Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với khu vực kinh tế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghệ thông tin việt nam (Trang 104 - 109)

KHU VỰC KINH TẾ TƢ NHÂN

3.1. Hồn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo mơi trƣờng kinh doanh bình đẳng, thuận lợi để khuyến khích khu vực kinh tế tƣ nhân phát triển

Thực tế cho thấy đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước đối với việc phát triển kinh tế tư nhân cịn gặp nhiều khó khăn, trở ngại khi đi vào cuộc sống. Phần lớn các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân cảm nhận họ chưa được đối xử bình đẳng như các thành phần kinh tế khác. Chính vì vậy, các giải pháp cần được chú trọng gồm:

- Đơn giản hóa, minh bạch hóa các quy định liên quan đến điều kiện kinh doanh, gia nhập thị trường của doanh nghiệp nhằm giảm bớt các rào cản trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

- Trong quý I năm 2008, Chính phủ cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các điều khoản của Nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 về trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, tập trung vào các nội dung chủ yếu như các tiêu thức xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa, cụ thể hóa nhiệm vụ quản lý nhà nước về hoạt động xúc tiến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với các Bộ, ngành, địa phương; về một số lĩnh vực cụ thể hỗ trợ tiếp cận nguồn tài chính, hỗ trợ kỹ thuật cơng nghệ nâng cao năng lực cạnh tranh; quy định

nguyên tắc, phương thức hỗ trợ của nhà nước cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. - Ban hành, sửa đổi, bổ sung các luật thuế nhằm cải tiến toàn diện hệ thống thuế theo hướng đơn giản và điều chỉnh mức thuế phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế.

- Mở rộng phạm vi thực hiện cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế theo hướng quy định rõ quyền và trách nhiệm của cơ quan thuế, đối tượng nộp thuế và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình thu, nộp thuế.

- Thực hiện lộ trình cải cách chính sách thuế từ nay tới năm 2010 theo các định hướng sau:

+ Ban hành mới các sắc thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế chống phân biệt đối xử, thuế bảo vệ môi trường; thuế tài sản; thuế sử dụng đất.

+ Sửa đổi, bổ sung đồng bộ các sắc thuế hiện hành; tăng dần tỷ trọng các nguồn thu trong nước cho phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng diện thuế trực thu và tăng tỷ trọng thuế trực thu trong tổng số thu về thuế. - Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp tư nhân lớn, các tập đồn kinh tế tư nhân, cơng ty đại chúng, cơng ty cổ phần đa sở hữu…

3.2. Hồn thiện các chính sách kinh tế có liên quan đến hoạt động kinh doanh của khu vực kinh tế tƣ nhân

3.2.1. Chính sách vốn, tín dụng, đầu tƣ

- Đẩy nhanh việc tái cơ cấu các ngân hàng thương mại Nhà nước nhằm làm cho việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng hiệu quả hơn cho các doanh nghiệp, trong đó chú trọng các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Đơn giản hóa thủ tục cho vay, nới lỏng các điều kiện cho vay đối với các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân.

- Đẩy nhanh việc thành lập Quỹ Bảo lãnh tín dụng tại các địa phương, hoặc giao nhiệm vụ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được các nguồn tín dụng đầu tư phát triển để sản xuất, kinh doanh.

không đảm bảo sang khu vực kinh tế tư nhân. Đơn giản hóa thủ tục thuế chấp tài sản, giảm thời gian định giá tài sản.

- Đẩy mạnh hoạt động của hệ thống thơng tin tín dụng, chú trọng các giải pháp mới hỗ trợ quản lý rủi ro tín dụng, xếp hạng tín dụng, chấm điểm tín dụng, cảnh báo sớm, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng theo hướng hiệu quả, an tồn. Hiện đại hóa hệ thống thơng tin tín dụng, tăng cường hội nhập kiểm sốt thơng tin quốc tế.

- Thành lập thí điểm một số Quỹ đầu tư mạo hiểm nhằm tạo thêm kênh cung cấp vốn cho các doanh nghiệp.

- Phát triển mạnh hơn nữa hoạt động tài chính vi mô nhằm cung cấp vốn

cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động của thị trường cho thuê tài chính. Xây dựng chính sách huy động vốn dài hạn cho các cơng ty cho th tài chính, như phát hành trái phiếu, huy động vốn trên thị trường chứng khoán,…

- Đẩy mạnh thực hiện Luật Chứng khoán, ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn triển khai nhằm phát triển nhanh, vững chắc thị trường chứng khoán, tạo một kênh huy động vốn có hiệu quả cho đầu tư phát triển.

3.2.2. Chính sách hỗ trợ mặt bằng sản xuất

- Tập trung triển khai thực hiện Luật Đất đai (2003) và các Nghị định hướng dẫn Luật, phát huy cao độ tính tự chủ của Uỷ ban nhân dân các cấp, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các ngành chức năng trong việc thực thi Luật.

- Rà soát lại quỹ đất, lập kế hoạch, kế hoạch chi tiết sử dụng đất đến cấp xã và cơng khai các quy hoạch này nhằm minh bạch hóa việc tiếp cận nguồn lực đất đai, mặt bằng sản xuất, đảm bảo cơ sở chắc chắn cho việc giao đất, cho thuê đất nhằm giúp cho các doanh nghiệp dân doanh bình đẳng trong việc tiếp cận đất đai phục vụ sản xuất. Hình thành Trung tâm phát triển quỹ đất tại các địa phương với chức năng thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng và quản

lý quỹ đất đã có quy hoạch được duyệt.

- Đẩy nhanh tiến độ tạo lập và phát triển thị trường bất động sản chính thức.

