Mô tả kết quả khảo sát

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nghiên cứu sự hài lòng về công việc của cán bộ cục thuế tỉnh bắc ninh (Trang 60 - 64)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2 Kết quả nghiên cứu thực trạng mức độ hài lòng của cán bộ nhân viên tại Cục thuế

3.2.1 Mô tả kết quả khảo sát

3.2.1.1 Thông tin chung về nhân sự tham gia khảo sát

Theo thiết kế, có 170 nhân viên và cán bộ Cục thuế tỉnh Bắc Ninh đã nhận được bảng hỏi để tham gia khảo sát. Tuy nhiên, sau khi thu thập và phân loại các bảng hỏi hợp lệ, kết quả thu về số phiếu phù hợp là 165 phiếu, tương ứng tỷ lệ là 97.06%. Từ số liệu hợp lệ của các bảng trả lời, tác giả tiến hành tổng kết thơng tin về nhóm nhân sự tham gia khảo sát như sau:

`

Hình 3.2 Vị trí cơng việc hiện tại của các cán bộ tham gia phỏng vấn

Nguồn: Kết quả phỏng vấn, 2016

Trong số 165 người, thì số người làm việc ở các bộ phận như thanh tra, kiểm tra thuế, bộ phận tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế, bộ phận quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, bộ phận kê khai và kế tốn thuế là có số lượng người trả lời đơng nhất. Trong khi đó số lượng ở nhóm các bộ phận khác thì chỉ đạt trên 1 nửa. Cụ thể, có 69/70 người từ bộ phận thanh tra, kiểm tra thuế (chiếm tỷ lệ 41,82% số người tham gia khảo sát) đã có bảng hỏi hợp lý gửi lại cho tác giả. 8.48% (14 cán bộ nhân viên từ bộ phận tuyên truyền – hỗ trợ người nộp thuế); 6.67% (11 cán bộ từ phòng quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế); 15.15% (25 cán bộ từ bộ phận kê khai và kế toán thuế) tham gia và trả lời đẩy đủ bảng hỏi; 27.88% còn lại (chiếm 46 cán bộ nhân viên ở các phịng ban và bộ phận khác) có câu trả lời đầy đủ và hợp lệ cho tác giả.

Hình 3.3 Kinh nghiệm làm việc của các cán bộ tham gia phỏng vấn

Nguồn: Kết quả phỏng vấn, 2016

Cục thuế tỉnh Bắc Ninh là cơ quan quản lý hành chính nhà nước với lịch sử thành lập và phát triển lâu đời, các cán bộ nhân viên làm việc cho Cục thuế đều có thời gian gắn bó lâu năm. Cụ thể số người làm việc lâu năm và gắn bó với Cục thuế trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 năm chiếm tỷ lệ cao nhất 36.97% (tổng số là 61/165 cán bộ nhân viên); tiếp đến là số người làm việc từ 5 đến 10 năm chiếm tỷ lệ 23.03% (chiếm 38/165 cán bộ nhân viên), 37/165 cán bộ nhân viên, hay chiếm tỷ lệ 22.42% là ở nhóm có thời gian làm việc trên 1 năm nhưng dưới 3 năm. 13.33% (chiếm 22/165 cán bộ lao động) cho biết họ đã làm việc ở đây trên 10 năm và rất gắn bó với nơi này, đây cũng là lực lượng nịng cốt và có kinh nghiệm nhất; Chỉ có 7 cán bộ nhân viên (chiếm tỷ lệ thấp nhất là 4.24%) là có thời gian làm việc dưới 1 năm đổ lại, số lượng cán bộ công nhân viên này là mới được tuyển mới hoặc được thuyên chuyển từ các cơ quan hoặc ban ngành liên quan về làm việc tại Cục.

3.2.1.2 Kết quả kiểm định các biến quan sát

Để đảm bảo các biến quan sát đủ độ tin cậy và có tính tương quan lẫn nhau, tác giả tiến hành phân tích các hệ số để kiểm định; cụ thể có các hệ số như sau:

Bảng 3.3 Kết quả độ tin cậy của thang đo

Cronbach's Alpha .637

Nguồn: Kết quả phân tích, 2016

Trong bảng trên, kết quả hệ số Cronbach’s Alpha là 0.637 nằm trong khoảng 0.6 < CA < 0.7, là khoảng chấp nhận được với các nghiên cứu mới và lần đầu. Việc kiểm chứng hệ số Cronbach’s Alpha đáp ứng yêu cầu của nghiên cứu và cho thấy các biến quan sát có phù hợp và đủ độ tin cậy để tác giả tiến hành các bước phân tích tiếp theo.

Bảng 3.4 Kết quả nhân tố khám phá (EFA)

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. Bartlett's Test of Sphericity

Nguồn: Kết quả phân tích, 2016

Về mặt lý thuyết và thực tế khi kiểm định lý thuyết khoa học, tác giả cần phải tiến hành đánh giá độ tin cậy và giá trị của thang đo. Nếu phương pháp Cronbach’s Alpha là để đánh giá độ tin cậy của thang đo, thì phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA giúp ta đánh giá hai loại giá trị quan trọng của thang đo là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt.

Theo quy định, hệ số KMO phải lớn hơn 0.5 thì thang đo mới có giá trị; trong bảng 3.4 ta thấy, hệ số KMO = 0.651 > 0.5, giá trị sig = 0.000 < 0.5 vì vậy hệ số KMO của bài được xem là có ý nghĩa thực tiễn.

Ngồi ra, từ bảng kết quả nhân tố khám phá EFA, còn cho chúng ta biết mối tương quan nhất định giữa các biến quan sát được tiến hành trong bài;

Với hai kết quả KMO và Cronbach’s Alpha đã đạt được trong bài, tác giả có thể tiến hành các bước phân tích tiếp theo để chứng minh các giả thuyết đã đặt ra trong bài.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nghiên cứu sự hài lòng về công việc của cán bộ cục thuế tỉnh bắc ninh (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w