Cơ sở lập pháp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong luật hình sự việt nam (Trang 95 - 105)

3.1. Cơ sở của việc tiếp tục hoàn thiện quy định của BLHS năm 2015 về

3.1.3. Cơ sở lập pháp

Quy định về những trường hợp loại trừ TNHS trong luật hình sự Việt Nam hiện hành có sự kế thừa, bổ sung và phát triển so với luật hình sự Việt Nam các giai đoạn trước. Các nhà làm luật nước ta đã xác định rõ mục tiêu khi xây dựng BLHS năm 2015 là “nhằm xây dựng BLHS phù hợp với giai đoạn phát triển mới của đất nước sau Hiến pháp năm 2013; phát huy hơn nữa vai trị của BLHS với tư cách là cơng cụ pháp lý sắc bén, hữu hiệu trong đấu tranh phịng, chống tội phạm; góp phần bảo vệ chủ quyền, an ninh của đất nước, bảo vệ chế độ, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ và thúc đẩy nền kinh tế thị trường XHCN phát triển đúng hướng, bảo đảm trật tự, an tồn xã hội, tạo mơi trường xã hội và mơi trường sinh thái an tồn, lành mạnh cho mọi người dân, đồng thời đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của nước ta” [82].

Vì vậy, các quy định của BLHS cần tiếp tục thể chế hóa đầy đủ, tồn diện các chủ trương, đường lối của Đảng thể hiện trong Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH năm 1991 (bổ sung, phát triển năm 2011), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020, Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Nghị

quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Đồng thời, tiếp tục kế thừa, phát triển các quy định còn phù hợp của các BLHS trước đây; tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện những quy định mới để giải quyết những vướng mắc, bất cập đang đặt ra trong công tác đấu tranh phịng, chống tội phạm, trong đó có quy định về những trường hợp loại trừ TNHS, từ đó góp phần từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN.

3.2. Kiến nghị tiếp tục hoàn thiện quy định của BLHS năm 2015 về những trƣờng hợp loại trừ TNHS

Tương ứng với những nội dung còn bất cập, tồn tại, vướng mắc trong quy định của BLHS về những trường hợp loại trừ TNHS đã nêu tại Mục 2.3.2 của luận văn, tác giả đề xuất một số nội dung nhằm tiếp tục hoàn thiện quy định của BLHS như sau:

Một là, bổ sung khái niệm pháp lý chung về những trường hợp loại trừ

TNHS. Trước khi quy định về từng trường hợp loại trừ TNHS, BLHS cần bổ sung một điều về khái niệm và hệ thống những trường hợp loại trừ TNHS. Trong đó Khoản 1 là khái niệm pháp lý thể hiện nội hàm, bản chất của các trường hợp loại trừ TNHS, sau đó Khoản 2 liệt kê hệ thống những trường hợp loại trừ TNHS được quy định trong BLHS (lần lượt được quy định tại các điều luật tiếp sau). Có thể tham khảo theo nội dung trong mơ hình lập pháp về Phần chung BLHS của GS.TSKH.Lê Văn Cảm đã đưa ra với rất nhiều đề xuất, kiến nghị cụ thể, đầy đủ [7, tr.198-199], [4, tr.590-598].

Hai là, BLHS quy định những trường hợp loại trừ TNHS chưa chặt chẽ

về kỹ thuật lập pháp trong việc khẳng định bản chất và hậu quả pháp lý. Có trường hợp thì sử dụng thuật ngữ “khơng phải là tội phạm”, có trường hợp là

“khơng phải chịu TNHS”. Chính vì vậy, cần phải quy định thống nhất để giúp mọi người hiểu rõ về những trường hợp này và áp dụng vào trong thực tiễn đạt được hiệu quả. Theo tác giả nên quy định thống nhất thành thuật ngữ

“được loại trừ trách nhiệm hình sự” để đảm bảo thống nhất với tên gọi của

Chương và bởi lẽ, suy cho cùng thì đều khơng đặt ra vấn đề TNHS đối với người có hành vi gây thiệt hại, họ sẽ không phải chịu TNHS – hay được loại trừ TNHS về hành vi gây thiệt hại trong các trường hợp này.

