ROA và ROE trung bình ngành ngân hàng một số nước năm 2011

Một phần của tài liệu Hoạt động mua lại và sáp nhập NH trong quá trình tái cấu trúc NH tại Việt Nam - Khoá luận tốt nghiệp 264 (Trang 43 - 47)

Trong đó, các NHTMNN mặc dù có tỷ lệ nợ xấu và trích lập DPRR cao nhưng vẫn đạt được mức sinh lời cao hơn so với các NHTMCP. Tính đến tháng 10 năm 2011, nhóm NHTMNN có tỷ lệ ROA và ROE bình quân ở mức 1,02% và 13,05%, cao hơn so với mức 1,03% và 10,8% của nhóm NHTMCP. Ngoại trừ Vietcombank, ngân hàng Á Châu có ROE lần lượt đạt 20,39% và 20,52%, thì các ngân hàng niêm yết khác chỉ đạt ROE ở mức dưới 15% như Eximbank đạt 13,43%, ngân hàng Sài Gịn thương tín (Sacombank) đạt 13,35% và SHB đạt 11,81%, bên cạnh đó, một số NHTMCP báo lỗ như ngân hàng Tiên Phong (Tienphongbank), Habubank,... Nguyên nhân lợi nhuận hoạt động kinh doanh của các ngân hàng không cao do chất lượng các khoản tín dụng đi xuống, nợ xấu và nợ quá hạn tăng lên, các NHTM phải trích lập DPRR một lượng lớn theo đúng quy định,.

Có thể nói, nền kinh tế cũng như hệ thống ngân hàng Việt Nam đã cơ bản vượt qua cơn khủng hoảng tài chính. Tuy nhiên, những hệ lụy của nó đã bộc lộ nhiều vấn đề bất ổn trong lĩnh vực ngân hàng: thứ nhất, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM và với các TCTD khác hệ thống mạng lưới các NHTM phát triển với tốc độ quá nhanh, số lượng nhiều, chất lượng hoạt động giảm sút, khơng ít ngân hàng hoạt động vì lợi ích cục bộ, chạy đua lãi suất gây ảnh hưởng lớn đến hệ thống ngân hàng và thị trường tiền tệ; thứ hai, hoạt động kinh doanh của các NHTM luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro: rủi ro thanh khoản biểu hiện rõ nhất là cuộc chạy đua lãi suất huy động vượt trần quy định 14% của NHNN dưới nhiều hình thức, rủi ro thị trường do các NHTM thường huy động ngắn hạn cho vay dài hạn, rủi ro tín dụng biểu hiện nợ xấu tăng cao do khách hàng sử vốn sai mục đích, năng lực thẩm đinh, khả năng quản trị rủi ro các ngân hàng còn chưa tốt; thứ ba, năng lực tài chính các NHTM cịn hạn chế thể hiện ở quy mơ vốn điều lệ, tổng tài sản cịn thấp làm giảm khả năng chống đỡ rủi ro của các ngân hàng. Ngồi ra cịn một số vấn đề khác ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng như năng lực quản trị điều hành của một số ngân hàng còn yếu kém, tình trạng sử hữu chéo giữa các ngân hàng, kỉ luật thị trường tiền tệ không được chấp hành nghiêm túc,. Tất cả những nguyên nhân này đã đe dọa tính ổn định của hệ thống NHTM trong giai đoạn hiện nay.

Trước những khó khăn và thách thức đó, NHNN Việt Nam đã tiến hành tái cấu trúc hệ thống ngân hàng theo Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai

đoạn 2011-2015” theo Quyết định số 254/QĐ-TTg. Có thể thấy, Việt Nam đã có cách tiếp cận chủ động trong tái cấu trúc hệ thống ngân hàng nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu một cách hiệu quả nhất trong điều kiện kinh tế vĩ mơ và tài chính ngân hàng có nhiều bất ổn.

2.2 Khái qt q trình tái cấu trúc ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2011 đến đầu 2015

2.2.1 Mục tiêu cơ bản của tái cấu trúc ngân hàng trong giai đoạn 2011 — 2015

Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 đã xác định mục tiêu, nhiệm vụ chính từ năm 2011 đến năm 2015 là: Lành mạnh hóa tình trạng tài chính và củng cố năng lực hoạt động của các TCTD; Cải thiện mức độ an toàn và hiệu quả hoạt động của các TCTD; Nâng cao trật tự, kỷ cương, nguyên tắc thị trường trong hoạt động ngân hàng; Cuối năm 2015 hình thành được ít nhất 1 - 2 NHTM có quy mơ và trình độ tương đương với các ngân hàng trong khu vực.

