2.3. Thực tiễn áp dụng quy định của BLHS năm 2015 về những trường
2.3.2. Tồn tại, bất cập và một số nguyên nhân
2.3.2.1. Tồn tại, bất cập trong quy định của BLHS năm 2015 về những trường hợp loại trừ TNHS
BLHS năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018. Nhưng từ thực tiễn tư pháp hình sự, nghiên cứu các quy định của BLHS về những trường hợp loại trừ TNHS cho thấy vẫn cịn và khơng thể tránh khỏi những tồn tại, hạn chế, bất cập cần phải sửa đổi, khắc phục, bổ sung để cho BLHS thật sự là công cụ sắc bén, đắc lực nhất phục vụ cho cơng cuộc đấu tranh phịng, chống tội phạm. Cụ thể, tác giả chỉ ra một số tồn tại, bất cập và phân tích ngun nhân như sau:
Một là, chưa có khái niệm pháp lý chung về những trường hợp loại trừ
TNHS. Thay vì quy định mang tính chất tản mạn như trong BLHS năm 1999, BLHS năm 2015 đã chính thức quy định các trường hợp loại trừ TNHS thành một chương thống nhất với 07 trường hợp cụ thể. Điều này đã góp phần vào việc nhận thức thống nhất về phạm vi các trường hợp được coi là trường hợp loại trừ TNHS. Tuy nhiên, sẽ là khoa học, hợp lý hơn nếu BLHS năm 2015 đưa ra được khái niệm pháp lý chung thể hiện được nội hàm, bản chất của các trường hợp loại trừ TNHS.
Hai là, chưa thống nhất khi sử dụng thuật ngữ quy định về bản chất và
hậu quả pháp lý của các trường hợp loại trừ TNHS. Trong số 07 trường hợp loại trừ TNHS, có trường hợp sử dụng thuật ngữ “khơng phải chịu TNHS” (sự kiện bất ngờ; tình trạng khơng có năng lực TNHS; thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc cấp trên), có trường hợp lại sử dụng thuật ngữ “không phải là tội phạm” (04 trường hợp còn lại). Việc quy định như vậy rõ ràng là
chưa đảm bảo tính chính xác về mặt khoa học và chưa chặt chẽ về kỹ thuật lập pháp.
Ba là, tồn tại, bất cập trong quy định về phịng vệ chính đáng (Điều 22).
BLHS năm 2015 vẫn chưa quy định rõ ràng ranh giới giữa phịng vệ chính đáng với các trường hợp bị coi là tội phạm, mà vẫn chỉ sử dụng cụm từ “chống trả lại một cách cần thiết” như BLHS năm 1999. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho chế định này trong thực tiễn thi hành BLHS năm 1999 khơng khuyến khích được người dân thực hiện, đồng thời gây khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng xác định phịng về chính đáng. Vì vậy, cần phải đưa ra những giải thích, hướng dẫn, xác định rõ tiêu chí đánh giá thế nào là sự chống trả lại một cách “cần thiết”, nhằm bảo đảm tính khả thi trong áp dụng, cũng như khuyến khích được người dân tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Bốn là, tồn tại, bất cập trong quy định về tình thế cấp thiết (Điều 23).
Vấn đề thiệt hại gây ra trong tình thế cấp thiết tại Điều 23 vẫn chưa quy định những căn cứ để so sánh giữa thiệt hại gây ra và thiệt hại cần ngăn ngừa. Hiện nay ngồi BLHS thì chưa có văn bản nào khác hướng dẫn về việc áp dụng quy định về tình thế cấp thiết. Điều luật khơng quy định những căn cứ để so sánh hai thiệt hại trên, dẫn đến việc áp dụng hiện nay chưa thống nhất bởi để đánh giá tương quan giữa hai loại thiệt hại khác nhau về tính chất là vấn đề rất khó khăn và phức tạp (ví dụ như gây thiệt hại về tài sản để bảo vệ tính mạng, sức khỏe cho con người). Và quan trọng hơn nữa là gây khó khăn trong việc xác định thế nào là hành vi gây thiệt hại do tình thế cấp thiết hay vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết.
Năm là, tồn tại, bất cập trong quy định về gây thiệt hại trong khi bắt giữ
người phạm tội (Điều 24). Cũng giống như phịng vệ chính đáng, quy định về gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội tại Điều 24 BLHS năm 2015
chưa làm rõ thế nào là sử dụng vũ lực cần thiết gây thiệt hại cho người bị bắt giữ, điều này sẽ gây khó khăn trong việc áp dụng. Mặt khác, BLHS năm 2015 chưa làm rõ tội phạm mà người phạm tội đó bị bắt giữ phải đến mức độ nào để người bắt giữ có thể được dùng vũ lực để ngăn chặn, bắt giữ, có áp dụng với tất cả loại tội phạm hay không? Điều này nếu khơng được làm rõ có thể dẫn đến sự tùy tiện trong áp dụng, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị bắt giữ.