Đồng thời, hiện nay trong quy định 07 trường hợp loại trừ TNHS có 03 điều luật chia khoản (phịng vệ chính đáng; tình thế cấp thiết; gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội), 04 điều luật chia khoản (các trường hợp còn lại). Như vậy, để đảm bảo kỹ thuật lập pháp (sự chặt chẽ về mặt cấu trúc và thống nhất về mặt logic pháp lý) trong tất cả các điều luật thuộc Chương IV BLHS năm 2015, cần có sự nhất quán quy định giữa các điều luật như sau: - Khoản 1 là quy phạm về khái niệm pháp lý thể hiện nội hàm, bản chất của trường hợp loại trừ TNHS tương ứng.

- Khoản 2 là quy phạm khẳng định sự vượt quá giới hạn cho phép của

trường hợp loại trừ TNHS tương ứng đó vẫn phải chịu TNHS “để tránh xu hướng tùy tiện, lợi dụng quy định của nhà làm luật mà làm bừa - làm ẩu thực hiện cả hành vi vượt quá giới hạn cho phép (tùy từng trường hợp cụ thể có thể sẽ có hoặc khơng)” [7, tr.112].

Ba là, cần có văn bản hướng dẫn hành vi chống trả trong phịng vệ

chính đáng như thế nào là “cần thiết”. Khoản 1 Điều 15 BLHS năm 2015 quy định hành vi chống trả của người phòng vệ phải là cần thiết, nhưng mức độ như thế nào gọi là cần thiết thì luật cũng như văn bản hướng dẫn chưa quy định rõ. Chính vì vậy, dẫn đến việc áp dụng vào thực tiễn gặp nhiều khó khăn và thiếu sự thống nhất.

Hiện nay, để xem xét một người thực hiện hành vi có được xem là phịng vệ chính đáng hay khơng thì các cơ quan tiến hành tố tụng căn cứ vào Nghị quyết 02/HĐTP-TANDTC ngày 05/01/1986 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS. Đây là văn bản hướng dẫn cho trường hợp phịng vệ chính đáng (với cụm từ “tương xứng”) của BLHS năm 1985. Cho đến nay vẫn chưa có văn bản mới nào để hướng dẫn về vấn đề này. Chính vì sự quy định chung chung trong luật và các văn bản hướng dẫn, chưa quy định rõ hành vi xâm phạm trong trường hợp như thế nào thì hành vi chống trả là cần thiết và được coi là phòng vệ, trường hợp nào là không cần thiết và không được coi là phịng vệ, làm cho q trình giải quyết thực tiễn các vụ án dễ gây ra mỗi cơ quan một quan điểm khác nhau.

Để thực hiện đúng quy định pháp luật về trường hợp này, cần có thêm văn bản hướng dẫn mới thay vì phải áp dụng văn bản hướng dẫn cũ và nó khơng cịn phù hợp với quy định của BLHS hiện hành. Trong văn bản mới này cũng có thể tiếp tục kế thừa một số nội dung hướng dẫn trong Nghị quyết số 02/HĐTP-TANDTC ngày 05/01/1986 để xác định điều kiện của phịng vệ chính đáng, cũng như căn cứ xác định hành vi chống trả của người phòng vệ như thế nào được coi là cần thiết. Đồng thời, việc đánh giá sự chống trả của người phịng vệ là sự chống trả cần thiết có thể dựa vào những căn cứ sau để hướng dẫn chi tiết, rõ ràng:

- Tính chất của quan hệ xã hội bị đe doạ xâm phạm; - Mức độ thiệt hại bị đe doạ gây ra;

- Sức mạnh và sức mãnh liệt của hành vi xâm phạm;

- Tính chất và mức độ nguy hiểm của phương pháp và phương tiện hay cơng cụ mà người có hành vi xâm phạm sử dụng;

- Khả năng phòng vệ của người phịng vệ đặt trong hồn cảnh cụ thể

- Nhân thân của người xâm hại (giới tính nam hay nữ; độ tuổi; người xâm hại là côn đồ, lưu manh…); yếu tố tâm lý của người phịng vệ khi khơng thể có điều kiện để bình tĩnh lựa chọn được chính xác phương pháp, phương tiện chống trả thích hợp, nhất là trong trường hợp họ bị tấn công bất ngờ…

