Bảng câu hỏi được thiết kế gồm hai phần.
Phần A bao gồm các câu hỏi phỏng vấn sâu được thực hiện tại các đơn vị trực thuộc ngành than Việt Nam (từ câu 1 đến câu 6) bao gồm:
- 15 đơn vị sản xuất hầm lò bao gồm: Than Quang Hanh, Cọc Sáu, Đèo Nai, Cao Sơn, Hạ Long, Hà Tu, Hà Lầm, Mơng Dương, Vàng Danh, CN Mỏ Việt Bắc, Hịn Gai, Thống Nhất, Khe Chàm, Dương Huy, Mạo Khê.
- 02 đơn vị làm cơng tác tuyển than bao gồm: Tuyển than Cửa Ơng, Tuyển than Hòn Gai.
- 03 đơn vị chế biến, kinh doanh cuối nguồn bao gồm: Công ty cổ phần kinh doanh than Cẩm Phả, Công ty cổ phần KD than Miền Bắc- Vinacomin, Công ty chế biến than Quảng Ninh.
Các nội dung của câu hỏi phỏng vấn sâu bao gồm: Các đánh giá hoạt động quản trị và phát triển nguồn nhân lực, công tác tuyển chọn và sử dụng nhân lực tại đơn vị, đánh giá hoạt động đào tạo, phát triển và đánh giá nguồn nhân lực,..đánh giá chế độ tiền lương, thưởng, đãi ngộ và cơ hội phát triển
nghề nghiệp, điểm mạnh và điểm yếu, hạn chế của công tác phát triển nghề nghiệp,….;
Số lượng cán bộ CNV phỏng vấn tại 20 đơn vị vào khoảng 500 người Bình quân các đơn vị phỏng vấn khoảng 30 người/01 đơn vị
Nhìn chung đa số người lao động được khảo sát đại đa số đều chọn phương án 4 là đồng ý với tỷ lệ thấp nhất là trên 60% và hoàn toàn đồng ý với tỷ lệ thấp nhất là 3%, đến hơn 20%.
Phần B gồm Phiếu khảo sát gồm 05 mức độ khác nhau từ mức 1 đến mức 5 bao gồm: Mức 1 đồng ý, mức 2 khơng đồng ý, mức 3 hồn tồn khơng đồng ý, mức 4 bình thường và Mức 5 là hồn tồn đồng ý
Phiếu khảo sát gồm có 05 nội dung bao gồm: Tuyển chọn nguồn nhân lực, Đào tạo nguồn nhân lực, Sử dụng nguồn nhân lực, Đánh giá nguồn nhân lực và Chính sách lương, thưởng, cơ hội phát triển.
Trong mỗi một nội dung sẽ có 05 câu hỏi nhỏ nhằm khảo sát đánh giá có tính chính xác hơn.
Bảng câu hỏi khảo sát được thiết kế với thang đo Likert 5 mức độ, được xây dựng trên thang đo JDI của Smith và thang đo AJDI đã được điều chỉnh của Trần Thị Kim Dung. Bảng câu hỏi được xây dựng theo các bước:
- Tìm hiểu các mơ hình lý thuyết về sự thỏa mãn của người lao động
- Xây dựng mơ hình lý thuyết cho đề tài nghiên cứu
- Mơ tả chi tiết nhu cầu thông tin
- Xây dựng bảng câu hỏi theo nhu cầu thông tin đề ra
- Phỏng vấn thử và hiệu chỉnh, hoàn thiện bảng câu hỏi khảo sát
2.4. Chọn mẫu điều tra
Tổng thể mẫu: Đối tượng tham gia trong nghiên cứu này là CBCC với nhiều vị trí, cơng việc khác nhau khơng phân biệt giới tính, độ tuổi, thu nhập…
Kích thước mẫu: Độ tin cậy kết quả nghiêm cứu tỷ lệ thuận với kích thước mẫu khảo sát. Nếu cỡ mẫu càng lớn thì độ tin cậy càng cao nhưng tăng thêm thời gian và chi phí. Kích thước mẫu hợp lý sẽ giảm bớt thời gian và chi phí khảo sát. Bởi vậy, nhóm nghiên cứu chọn phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên, 30% trong tổng số cán bộ cơng nhân viên của 05 đơn vị trong tồn ngành than
Dữ liệu thống kê được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn gián tiếp. Người được khảo sát nhận các phiếu điều tra gồm các câu hỏi và câu trả lời đã được thiết kế sẵn, người trả lời chỉ việc lựa chọn ơ có câu trả lới thích hợp nhất với mình. Phiếu điều tra được gửi trực tiếp hoặc gián tiếp qua bạn bè và đồng nghiệp tới đối tượng khảo sát và được nộp lại cho người nghiên cứu sau khi đã hoàn thành các câu trả lời.