Sáu là, tồn tại, bất cập trong quy định về rủi ro trong nghiên cứu, thử
nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ (Điều 26). Tên điều luật và nội hàm quy định tại đoạn 1 chưa thống nhất. Cụ thể là tên Điều 25 chỉ nêu “…nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và cơng nghệ”, trong khi đó đoạn 1 của điều luật lại quy định “…nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới…”.
Đồng thời, nội dung điều luật quy định ranh giới giữa được loại trừ TNHS và không loại trừ TNHS trong trường hợp này đó là việc người thực hiện đã áp dụng đúng quy trình, quy phạm, đầy đủ biện pháp phòng ngừa hay chưa. Vậy trong trường hợp bản thân quy trình khơng đảm bảo, vốn dĩ đã có
khiếm khuyết thì người thực hiện đã áp dụng đúng nhưng vẫn gây ra thiệt hại
thì có được loại trừ TNHS hay khơng, thêm vào đó vấn đề trách nhiệm của những người ban hành quy trình quy phạm khiếm khuyết đó như thế nào.
Bảy là, tồn tại, bất cập trong quy định về thi hành mệnh lệnh của người
chỉ huy hoặc của cấp trên (Điều 26). Điều luật cần phân định rõ ràng hơn các trường hợp cụ thể: Trường hợp mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên đúng pháp luật và trái pháp luật để xác định có TNHS hay được loại trừ TNHS tương ứng. Ngồi ra, điều luật khơng có quy định để xử lý đối với người chỉ huy, cấp trên khi ra mệnh lệnh sai, gây thiệt hại nghiêm trọng. Tác giả cho rằng cần có quy định này để đề cao trách nhiệm của người chỉ huy
hoặc cấp trên khi ra lệnh cho cấp dưới.
2.3.2.2. Tồn tại, bất cập phát sinh từ thực tiễn áp dụng những trường hợp loại trừ TNHS
Thứ nhất, thực tiễn áp dụng quy định tình trạng khơng có năng lực
TNHS.
Thực tiễn áp dụng trường hợp này vẫn cịn một số khó khăn nhất định chẳng hạn việc giám định pháp y tâm thần cho ra những bản kết luận khác nhau làm cho việc truy cứu TNHS đối với người phạm tội khơng chính xác và khiến cho việc xử lý vụ án khó khăn và kéo dài. Việc giám định một người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức phải được Hội đồng giám định pháp y tâm thần xác định và kết luận. “Ở nước ta, ngành tâm thần học mới ra đời, nhưng đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, cho đến nay, những kiến thức về tâm thần học trong nhân dân và ngay trong đội ngũ cán bộ y tế còn hạn chế chưa đáp ứng được sự đòi hỏi về phòng và chữa bệnh tâm thần cũng như việc xác định năng lực TNHS đối với người mắc bệnh tâm thần thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội” [34, tr.16- 17]. Thêm vào đó, đặc tính của bệnh tâm thần rất phức tạp, tiến triển lâu dài, khó chẩn đốn. Loại bệnh này khơng như các bệnh nội, ngoại khoa có thể xét nghiệm, chụp, chiếu... để xác định bệnh tức thì, bệnh tâm thần chỉ được xác định chủ yếu qua hỏi, điều tra, tìm hiểu khách quan... Vì vậy, cần phải có nhiều thời gian để nắm bắt quy luật, theo dõi các thói quen sinh hoạt của người bệnh thì mới có được kết quả chính xác, trong khi đó thời gian giám định eo hẹp bởi cịn liên quan tới thời hạn điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của BLTTHS. Trong nhiều vụ án, việc giám định pháp y tâm thần cho ra các kết quả khác nhau. Ví dụ như vụ án Trần Thu Hồng, nguyên Trạm trưởng chế biến cung ứng hàng xuất khẩu Công ty Lương thực thành phố Hồ Chí Minh, ban đầu, vì cho rằng Hồng bị tâm thần nên cơ quan cơng an tạm đình
chỉ điều tra, cho đi trị bệnh. Sau đó giám định lại thì lại cho kết quả bình thường. Hồng bị xử phạt 20 năm về tội tham ô, cố ý làm trái, đưa hối lộ... Nhưng khi thi hành án, bị cáo lại đi giám định, cho kết quả tâm thần, và được thả về sống ung dung ngồi vịng pháp luật [83].