Quy định được vấn đề này sẽ giúp cho mọi người hiểu hành vi chống trả như thế nào là cần thiết và được xem là phịng vệ chính đáng. Và có như vậy thì các cơ quan tiến hành tố tụng cũng có cách hiểu thống nhất và giải quyết các vụ án trên thực tế sẽ chính xác và khách quan hơn. Hơn nữa, nó sẽ là cơ sở giúp cho người phịng vệ hiểu rõ hơn về chế định này và an tâm, vững tin hơn trong việc phòng vệ để bảo vệ quyền lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác cũng như quyền và lợi ích chính đáng của Nhà nước và xã hội. Có thể nói, nếu áp dụng và xử lý đúng, nhận thức đúng các quy định của BLHS về phịng vệ chính đáng thì mới có ý nghĩa, tác dụng trong cơng tác phịng, chống tội phạm giai đoạn hiện nay.

Bốn là, cần xác lập cơ sở pháp lý để so sánh thiệt hại gây ra do tình thế

cấp thiết và thiệt hại cần ngăn ngừa. Thiệt hại quy định trong tình thế cấp thiết bao gồm thiệt hại gây ra và thiệt hại cần ngăn ngừa, để xác định thiệt hại gây ra và thiệt hại cần ngăn ngừa trong tình thế cấp thiết nhiều khi khơng dễ dàng. Để đảm bảo tính chính xác và chủ động trong việc xác định một hành vi có vượt q u cầu tình thế cấp thiết hay khơng thì càng chính xác hóa được các thiệt hại này càng tốt bấy nhiêu. Vì vậy, cần có một văn bản hướng dẫn chi tiết và rõ ràng hơn về hai loại thiệt hại này. Thực tế cho thấy, thiệt hại có thể phân thành một số loại như thiệt hại về tài sản, thiệt hại về con người và thiệt hại về tinh thần, giá trị văn hóa, lịch sử, thiệt hại quyền tự do dân chủ của công dân. Theo ý kiến chủ quan của tác giả về vấn đề này là khi so sánh thiệt hại do nguồn nguy hiểm gây ra với thiệt hại do hành vi phát sinh từ tình thế cấp thiết nên giải quyết theo hướng so sánh các thiệt hại nêu trên, tức khơng

thể coi là tình thế cấp thiết khi một người thực hiện hành vi ngăn ngừa cái chết bằng cách gây ra cái chết khác. Tiêu chí về các thứ tự của giá trị thường được ghi nhận trong Hiến pháp và các đạo luật. Chẳng hạn, theo thứ tự các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ. Trong tất cả các chuẩn giá trị đó, pháp luật cũng như thực tiễn xét xử của hầu hết các nước đều đặt lên trên hết là giá trị của tính mạng con người.

Ngồi ra, về mặt kỹ thuật lập pháp để tránh lặp lại “Tình thế cấp thiết là tình thế…” tại Khoản 1 Điều 23, đồng thời sau đó đoạn 2 lại quy định “Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết khơng phải là tội phạm”, thì nên sửa đổi thành “Tình thế cấp thiết là hành vi của người vì muốn tránh…” cho phù hợp với lý luận, thực tiễn và BLHS các nước trên thế giới (ví dụ Điều 21 BLHS CHND Trung Hoa, Điều 34 BLHS CHLB Đức).

Năm là, tương tự như phịng vệ chính đáng, cần nghiên cứu, có văn bản

hướng dẫn giải thích rõ thế nào được coi là sử dụng vũ lực “cần thiết” gây thiệt hại cho người bị bắt giữ tại Điều 24 BLHS năm 2015, đồng thời cần xác định loại tội phạm mà người có thẩm quyền bắt giữ được sử dụng vũ lực bắt giữ người phạm tội để tránh sự tùy tiện trong áp dụng, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị bắt giữ.

Sáu là, đối với trường hợp rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng

tiến bộ khoa học, kỹ thuật và cơng nghệ, cần có văn bản hướng dẫn áp dụng về trường hợp bản thân quy trình, quy phạm của sản phẩm tiến bộ khoa học, kỹ thuật và cơng nghệ đó khơng bảo đảm, vốn dĩ đã có khiếm khuyết thì người thực hiện đã áp dụng đúng nhưng vẫn gây ra thiệt hại thì có được loại trừ TNHS hay khơng, thêm vào đó vấn đề trách nhiệm của những người ban hành quy trình quy phạm khiếm khuyết đó như thế nào.