Số liệu khảo sát được quản lý, xử lý và phân tích thống kê với sự hỗ trợ của hai phần mềm tin học thông dụng trong thống kê là Excel và SPSS 16.
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH THAN VIỆT NAM.
3.1. Giới thiệu chung về ngành than
Từ cuộc bãi công ngày 12/11/1936 đến nay với gần 83 năm truyền thống vẻ vang giành thắng lợi rực rỡ của thợ mỏ. Ngành than Việt Nam đã có lịch sử khai thác gần 200 năm. Trong những năm đầu thập niên 90, ngành than Việt Nam đối mặt với những khó khăn, thử thách như nạn khai thác than trái phép phát triển tràn lan làm tài nguyên và môi trường vùng mỏ bị hủy hoại nghiêm trọng, trật tự và an toàn xã hội diễn biến phức tạp, tuy nhiên khi bước vào công cuộc đổi mới, ngành than đã gặt hái được nhiều thành tích và ngày càng phát triển
Tổng công ty than Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 563/TTg ngày 10/10/1994 của Thủ tướng Chính phủ.
Với chiến lược kinh doanh đa ngành nghề trên nền tảng sản xuất và kinh doanh than, Tổng công ty than Việt Nam đã từng bước tháo gỡ khó khăn, trì trệ thời bao cấp, xây dựng mục tiêu chiến lược đúng đắn cho sự phát triển.
Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2018, sản lượng than nguyên khai đạt trên 38 triệu tấn, tăng 3,5 lần so với so với năm 1994 (trước khi thành lập Tổng Công ty ). Tổng doanh thu năm 2018 là 113.805 tỷ đồng (trong đó than chiếm 50%), lợi nhuận trước thuế vượt 3.702 tỷ đồng, thu nhập bình quân đạt trên 10,7 triệu đồng/người-tháng tăng gấp 16 lần so với 667.000 đồng/tháng năm 1995.
Tháng 11-2005, Tập đoàn kinh tế đầu tiên của nước ta là Tập đoàn Cơng nghiệp Than - Khống sản Việt Nam (TVN) ra đời và đi vào hoạt động, theo Quyết định số 198/2005/QĐ-TTg, ngày 8-8-2005 của Thủ tướng Chính phủ, về việc thành lập công ty mẹ
Ngày 26/12/2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 345/2005/QĐ-TTg thành lập Tập đoàn Cơng nghiệp Than - Khống sản Việt Nam trên cơ sở Tập đoàn Than Việt Nam và Tổng Cơng ty Khống sản Việt Nam và hoạt động theo Điều lệ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 228/2006/QĐ-TTg ngày 11/10/2006.
Với Quyết định số 198/2005/ QĐ-TTg và Quyết định số 199/2005/QĐ- TTg ngày 8/8/2005 của Thủ tướng chính phủ tổ chức lại TCT Than Việt Nam, thành lập TĐ Than Việt Nam, hoạt động theo mơ hình cơng ty mẹ - cơng ty con. Ngày 26/12/2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 345/2005/QĐTTg thành lập TKV trên cơ sở TĐ Than Việt Nam và TCT Khoáng sản Việt Nam;
Ngày 25/6/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 989/QĐ-TTg về việc chuyển Công ty mẹ - Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khống sản Việt Nam thành cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.Ngày 08/8/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 105/2018/NĐ-CP về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (thay thế Nghị định số 212/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khống sản Việt Nam).
3.2. Các lĩnh vực kinh doanh của ngành than việt nam.
Từ năm 2014 ngành than có 02 đơn vị thực hiện việc khai thác kinh doanh than bao gồm: Tập đồn CN than – khống sản Việt Nam (TKV) và Tổng cơng ty Đơng Bắc (than ĐB) Bộ quốc phịng.
Đơn vị thuộc ngành than Việt Nam
Tập đồn CN Than – khống sản Việt Nam
Tổng công ty than Đông Bắc – Bộ
Quốc Phòng
Ngành nghề kinh doanh
Khai thác than – khống sản Cơng nghiệp Điện
Vật liệu nổ công nghiệp Các ngành nghề khác
Ngành nghề kinh doanh
Khai thác than – khống sản Cơng nghiệp vật liệu xây dựng Cơng nghiệp sửa chữ, chế tạo Các ngành nghề khác
Hình 3.1: Sơ đồ đơn vị trực thuộc ngành than Việt Nam
Than Đơng Bắc tách ra khỏi Tập đồn Cơng nghiệp Than- khống sản Việt Nam và chịu sự quản lý toàn diện của Bộ Quốc phòng từ đầu năm 2014.