Hoặc có trường hợp bản án bị đảo lộn vì kết luận giám định. Ví dụ như vụ án bị cáo Tài Văn Xá - kẻ dùng dao đâm chết cả gia đình bạn [83]. Ban đầu, kết quả giám định cho thấy Xá khơng bị thâm thần, TAND thành phố Hồ Chí Minh đã tuyên phạt Xá tử hình. Nhưng đến phiên phúc thẩm, TANDTC nghi ngờ về sức khỏe của bị cáo, đã trưng cầu giám định pháp y tâm thần lần nữa, cho kết quả Xá mắc bệnh tâm thần (hậu quả của bệnh lý do say rượu). Vì vậy, tịa phúc thẩm đã tuyên Xá không phải chịu TNHS.
Đặc biệt, trong thời gian qua cịn xảy ra tình trạng nhiều đối tượng làm giả hồ sơ, bệnh án tâm thần để trốn tránh TNHS và nhằm trục lợi từ chính sách khoan hồng của Nhà nước. Trong năm 2018, Công an thành phố Hà Nội đã khám phá đường dây làm bệnh án tâm thần giả cho đối tượng phạm tội hình sự có sự tham gia của hai cán bộ y tế đang công tác tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, khiến dư luận xã hội không khỏi băn khoăn và bức xúc [84].
Thực tế hiện nay cũng có nhiều trường hợp bị can, bị cáo sau khi phạm tội thường được xác định bị tâm thần. Trong đó, nhiều trường hợp "né" tội một cách khá bất ngờ. Ðiều này đặt cho dư luận câu hỏi: Tại sao ngày càng có nhiều trường hợp sau khi phạm tội, nhất là các tội phạm về kinh tế lại "bị bệnh tâm thần" hoặc "hóa điên"? Nhiều vụ trọng án giết người, cố ý gây thương tích gặp khó khăn khi khơng thể xử lý thủ phạm vì đối tượng trình ra bệnh án tâm thần có xác nhận của bệnh viện. Ví dụ như vụ án Nguyễn Văn Ðức, tức Ðức "cổ lễ", người Nam Ðịnh, bị Cơng an quận 1 thành phố Hồ Chí Minh truy nã về tội cố ý gây thương tích, rồi trốn ra bắc. Tối 30/9/2014,
Phịng Cảnh sát hình sự, Cơng an thành phố Hà Nội, nắm được nguồn tin, Ðức sẽ về khu vực gần Bệnh viện hữu nghị Việt Xô, quận Hai Bà Trưng nên đã triển khai đội hình quây bắt đối tượng. Đức khơng ngờ tung tích đã lộ, nhanh chóng bị trinh sát đặc nhiệm hình sự Hà Nội khống chế. Trong chiếc túi xách Ðức mang theo, có một khẩu súng K59, với bảy viên đạn; một khẩu súng ngắn K54, cũng có bảy viên. Ðức từng bị Cơng an tỉnh Thái Bình bắt giữ về tội danh cố ý gây thương tích, nhưng do có "bệnh án tâm thần" cho nên được đình chỉ điều tra. Tương tự vậy khi bị lực lượng cảnh sát hình sự đặc nhiệm Hà Nội bắt giữ, Ðức lại giở trò. Ban đầu khai nhận khá thành khẩn, nhưng sau đó, Ðức vờ nói nhảm, kêu đau đầu, rồi tâm sự về ý định mang theo hai khẩu súng quân dụng là để về chôn vào mộ cho ông chú làm trong lực lượng vũ trang mới mất và trình ra giấy tờ chứng minh mình là người tâm thần. Chính vì đối tượng dùng “bùa hộ mệnh” này cho nên cơ quan điều tra không thể tiến hành các biện pháp tố tụng ngay mà phải đưa đối tượng tới một trung tâm giám định về tâm thần [84].
Thứ hai, thực tiễn áp dụng quy định về phịng vệ chính đáng.
Thực tiễn áp dụng chưa phát huy được mục đích của pháp luật về phịng vệ chính đáng. Pháp luật hình sự xem phịng vệ chính đáng khơng phải tội phạm là nhằm khuyến khích mọi cơng dân đấu tranh chống lại hành vi tội phạm cũng như ngăn chặn những thiệt hại do hành vi đó gây ra, nhưng thực tế xã hội vẫn còn hiện tương tâm lý của người dân thường sợ phiền hà, sợ trả thù, sợ phạm tội… nên khơng thể hành động hay nói đúng hơn là họ khơng dám hành động.
