CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2 Kết quả nghiên cứu thực trạng mức độ hài lòng của cán bộ nhân viên tại Cục thuế
3.2.3 Đánh giá chung về kết quả mức độ hài lịng trong cơng việc của cán bộ nhân viên tạ
nhân viên tại Cục thuế tỉnh Bắc Ninh
3.2.3.1 Đánh giá chung
Kết quả phân tích khảo sát, cho thấy mức độ hài lịng trong công việc hiện tại của cán bộ nhân viên tại cục thuế Tỉnh Bắc Ninh như sau:
Bảng 3.11 Đánh giá chung về mức độ hài lịng trong cơng việc của cán bộ nhân viên tại Cục thuế tỉnh Bắc Ninh
Nhân tố
Bản chất công việc Đào tạo và thăng tiến Lãnh đạo
Đồng nghiệp Thu nhập
Điều kiện làm việc
Tổng trung bình cộng
Nguồn: Kết quả khảo sát, 2016
Từ bảng trên ta thấy, tổng trung bình cộng của cả 06 nhân tố là 3.36 trong thang điểm Likert 5 điểm, mức này là mức khơng hài lịng nhưng cũng khơng phản đối. Trong đó, điểm cho nhóm nhân tố lãnh đạo (2.89), thu nhập (2.80) và điều kiện làm việc (3.17), cơ hội đào tạo và thăng tiến (3.66) là nhóm điểm thấp nhất, phản
ánh mức độ hài lịng của cán bộ cơng nhân về các nhóm này chỉ ở mức thấp. Cao nhất là mức 3.95 dành cho nhóm yếu tố bản chất cơng việc và 3.69 dành cho nhóm đồng nghiệp làm việc cùng cơ quan, tổ chức với các cán bộ.
3.2.3.2 Phân tích hồi quy
Việc phân tích hồi quy để xác định mức độ tác động của 06 nhân tố đến sự hài lịng của cán bộ cơng chức tại Cục thuế tỉnh Bắc Ninh hay là các biến độc lập có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc như thế nào.
Mơ hình hồi quy được xây dựng từ một tập biến gồm 6 nhân tố: bản chất công việc, đào tạo và thăng tiến, lãnh đạo, đồng nghiệp, thu nhập và điều kiện làm việc. Bằng cách chọn biến là loại trừ dần để nhận ra các biến độc lập có khả năng dự đốn tốt cho biến phụ thuộc trong mơ hình. Chỉ các biến có mức ý nghĩa quan sát Sig < 0.1 sẽ được để lại trong mơ hình.
Bảng 3.12 Kết quả phân tích hồi quy
Biến độc lập Hệ số chặn Cơng việc (CV) Đào tạo (ĐT) Lãnh đạo (LĐ) Đồng nghiệp (ĐN) Thu nhập (TN) Điều kiện làm việc (MT)
Số liệu từ bảng 3.12 cho ta thấy các biến đưa vào mơ hình đều có độ phóng đại phương sai nhỏ hơn 10 (VIF < 10) nên không tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập. Tuy vậy, cần nói thêm rằng việc các nhân tố đồng nghiệp và điều kiện làm việc có sig > 0.05 có thể là do hiện tượng đa cộng tuyến các nhân tố này cung cấp cho mơ hình những thơng tin tương tự nhau, khó tách rời ảnh hưởng của từng biến phụ thuộc.
Lúc này, phương trình hồi quy tuyến tính đa biến có thể viết như sau:
Hài lịng = 1.852 + 0.076CV + 0.182ĐT + 0.134LĐ + 0.324ĐN + 0.138TN – 0.249MT
Hệ số tương quan chung là R = 48,1% và tất cả 06 nhân tố này giải thích được 23.1% (R 2 = 0,231) sự thoả mãn của cán bộ nhân viên tại Cục thuế tỉnh Bắc Ninh.
Tóm lại, qua phân tích mơ hình hồi quy, sự hài lịng có quan hệ dương với các thành nhân tố, mỗi nhân tố có mức độ tác động khác nhau đến sự hài lòng của cán bộ nhân viên tại Cục thuế. Đây là cơ sở để đề xuất các giải pháp trong công tác quản trị nguồn nhân lực tại Cục thuế để trở thành một trong số những cơ quan ban ngành nhà nước có chất lượng và số lượng lao động hiệu quả.
3.2.3.3 Kiểm định giả thuyết nghiên cứu
Để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu đặt ra trong mơ hình nghiên cứu, tác giả sử dụng thống kê t và giá trị sig tương ứng so sánh trực tiếp với giá trị 0.05 (mức ý nghĩa 5% hay mức tin cậy 95%).
Kiểm định giả thuyết H1: Bản chất cơng việc ảnh hướng tới sự hài lịng trong công việc của nhân viên.
Từ kết quả ước lượng hồi quy ta thấy thống kê t có giá trị sig = 0.001 (< 0.05), hệ số beta của biến bản chất cơng việc là 0.076 (>0). Điều đó cho thấy nhân tố bản chất cơng việc có tác động tích cực đến sự hài lịng trong cơng việc của cán bộ nhân viên tại Cục thuế tỉnh Bắc Ninh ở mức ý nghĩa 5%. Hay nói cách khác, ta chấp nhận giả thuyết H1.