Nhà nước làm chủ sở hữu và chiếm 100% vốn điều lệ tại hai cơ quan chủ quản của ngành than Việt Nam bao gồm: Tập đồn Cơng nghiệp Than- khống sản Việt nam và Tổng công ty Đông Bắc- Bộ Quốc phịng
Cơng nghiệp sản xuất than: là q trình SXKD gồm các cơng đoạn sản xuất bao gồm khảo sát thăm dò địa chất, đầu tư xây dựng, khai thác đất đá và than, vận tải đất đá và than, sàng tuyển, chế biến than và tiêu thụ than.
Quy trình khai thác và tiêu thụ than tại các DN than ở Việt Nam như sau:
Thăm dò địa chất và tài nguyên
Thiết kế khai thác và đầu tư xây dựng
Khoan nổ mìn
Vận tải đất đá và than nguyên khai
Sàng tuyển, chế biến than
Vận chuyển than về các kho của TKV
Tiêu thụ than
Hình 3.2: Quy trình sản xuất than tại các Doanh nghiệp thuộc ngành than Việt nam
Thăm dò địa chất và tài nguyên: Các đơn vị thuộc TKV hoặc Tổng cơng ty than Đơng Bắc có chức năng thăm dị tìm nguồn than mới (các đơn vị địa chất mỏ) chủ động thăm dò địa chất theo chỉ đạo của TKV hoặc Tổng công ty than Đông Bắc.
Thiết kế khai thác và đầu tư xây dựng: Sau khi thăm dị thành cơng nguồn than, hoặc Tổng công ty than Đông Bắc sẽ giao cho đơn vị có chức
năng khai thác theo địa bàn danh giới mỏ quy định . Đơn vị được giao khai thác sẽ chủ động xây dựng thiết kế kế hoạch khai thác than, cũng như xây dựng phương án xây dựng cơ bản trình TKV, hoặc Tổng cơng ty phê duyệt bao gồm: Đối với khai thác hầm lị thi cơng đào đường mở vỉa, hình thành các lị chợ khấu than; xây dựng cơ bản đối với khai thác lộ thiên: mở vỉa bằng đường hào để tiếp cận các vỉa than, hình thành các gương xúc than.
Khoan nổ mìn: Nguồn than nằm sâu trong lịng đất địi hỏi cơng ty phải khoan nổ bằng mìn để bóc tách lớp đất đá bao phủ. Bốc xúc đất đá, than nguyên khai: Sau khi cơng đoạn khoan nổ, lớp đất đá bóc tách sẽ được bốc xúc để lộ ra nguồn than
Vận tải đất đá và than nguyên khai: + Đất đá sẽ được vận chuyển về những nơi đổ thải theo quy định của TKV, Nhà nước tại các bãi thải .
Than nguyên khai sẽ được vận chuyển về các đơn vị sàng tuyển theo quy định của TKV, tổng công ty than Đông Bắc.
Sàng tuyển, chế biến than:
+ Than sản xuất (than nguyên khai) sẽ được các đơn vị (các mỏ) trực tiếp sàng tuyển, chế biến phân loại thành than thành phẩm để tiêu thụ theo nhu cầu của khách hàng, hoặc Than sản xuất (than nguyên khai) sẽ được vận chuyển đến các Nhà máy sàng tuyển của TKV, hoặc Tổng công ty than Đông Bắc (tuyển than Cửa Ơng, Tuyển than Hịn Gai, Xí nghiệp sang tuyển..) để tiến hành sàng tuyển ra các sản phẩm than than thành phẩm.
Vận chuyển than về các kho của TKV: Các sản phẩm than thành phẩm, hoặc các sản phẩm khác sẽ được vận chuyển về các kho bãi do TKV, hoặc Tổng Công ty Đông Bắc quản lý để tiến hành bốc rót xuống phương tiện để vận chuyển đưa về kho của khách hàng.
