Đổi mới kiểm tra, kiểm soát đối với khu vực kinh tế tƣ nhân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghệ thông tin việt nam (Trang 116 - 118)

- Luật hoá các thủ tục kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan nhà nước đối với doanh nghiệp. Kiểm tra, thanh tra theo nguyên tắc chỉ được tiến hành khi có dấu hiệu sai phạm, tránh kiểm tra, kiểm sốt tuỳ tiện gây phiền nhiễu cho các doanh nghiệp. Quy định rõ việc sử dụng kết quả thanh tra chuyên ngành,

tránh sự chồng chéo chức năng, phủ định lẫn nhau.

- Nâng cao trình độ và phẩm chất của cán bộ thanh tra, tuyển chọn người làm cơng tác thanh tra có chun mơn giỏi, nắm vững quy định của pháp luật, phẩm chất chính trị vững vàng, có lương tâm nghề nghiệp. Ngồi

ra, cần có chế độ đãi ngộ đối với cán bộ thanh tra để họ yên tâm công tác và hạn chế được những tiêu cực. Gắn chế độ đãi ngộ với những biện pháp kỷ luật nghiêm khắc đối với những cán bộ thanh tra vi phạm pháp luật. Cán bộ thanh tra làm sai phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại cho doanh nghiệp.

- Đổi mới phương thức kiểm soát với phương châm “dễ dàng, đơn giản và thơng thống khi thành lập; nghiêm khắc, chặt chẽ, thường kỳ giám sát trong quá trình hoạt động”. Tăng cường các cơng cụ kiểm sốt, trước hết là đăng ký kinh doanh, làm cho việc đăng ký kinh doanh trở thành một cơng cụ kiểm sốt theo luồng, đặc biệt là luồng tiền tệ. Việc kiểm sốt theo luồng có ý nghĩa rất quan trọng vì nó kiểm sốt động tồn bộ q trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp tại mọi thời điểm khi cần. Để thực hiện được phương thức kiểm soát này, yêu cầu đặt ra là tiếp tục hoàn thiện hệ thống ngân hàng, hệ thống kế toán.

- Phát triển các cơ quan kiểm tốn và hồn thiện hệ thống kế toán trở thành các phương tiện kiểm soát hữu hiệu đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân. Có biện pháp bắt buộc các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân thực hiện chế độ báo cáo các số liệu tài chính, lao động…cần thiết cho các cơ quan quản lý vĩ mô. Các báo cáo hàng năm phải thơng qua các cơ quan kiểm tốn độc lập. Tăng cường cơng tác kiểm tốn bằng nhiều biện pháp như yêu cầu các ngân hàng chỉ cho vay đối với các doanh nghiệp có xác nhận của kiểm tốn độc lập có trình độ cao. Kiên quyết xử lý chủ doanh nghiệp vi phạm các quy định của pháp luật trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

- Bên cạnh các biện pháp có tính cưỡng chế, cần phát huy tính tự giác, tự kiểm tra từ phía các doanh nghiệp kết hợp với sự giám sát của nhân dân và cơng luận. Khuyến khích phát triển hình thức cơng ty cổ phần để cơng khai hố hoạt động kinh doanh và tạo sự kiểm tra nhóm từ các cổ đơng đối với hoạt động của doanh nghiệp.

- Ngồi ra, cần khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia vào hệ thống đánh giá chất lượng ISO, đăng ký chất lượng, giá cả, in mã số sản phẩm, chất lượng và giá cả trên bao bì sản phẩm. Các cơ quan nhà nước chỉ kiểm tra việc thực hiện các tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký.

- Việc giám sát, kiểm tra, thanh tra của các cơ quan nhà nước nên định kỳ hàng năm, khơng nên trong năm có q hai đoàn kiểm tra đối với một doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp an tâm sản xuất, kinh doanh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghệ thông tin việt nam (Trang 116 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w