- Đẩy mạnh thực hiện quy chế đấu giá quyền sử dụng đất áp dụng chung trong việc thực hiện việc giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc đấu giá đất cho thuê tạo vốn xây dựng hạ tầng kỹ thuật của các địa phương.

- Kiên quyết thực hiện chủ trương thu hồi đất sử dụng khơng hiệu quả, khơng đúng mục đích. Đồng thời, thực hiện chủ trương hỗ trợ các doanh nghiệp gây ô nhiễm di dời ra khỏi khu vực phát triển đơ thị.

3.2.3. Chính sách hỗ trợ nâng cao năng lực và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp của doanh nghiệp

- Thiết lập môi trường pháp lý thuận lợi, tạo điều kiện, khuyến khích phát triển nhanh thị trường dịch vụ phát triển kinh doanh.

- Đẩy mạnh triển khai thực hiện chương trình trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 143/2004/QĐ-TTg ngày 10/8/2004, tạo bước đột phá, làm cơ sở nền tảng thúc đẩy nhanh và nâng cao hiệu quả bồi dưỡng kiến thức khởi nghiệp và quản trị doanh nghiệp cho đội ngũ doanh nhân đang gia tăng nhanh hiện nay.

- Khuyến khích các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân khai thác và sản xuất các sản phẩm mới, tiếp nhận và thích ứng cơng nghệ tiên tiến, phương pháp sản xuất, thiết bị, máy móc hiện đại phù hợp nhu cầu của thị trường ngày càng phát triển và mở rộng rất nhanh chóng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

- Xây dựng các chương trình trợ giúp doanh nghiệp khu vực kinh tế tư

nhân đổi mới kỹ thuật, công nghệ cho một số lĩnh vực, sản phẩm có tính cạnh tranh cao, có khả năng xuất khẩu với ưu tiên tiếp cận vốn đầu tư với lãi suất thấp.

thúc đẩy nhanh việc triển khai thực hiện các chương trình hỗ trợ nâng cao năng lực kỹ thuật, công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa đảm bảo hiệu quả khi thực hiện chương trình.

- Khuyến khích phát triển hình thức thầu phụ cơng nghiệp, tăng cường sự liên kết giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa với doanh nghiệp lớn, tập đoàn xuyên quốc gia đầu tư vào Việt Nam để hợp tác sản xuất sản phẩm, sản xuất linh kiện, phụ kiện, phụ tùng, nhận thầu xây dựng.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức của chính quyền các cấp, của các tầng lớp dân cư đối với cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt với các doanh nghiệp kinh tế tư nhân.

- Thực hiện các chương trình tơn vinh, đề cao đóng góp, cơng lao của đội ngũ doanh nhân đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

3.2.4. Chính sách thị trƣờng và xúc tiến thƣơng mại

Đối với các hạn ngạch xuất khẩu mà đối tác nhập khẩu nước ngoài áp dụng đối với Việt Nam, cần phải quy định rõ ràng và hợp lý các bước đấu thầu hạn ngạch xuất khẩu, thực hiện cơng khai, có sự thơng báo rộng rãi và không bị sức ép từ các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tăng cường cơng tác kiểm tra, kiểm soát của các lực lượng quản lý thị trường, kiên quyết xử lý các hiện tượng gian lận thương mại, các hoạt động kinh doanh trái phép, lừa đảo, làm hàng giả, trốn thuế, buôn lậu làm thất thu ngân sách và làm mất uy tín của các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân làm ăn đứng đắn cũng như sự tín nhiệm của người tiêu dùng.

Xây dựng các quỹ hỗ trợ xuất khẩu (hoặc tín dụng xuất khẩu) kết hợp với việc mở rộng các dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu (tư vấn, thông tin tiếp thị). Xây dựng trung tâm xúc tiến thương mại, mở rộng các văn phòng đại diện, đại lý thương mại ở trong nước và nước ngoài nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân có cơ hội tìm kiếm thị trường, ký kết các hợp đồng sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu…

3.2.5. Chính sách thuế và hải quan

- Tiếp tục cải cách thuế theo hướng đơn giản hoá các loại thuế, tạo cho chính sách thuế trở nên cơng bằng hơn bằng cách xoá bỏ những đối xử đặc biệt, tiếp tục đơn giản hoá thuế VAT, giảm bớt các quy định có liên quan và mở rộng diện tích thuế, giảm từ bốn mức thuế xuống còn một mức thuế đối với tất cả các loại hàng hố và dịch vụ khơng được miễn thuế, giải quyết các vấn đề liên quan đến việc áp dụng luật thuế mới, bãi bỏ “thuế quan thực thi” đối với đầu vào nhập khẩu, thống nhất và hợp lý hoá thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân. Thực hiện chính sách thuế ổn định, tránh tình trạng điều chỉnh mức thuế liên tục theo xu hướng tăng thuế làm cho các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân không an tâm sản xuất, kinh doanh. Thực hiện đúng chức năng của thuế là vừa bảo đảm nguồn thu ngân sách vừa có tác dụng kích thích sản xuất.

- Đơn giản hoá các danh mục thuế kết hợp với chính sách thuế ưu đãi đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong những ngành sử dụng tài nguyên sẵn có, thu hút nhiều lao động, các ngành kỹ thuật cao, dịch vụ chất lượng cao, các ngành có ích lợi rộng rãi cho tồn xã hội.

- Hồn thiện chính sách thuế hải quan theo hướng đồng bộ, hợp lý, thống nhất, tránh tình trạng áp thuế khác nhau đối với các danh mục hàng hoá xuất khẩu gây thiệt hại cho các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân. Giảm bớt các thủ tục phiền hà. Cơng khai hố các danh mục thuế xuất nhập khẩu, các mẫu giấy tờ, hồ sơ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân có khả năng tự khai báo, áp mã, áp giá.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghệ thông tin việt nam (Trang 104 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w