3.3. Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của ngành than từ năm 2016 -2018 Bảng 3.1: Các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh từ năm 2016 - 2018 Bảng 3.1: Các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh từ năm 2016 - 2018
STT Chỉ tiêu
1 Than sản xuất
Than Nguyên khai Than nhập khẩu
2 Than TP sản xuất
3 Than tiêu thụ
4 Doanh thu
Doanh thu than Doanh thu khoáng sản Doanh thu khác
5 Lợi nhuận
6 Tiền lương bình quân
Sản xuất than Khai thác hầm lị
7 Lao động bình qn
Lao động SX than Lao động hầm lị
(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính, báo cáo cơng tác khốn quản trị chi phí, báo cáo tình hình lao động tiền lượng của ngành than từ năm
2016-2018)
+ Đối với than nguyên khai sản xuất: Sản lượng năm 2017 và năm 2018 giảm so với năm 2016, cụ thể năm 2017 giảm 2.090 ngàn tấn, năm 2018 giảm 3.510 ngàn tấn, nguyên nhân chủ yếu than hiện nay khai thác hầm lò, việc khai thác than lộ thiên trữ lượng ngày càng hạn hẹp, đặc biệt là việc khai thác than lộ thiên khơng được khuyến khích do ảnh hưởng nhiều đến môi trường, mặt khác trữ lượng vỉa than tại các mỏ than khơng có nhiều, cơng nghệ khai thác ngày càng xuống sâu trong lịng đất dẫn đến khó khăn trong việc tăng sản lượng sản xuất.
+ Do than nguyên khai sản xuất giảm, dẫn đến than thành phẩm chế biến cùng giảm tương ứng so với khối lượng than sản xuất. Cụ thể Năm 2017 giảm 1.681,225 ngàn tấn so với năm 2016, năm 2018 giảm 2.820,173 ngàn tấn giảm so với năm 2016.
+ Khối lượng than tiêu thụ cũng giảm so với năm 2016, cụ thể năm 2017 giảm 2.400 ngàn tấn, năm 2018 giảm 1.210 ngàn tấn. Nguyên nhân là do ngành than không sản xuất kịp thời phục vụ nhu cầu cho sản xuất, đặc biệt là cho các Nhà máy Điện, Đạm, Giấy và Xi măng.
+ Tổng số lao động toàn ngành than năm 2016 là 124.738 người, trong đó Lao động cho sản xuất than là 84.785 tấn chiếm 67,8% số lao động của ngành Năm 2017 giảm 7.978 người so với năm 2016, trong đó lao động cho sản xuất than giảm 5.175 người, năm 2018 giảm 14.670 người, lao động sản xuất than giảm 9.744 người. Nguyên nhân giảm trên do năm 2017 ngành than đối mặt với khó khăn chung của nền kinh tế, mặt khác khai thác than ngày càng xuống sâu khiến cho lao động thợ lò bỏ nghề, đặc biệt từ năm 2017 đến nay ngành than thực hiện tái cơ cấu tổ chức lao động cũng là nguyên nhân làm giảm số lao động.
+ Thu nhập của cán bộ cơng nhân viên tồn ngành than có xu hướng được cải thiện, tăng cao. Cụ thể
Năm 2017 tăng 205.000 đồng/người/tháng, trong đó lao động khai thác than tăng 1.080.000 đồng/người/tháng, lao động khai thác hầm lò tăng 1.675.480 đồng/người/tháng.
Năm 2018 tăng 1.602.000 đồng/người/tháng, trong đó lao động khai thác than tăng 2.711.100 đồng/người/tháng, lao động khai thác hầm lò tăng 3.659.985 đồng/người/tháng.
Tiền lương bình qn chung tăng do chính sách tiền lượng các vùng miền của Nhà nước quy định tăng cao, mặt khác nhằm khuyến khích cơng nhân, đặc biệt là thọ lò sản xuất trong điều kiện diện khai thác ngày càng xuống sâu. Tiền lương bình quân so với mặt bằng của người lao động trong các ngành nghề khác nhau là khá cao, tuy nhiên so với công sức mà người lao động bỏ ra với những điều kiện khắc nghiệt của ngành như: Khai thác ngày càng xuống sâu, khí độc hại nhiều, nguy cơ xảy ra tai nạn có thể không thể lường hết mặc dù ngành than ngày càng chú trọng đến vấn đề an tồn lao động…thì vẫn chưa tương xứng với sức lao động bỏ ra, do đó việc thu hút nhân lực vẫn còn nhiểu bất cập.
Lợi nhuận của ngành than năm 2017 tăng so với năm 2016 là 163,250 tỷ, năm 2018 tăng so với năm 2016 là 437,510 tỷ do nguyên nhân Giá than thế giới tăng cao, dẫn đến giá than nội địa cũng tăng, than tồn kho giảm, số vòng quay vốn phục vụ cho sản xuất than ngày càng nhanh Mặt khác cơng tác quản trị chi phí của ngành than ngày càng nâng cao khoa học trong điều kiện giá cả vật liệu tăng, lãi suất ngân hàng không giảm…..
3.4. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực ngành than Việt Nam
Luận văn chủ yếu tập trung phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực ngành than qua các chỉ tiêu bao gồm số lượng, cơ cấu nguồn nhân lực, quy mô nguồn nhân lực, chất lượng nguồn nhân lực. Cụ thể như sau.