Nhiều hành vi xâm phạm lợi ích của xã hội, của Nhà nước, của tập thể (ví dụ: bắt gặp người gian đang chiếm đoạt tài sản của Nhà nước; trơng thấy một tên lưu manh đang móc túi của một người; gặp trường hợp một số tên lưu manh đang đánh người quen của mình…), nhiều người thường có thái độ
bàng quan, thờ ơ, thậm chí có người bị xâm phạm đến lợi ích của bản thân (ví dụ: bị rạch túi xách, bị dắt mất xe…) mà cũng khơng dám đối phó lại. Họ cũng nhận thức được trong trường hợp này luật cho phép họ hành động nhưng họ e ngại sợ trả thù hoặc có những trường hợp họ đã hành động và hành động của họ là hợp pháp nhưng do khơng hiểu pháp luật cứ tưởng mình phạm tội và chạy trốn hoặc một số người lại lợi dụng sự thiếu hiểu biết này để trục lợi cho mình hoặc họ khơng tin tưởng vào pháp luật vào cơ quan Nhà nước có thể bảo vệ họ nên mọi người thường có suy nghĩ yên phận, sợ phiền hà, né tránh thờ ơ, bàng quan trước những gì đang diễn ra. Ví dụ như vụ việc hàng trăm người dân chứng kiến cảnh các “hiệp sĩ đường phố” Nguyễn Văn Minh Tiến, Lê Quang Bình và Châu Minh Quốc bắt trộm tại quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh nhưng khơng ai vào hỗ trợ, chỉ đến khi tên trộm bị các “hiệp sĩ đường phố” khống chế, nhiều người mới lao vào đánh “hôi” [85].
Thứ ba, thực tiễn xác định ranh giới giữa những trường hợp loại trừ
TNHS với trường hợp phạm tội; hoặc giữa những trường trường hợp loại trừ TNHS với nhau, chẳng hạn như:
- Xác định ranh giới giữa trường hợp phịng vệ chính đáng, trường hợp tình thế cấp thiết và phạm tội chưa rõ ràng.
Ví dụ: Khoảng 14 giờ ngày 14/7/2013 Lê Sơn Thái ngồi uống bia cùng Mai Hân Hoan, Lê Văn Phong, Võ Đông Sơ tại quán Huỳnh Nam (Ea súp, tỉnh Đắk Lắk) thì lúc này có Nguyễn Thế Dũng, Bùi Đăng Quang, Tài và Tuyền đang ngồi nhậu ở bàn bên cạnh. Trong lúc ngồi nhậu thì Dũng có mang bia qua mời Thái nhưng Thái không uống nên xảy ra mâu thuẫn cãi nhau. Sau đó hai bên cùng thanh tốn tiền và ra về, khi Thái ngồi sau xe của Sơ để chuẩn bị về thì Nguyễn Thế Dũng, Tài, Tuyền dùng tay chân đấm đá vào người của Thái làm Thái bị ngã té xuống đất. Thái vùng dậy chạy ra ngồi lề đường và thách thức đánh nhau với nhóm của Dũng. Tài cầm tuýp sắt,
Tuyền cầm cà lê đuổi Thái chạy về hướng chợ Ea súp và Thái chạy vào nhà bà Bùi Thị Hồng ngay sát chợ lấy 02 con dao có đặc điểm: 01 con dao làm bằng inox dài 30cm, rộng 10cm, cán dao làm bằng gỗ; 01 con dao làm bằng inox dài 30cm, rộng 04cm, cán dao làm bằng gỗ. Thái cầm mỗi tay một con dao đuổi theo Tài và Tuyền nhưng Tài và Tuyền bỏ chạy thoát. Thái đi lại trước quán Huỳnh Nam thì gặp Quang, Dũng, Hoan, Mai Thành Cơng, Lê Ngun Bình (em trai của Thái) đang đứng ở gần đó. Thấy Thái đang cầm dao trên tay nên Quang đi lại phía Thái để can ngăn. Trong lúc giằng co nhau, Thái vung dao lên vào mặt phía bên trái của Quang 01 cái gây thương tích 26%. Sau khi gây thương tích cho Quang, Thái bỏ trốn bị huyện Ea Sup, tỉnh Đắk Lắk truy nã toàn quốc.
Ngày 20/9/2013 bốn chiến sỹ cảnh sát Nguyễn Hoàng Anh, Trần Quốc Khánh, Phạm Hải Hưng và Vũ Minh Hoàng thuộc Đội truy nã Công an huyện Ea Súp nhận tin Thái đang ẩn náu trong căn chòi tại một khu rẫy của người