Đồng thời, BLHS không quy định trường hợp nếu phải chịu TNHS thì có được coi là tình tiết giảm nhẹ TNHS khơng. Tác giả cho rằng BLHS nên

quy định tình tiết “gây ra thiệt hại trong khi thực hiện việc nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và cơng nghệ mới” là tình tiết giảm nhẹ TNHS (bổ sung trong Điều 51 BLHS năm 2015), có như vậy mới động viên được những người có phát minh, sáng chế, cơng trình nghiên cứu trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và cơng nghệ.

Bên cạnh đó, về mặt kỹ thuật lập pháp, cần thống nhất tên điều luật và nội hàm quy định tại đoạn 1 Điều 25 bằng cách bổ sung từ “mới” trong tên điều luật. Và để phù hợp với các điều luật khác trong cùng chương này, Điều

25 cũng nên thiết kế thành hai khoản, cụ thể như sau:

“Điều 25. Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới.

“1. Hành vi gây ra thiệt hại trong khi thực hiện việc nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới...

2. Người nào khơng áp dụng đúng quy trình,… thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.”

Bảy là, có quy định phân định rõ ràng các trường hợp cụ thể trong thi

hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên - giữa trường hợp mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên đúng pháp luật và trường hợp trái pháp luật, đồng thời xác định có TNHS hay được loại trừ TNHS trong từng trường hợp. Tác giả đồng tình với quan điểm phân định các trường hợp cụ thể về vấn đề này của PGS.TS.Trịnh Tiến Việt như sau:

- Trường hợp mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên đúng

pháp luật:

(i) Người chấp hành mệnh lệnh trong phạm vi mệnh lệnh cho phép,

(ii) Người chấp hành mệnh lệnh tự ý thực hiện hành vi vượt quá phạm

vi được giao gây ra thiệt hại, thì phải chịu TNHS về hậu quả do hành vi vượt quá.

- Trường hợp mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên là trái pháp luật:

(i) Người chấp hành mệnh lệnh khơng biết được tính chất trái pháp luật

của mệnh lệnh và cũng khơng có nghĩa vụ phải biết, thì khơng phải chịu TNHS, cịn người chỉ huy hoặc cấp trên phải chịu TNHS.

(ii) Người chấp hành mệnh lệnh biết được tính chất trái pháp luật của mệnh lệnh, mà vẫn thực hiện và gây ra thiệt hại, thì phải chịu TNHS.

(iii) Người chấp hành mệnh lệnh biết được tính chất trái pháp luật của mệnh lệnh, nên đã khơng thực hiện, thì được loại trừ TNHS [58, tr.40-41].

Tám là, cần tiếp tục nghiên cứu việc bổ sung quy định về những trường

hợp loại trừ TNHS khác như: - Trường hợp bất khả kháng:

Trường hợp bất khả kháng cần thiết phải ghi nhận bổ sung trong BLHS năm 2015 và coi là trường hợp khơng có lỗi. Cụ thể là một người mặc dù có thể nhận thức được hậu quả nguy hiểm cho xã hội (khác với sự kiện bất ngờ), song do điều kiện khách quan, trình độ nhận thức, độ tuổi, các tình tiết cụ thể… mà bất kỳ ai trong điều kiện của họ đều không thể điều khiển hành vi của mình do hạn chế đặc biệt về tâm - sinh lý, do hoàn cảnh bức thiết hay khơng cịn biện pháp nào khác để ngăn chặn được hậu quả đó. Điều này có nghĩa là họ khơng có lựa chọn nào khác, mặc dù họ vẫn muốn thực hiện hành vi tích cực, có ích cho xã hội. Đồng thời, góp phần giải quyết những tình huống cụ thể hay xảy ra trong lĩnh vực sử dụng máy móc kỹ thuật, giao thông đường bộ, y tế… Việc quy định về trường hợp bất khả kháng đã được BLHS

một số nước gộp chung vào trường hợp sự kiện bất ngờ (như Điều 16 BLHS CHND Trung Hoa, Điều 28 BLHS Liên bang Nga) [58, tr.41].

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong luật hình sự việt nam (Trang 95 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w