Kiểm định giả thuyết H2 – Cơ hội đào tạo và thăng tiến ảnh hưởng tới sự hài lịng trong cơng việc của nhân viên.
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy hệ số Beta của biến cơ hội đào tạo và thăng tiến là 0.182 (> 0) và hệ số sig = 0.004 (< 0.05). Điều đó cho thấy biến cơ hội đào tạo và phát triển có tác động tích cực tới sự hài lịng trong cơng việc của cán bộ nhân viên tại Cục thuế tỉnh Bắc Ninh với mức ý nghĩa 5% hay nói cách khác, ta chấp nhận giả thuyết H2.
Kiểm định giả thuyết H3 – Lãnh đạo ảnh hưởng tới sự hài lịng trong cơng việc của nhân viên
Từ kết quả nghiên cứu ta thấy hệ số Beta của biến lãnh đạo là 0.134 (> 0) và hệ số sig = 0.006 (<0.05). Điều đó cho thấy, biến lãnh đạo có tác động tích cực tới sự hài lịng trong cơng việc của cán bộ nhân viên tại Cục thuế tỉnh Bắc Ninh với mức ý nghĩa 5% hay nói cách khác, ta chấp nhận giả thuyết H3.
Kiểm định Giả thuyết H4 – Đồng nghiệp ảnh hưởng tới sự hài lịng trong cơng việc của nhân viên
Từ kết quả nghiên cứu thấy, hệ số Beta của biến đồng nghiệp là 0.324 (>0) và hệ số sig = 0.059 (> 0.05). Điều này cho thấy từ dữ liệu nghiên cứu chưa đủ cơ sở để kết luận đồng nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lịng trong công việc của cán bộ nhân viên tại Cục thuế tỉnh Bắc Ninh ở mức ý nghĩa 5%, hay nói cách khác ta bác bỏ giả thuyết H4.
Kiểm định giả thuyết H5 – yếu tố thu nhập có ảnh hưởng tới mức độ hài lịng trong công việc của cán bộ tại Cục thuế
Kết quả cho thấy hệ số beta là 0.138 (>0) và hệ số sig = 0.03 (<0.05). Điều đó cho thấy thu nhập có tác động tích cực tới sự hài lịng trong cơng việc của cán bộ nhân viên tại Cục thuế tỉnh Bắc Ninh với mức ý nghĩa là 5%. Hay nói cách khác, ta chấp nhận giả thuyết H5.
Kiểm định giả thuyết H6 – Điều kiện làm việc có ảnh hưởng tới mức độ hài lịng trong cơng việc của cán bộ nhân viên tại Cục thuế tỉnh Bắc Ninh
Kết quả cho thấy hệ số Beta là -0.219 (<0) và hệ số sig = 0.082 (>0.05). Điều này cho thấy từ dữ liệu nghiên cứu chưa đủ cơ sở để kết luận điều kiện làm việc có tác động hay ảnh hưởng tới mức độ hài lịng trong cơng việc của cán bộ nhân viên
tại Cục thuế tỉnh Bắc Ninh ở mức ý nghĩa 5%. Hay nói cách khác, ta khơng chấp nhận hay bác bỏ giả thuyết H6.
Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu cho thấy giả thuyết H4 và H6 bị bác bỏ hay có thể xem trong nghiên cứu này, yếu tố đồng nghiệp và mơi trường làm việc khơng có ảnh hưởng rõ ràng tới sự hài lịng trong công việc của cán bộ nhân viên tại Cục thuế tỉnh Bắc Ninh.
Do đó, phương trình hồi quy có thể viết lại như sau (theo hệ số chuẩn hố):
Hài lịng = 1.852 + 0.076CV + 0.182ĐT + 0.134LĐ + 0.138TN
Dựa vào mơ hình hồi quy cho thấy các biến đưa vào mơ hình đều có tương quan thuận với mức độ hài lịng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố là không giống nhau. Nhân tố đào tạo và cơ hội thăng tiến có ảnh hưởng mạnh nhất, cụ thể khi ĐT tăng thêm 1 điểm thì mức độ hài lịng của cán bộ trong cơng việc sẽ tăng thêm 0.182 điểm (CV, LĐ, TN không thay đổi). Khi TN tăng thêm 1 điểm thì mức độ hài lịng của cán bộ trong cơng việc sẽ tăng thêm 0.138 điểm (CV, ĐT, LĐ không thay đổi). Khi LĐ tăng thêm 1 điểm thì mức độ hài lịng của cán bộ trong cơng việc sẽ tăng thêm 0.134 điểm (CV, ĐT, TN không thay đổi). Khi CV tăng thêm 1 điểm thì mức độ hài lịng của cán bộ trong công việc sẽ tăng thêm 0.076 điểm (ĐT, LĐ, TN khơng thay đổi).
Từ kết quả có thể thấy, Cục thuế tỉnh Bắc Ninh nên ưu tiên cải thiện yếu tố nào nhất để đáp ứng mức độ hài lịng trong cơng việc của cán bộ nhân viên tại Cục thuế tỉnh Bắc Ninh.
CHƢƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ TRAO ĐỔI NHẰM CẢI THIỆN MỨC ĐỘ HÀI LÕNG CỦA CÁN BỘ CỤC THUẾ TỈNH BẮC NINH