2.2.2 Quan điểm tái cấu trúc ngân hàng trong giai đoạn 2011 — 2015

Việc triển khai thực hiện Đề án dựa trên các quan điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng và từng tổ chức tín dụng là

một q trình thường xun, liên tục nhằm khắc phục những khó khăn, yếu kém; chủ động đối phó với những thách thức và xây dựng chiến lược phát triển một cách an toàn, hiệu quả, vững chắc và đáp ứng nhu cầu không ngừng thay đổi trong giai đoạn mới.

Thứ hai, củng cố, phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng đa dạng về sở hữu,

quy mơ và loại hình phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, nâng cao vai trị, vị trí chi phối, dẫn dắt thị trường của các tổ chức tín dụng Việt Nam, đặc biệt là củng cố vị trị chủ lực, chủ đạo, đủ năng lực cạnh tranh trong nước và quốc tế của các NHTMNN.

Thứ ba, khuyến khích việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại các tổ chức tín dụng

theo nguyên tắc tự nguyện, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và các quyền, nghĩa vụ kinh tế của các bên có liên quan theo quy định của pháp luật.

Thứ tư, thực hiện cơ cấu lại toàn diện về tài chính, hoạt động, quản trị của các

tổ chức tín dụng theo các hình thức, biện pháp và lộ trình thích hợp.

Thứ năm, khơng để xảy ra đổ vỡ và mất an toàn hoạt động ngân hàng ngoài tầm

Văn bản pháp luật Quy định liên quan

chức tín dụng hạn chế tới mức thấp nhất tổn thất và chi phí của ngân sách nhà nước cho xử lý những vấn đề của hệ thống các tổ chức tín dụng.

2.2.3 Đối tượng tái cấu trúc

Đề án đã nêu rõ đối tượng chính của hoạt động tái cấu trúc là hệ thống các NHTM, các cơng ty tài chính, cơng ty cho th tài chính Việt Nam, các quỹ tín dụng nhân dân và TCTC vi mơ, các TCTD nước ngồi. Riêng đối với các NHTM, đề án chia các ngân hàng thành 02 nhóm đối tượng: NHTMNN và NHTMCP, trong đó NHTMCP được chia làm 3 nhóm: nhóm ngân hàng lành mạnh, nhóm ngân hàng thiếu thanh khoản tạm thời và nhóm ngân hàng yếu kém. Trên cơ sở đó, Đề án cũng đã đưa ra các định hướng và giải pháp tái cơ cấu khác nhau đối với từng nhóm ngân hàng. Đề án sẽ tiến hành tái cấu trúc toàn bộ các ngân hàng - kể cả những ngân hàng có tình hình tài chính lành mạnh, có năng lực cũng như quy mơ lớn, chỉ loại trừ Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Phát triển Việt Nam ra khỏi đối tượng cũng như phạm vi thực hiện tái cấu trúc.

Tham chiếu lộ trình tái cấu trúc của NHNN theo Đề án, năm 2015 là năm cuối của chặng đường, Nhà nước, Chính phủ và các TCTD đang gấp rút những bước đi cuối cùng nhanh và hiệu quả. Triển khai từ những tháng cuối năm 2011, nhiều giải pháp đã được triển khai. Về cơ bản, các mục tiêu đến năm 2015 trong đề án tái cơ cấu các TCCD đã được thực hiện. Đến nay, thành cơng chính của q trình tái cơ cấu hệ thống NH nổi bật nhất ở việc đảm bảo được tính thanh khoản hệ thống, khơng để xảy ra đổ vỡ, tạo ổn định ngành, tạo điều kiện để ổn định kinh tế vĩ mơ. Ba nhóm mục tiêu quan trọng nhất cuối cùng là mua bán, sáp nhập các TCCD, tăng vốn điều lệ và xử lý nợ xấu, cơ cấu lại hoạt động và quản trị đã đạt được những kết quả ban đầu.

2.3 Thực trạng hoạt động mua lại và sáp nhập ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn tái cấu trúc

2.3.1 Cơ sở pháp lý cho hoạt động mua lại và sáp nhập ngân hàng tại Việt Nam

2.3.1.1 Các qui định chung về mua lại và sáp nhập

Tại Việt Nam, qui định của Pháp luật liên quan đến hoạt động M&A được đề cập đến trong nhiều văn bản luật khác nhau như Luật Cạnh tranh 2004, Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Chứng khoán 2013, Luật Đầu tư 2005... Do chịu sự điều tiết của nhiều văn bản pháp luật khác nhau nên hoạt động M&A vẫn tồn tại những cách hiểu khác nhau.

Một phần của tài liệu Hoạt động mua lại và sáp nhập NH trong quá trình tái cấu trúc NH tại Việt Nam - Khoá luận tốt nghiệp 264 (Trang 43 - 47)