là 198.687 người, gồm 17 phường. Ngày 1 tháng 8 năm 2008 cùng với toàn bộ tỉnh Hà Tây, thành phố Hà Đông được nhập về thủ đô Hà Nội .Ngày 8 / 5 /2009 Chính Phủ Việt Nam ra Nghị quyết thành lập quận Hà Đông thuộc thủ đơ Hà Nội.

Hà đơng là một vùng đất có truyền thống văn hóa lâu đời, có làng nghề dệt lụa…Thời kỳ kháng chiến chống thực dân pháp nơi đây là an toàn khu của trung ương và xứ ủy Bắc kỳ của ĐCS Việt Nam, là nơi hoạt động cuả nhiều vị lãnh tụ Đảng cộng sản. Trong hai cuộc kháng chiến chống pháp và chống mỹ cứu nước, quân và nhân dân quận Hà Đơng ln là đơn vị dẫn đầu trong đóng góp sức người sức của cho tuyền tuyến. Trong công cuộc đổi mới của đất nước, Đảng bộ và nhân dân trên địa bàn quận đã phát huy truyền thống anh hùng ln đồn kết nhất trí tận dụng thời cơ, lợi thế vượt qua thử thách phấn

đấu hoàn thành suất sắc các nhiệm vụ, phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phịng - an ninh. Cơ cấu kinh tế được mở rộng, công nghiệp dịch vụ phát triển tạo điều kiện tăng thêm việc làm và thu nhập cho người lao động với tốc độ tăng trưởng hàng năm khá cao.

Xuất phát từ yêu cầu của cơng cuộc đổi mới và vị trí của phường trong hệ thống chính trị của Quận, Đảng bộ Quận Hà Đông đã nhận thức đúng tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ, cơng chức lãnh đạo, quản lý phường có vai trị quyết định trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Vì vậy việc xây dựng một đội ngũ cán bộ vừa “hồng” vừa “chuyên” là trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và các đoàn thể ở quận và cơ sở, trong đó đặc biệt chú trọng tới cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác được giao.

Đặc biệt, nhiều cơng chức xác định được vị trí, vai trị quan trọng của mình trong việc truyền tải, tổ chức thực hiện các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước tới nhân dân nên đã khơng ngừng học hỏi, kiên trì tìm tịi cái mới, có khả năng dự báo các tình huống và có ý thức tích cực lựa chọn các giải pháp giải quyết thích hợp bằng các chương trình, mục tiêu, kế hoạch cụ thể phù hợp với đặc điểm, điều kiện của địa phương.

Ngồi ra, tránh sự bất cập, hẫng hụt về trình độ và năng lực quản lý, đội ngũ công chức đã tích cực, chủ động, khắc phục khó khăn, khơng ngừng học tập nâng cao trình độ. Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng đã trở thành nhu cầu bức thiết và nguyện vọng của mỗi cơng chức cơ sở, do đó điều hành cơng việc nhanh nhạy, có hiệu quả hơn trước; tình trạng cửa quyền, gây phiền hà, làm trái pháp luật đã có phần giảm đi trong nhiều đơn vị, cơ sở của Quận. Cơng tác cải cách hành chính, thực hiện cơ chế “một cửa” đang từng bước hoà nhập và phát triển trong tồn quận.

Bên cạnh đó quận Hà Đơng cũng cịn gặp những khó khăn đó là; mức độ phát triển vẫn chưa thực sự tương xứng với vị thế tiềm năng, lợi thế; đội

ngũ cán bộ làm cơng tác quản lý vẫn cịn có một số hạn chế về năng lục cũng như trình độ chun mơn nên chưa tận dụng được thời cơ và các nguồn lực bên ngoài để phát triển.

2

2

*

.1.2 Khái quát về đội ngũ công chức quận Hà Đông

.1.2.1. Số lượng đội ngũ CB, CC của UBND quận Hà Đơng

Khối Hành chính gồm có 132 CB, CC; những người hoạt động QLNN là 73 CB, CC:

Bảng 2.1: Bảng thống kê số lƣợng của CB, CC khối hành chính

UBND quận Hà Đơng:

Tuổi Số lượng Tỷ lệ Giớ tính

Nam 75 Tỷ lệ (%) Nam (%) 10,6 36,3 31,1 22 Dưới 30 14 48 41 29 132 Nữ Nữ Từ 30 – 40 Từ 41 – 50 Từ 51 – 60 Tổng 57 56,8 43,2 100

Nguồn: Báo cáo thống kê số lượng, chất lượng CB, CC thuộc khối Hành chính quận Hà Đơng tới 31/12/2011 của phịng Nội vụ quận Hà Đông.

Qua bảng số liệu trên ta thấy lực lượng CB, CC tại UBND quận vẫn chưa có sự cân đối và sự chuyển tiếp liên tục qua các thế hệ: có 22 số CB, CC có độ tuổi từ 51 trở lên; lực lượng kế tiếp là CB, CC dưới 30 tuổi là 14 CB, CC chiếm 10,6%, như vậy vẫn chưa có sự chuyển tiếp giữa lớp CB, CC cao tuổi với lớp trẻ; CB, CC độ tuổi từ 30 đến 50 tuổi là chủ yếu, đây là độ tuổi biểu hiện cho sự trưởng thành về nhận thức, kinh nghiệm trong hoạt động quản lý, tạo điều kiện chuẩn hóa đội ngũ CB, CC.

Về cơ cấu giới tính: Nam có 75 người chiếm 56,8%, Nữ có 57 người chiếm 43,2%, nhìn chung cơ cấu giới tính CB, CC trong khối Hành chính tương đối đồng đều*CB, CC khối sự nhiệp gồm có 118 CB, CC; trong đó số người làm cơng tác QLNN là 15 CB, CC:

Bảng 2.2: Bảng thống kê số lƣợng của CB, CC khối sự nghiệp

UBND quận Hà Đơng:

Tuổi Số lượng 17 50 39 Tỷ lệ (%) 14,4 42,4 33 Giới tính Tỷ lệ (%) Nam Dưới 30 Nam 60 Nữ 58 Nữ Từ 31 – 40 Từ 41 – 50 Từ 51 – 60 Tổng 50,8 49,2 12 118 10,2 100

Nguồn: Báo cáo thống kê số lượng, chất lượng CB, CC thuộc khối sự nghiệp UBND quận Hà Đơng tới ngày 31/12/2011 của phịng Nội vụ quận Hà Đông.

Thông qua bảng số liệu ta có thể thấy: Lực lượng CB, CC khối sự nghiệp tại UBND quận có sự chuyển tiếp liên tục các thế hệ: có 12 số CB, CC có độ tuổi từ 51 trở lên chiếm 10,2% lưc lượng kế tiếp là CB, CC dưới 30 tuổi là 17 CB, CC chiếm 14,4%. Số lượng CB, CC ở độ tuổi từ 30 đến 50 là chủ yếu, đây là tuổi biểu hiện cho sự trưởng thành về nhận thức, kinh nghiệm trong hoạt động quản lý, tạo điều kiện chuẩn hóa về CB, CC trong quận.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức quận hà đông (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w