Nói tóm lại, cho đến nay, tuy có thế mạnh về số lượng, trình độ lao động của nước ta cịn thấp cả về thể chất và trí lực, chưa đủ trình độ cần thiết để đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao. Điều này một mặt gây trở ngại cho việc đạt được mục tiêu CNH, HĐH đất nước. Mặt khác, tạo ra thách thức lớn cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong điều kiện hội nhập và tồn cầu hố. Để có thể đảm bảo có được đội ngũ lao động đủ tiêu chuẩn hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, nhiều biện pháp cần được hoạch định và thực hiện một cách có hiệu quả trong thời gian tới.
2.2. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH XUẤT KHẨU CỦA VIỆTNAM NAM
Trong khuôn khổ số liệu và thông tin hạn chế, năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam được đánh giá dựa theo những tiêu thức chủ yếu sau:
Trong khuôn khổ số liệu và thông tin hạn chế, năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam được đánh giá dựa theo những tiêu thức chủ yếu sau: hàng hố có lợi thế từ điều kiện tự nhiên. Bảng 2.3 cho thấy chỉ số lợi thế so sánh hiển thị (RCA) của các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam và một số nước châu Á khác theo ba nhóm chính: (1) sản phẩm sử dụng nhiều nguồn tài ngun thiên nhiên; (2) sản phẩm sử dụng nhiều lao động khơng có tay nghề và (3) sản phẩm sử dụng nhiều công nghệ và nhân lực. Khi giá trị của chỉ số này của một nước lớn hơn 1 có nghĩa là nước này có lợi thế so sánh về một loại mặt hàng nào đó, cịn nhỏ hơn một có nghĩa là khơng có lợi thế so sánh.
Về các mặt hàng sử dụng nhiều tài nguyên, Việt Nam có lợi thế cạnh tranh về thực phẩm, gia súc, nhiên liệu mỏ, khoáng sản và chế biến gỗ.