Một số đặc điểm về tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hƣởng đến quá trình nâng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao chất lượng cán bộ công chức cấp xã, phường trên địa bàn thành phố hà tĩnh (Trang 64 - 68)

nâng cao chất lƣợng cán bộ công chức cấp xã, phƣờng ở thành phố Hà Tĩnh.

2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

Thành phố Hà Tĩnh ở vị trí từ 180 - 18024’ vĩ độ Bắc, 10o553’-10o556’ kinh độ Đông, nằm trên trục đƣờng Quốc lộ 1A, cách thủ đô Hà Nội 340 km, thành phố Vinh 50km về phía Bắc; cách thành phố Huế 314 km về phía Nam và cách biển Đơng 12,5 km. Phía Bắc giáp thị trấn Thạch Hà (qua cầu Cày), sơng cửa Sót. Phía Tây giáp xã Thạch Đài, xã Thạch Tân, sơng Cày (huyện Thạch Hà). Phía Nam giáp xã Cẩm Bình, xã Cẩm Vịnh (huyện Cẩm Xun). Phía Đơng giáp sơng Đồng Mơn (huyện Thạch Hà, Lộc Hà).

Thành phố Hà Tĩnh nằm trên vùng đồng bằng ven biển miền Trung, có địa hình thấp, bằng phẳng, đất đai đƣợc tạo thành do bồi tích sơng, biển, độ cao từ 0,5m-3m.

Thành phố Hà Tĩnh đƣợc che chắn bởi ngọn Rào Cỏ thuộc Trƣờng Sơn Bắc phía Tây Hƣơng Khê nên ít bị ảnh hƣởng bởi gió Lào. Thời tiết có hai mùa rõ rệt là mùa rét từ tháng 11 đến tháng 4, mùa khơ nóng từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình 23-24oC; Độ ẩm khơng khí 85-86%. Lƣợng mƣa trung bình hằng năm là 2.661mm. Tổng diện tích tự nhiên 56,32km2. Dân số 97.000 ngƣời.

Ngày 19/7/2006 đô thị Hà Tĩnh đƣợc Bộ Xây dựng công nhận là đô thị loại III, đây là mốc quan trọng đánh dấu bƣớc phát triển mới trong việc xây dựng và phát triển đô thị thị xã Hà Tĩnh. Ngày 28/5/2007 Chính phủ có Nghị định cơng nhận thị xã Hà Tĩnh là thành phố trực thuộc tỉnh Hà Tĩnh.

Đến nay, sau nhiều lần thay đổi địa giới hành chính, thành phố Hà Tĩnh có 16 đơn vị hành chính gồm 10 phƣờng, 6 xã: phƣờng Bắc Hà, phƣờng Nam Hà, phƣờng Tân Giang, phƣờng Trần Phú, phƣờng Đại Nài, phƣờng Hà Huy Tập, phƣờng Thạch Linh, phƣờng Nguyễn Du, phƣờng Thạch Quý, phƣờng Văn Yên, xã Thạch Môn, xã Thạch Hạ, xã Thạch Trung, xã Thạch Đồng, xã Thạch Hƣng, xã Thạch Bình.

2.1.2. Đặc điểm về kinh tế, xã hội

Xuất phát từ một đơ thị nhỏ bé, nền kinh tế nhiều khó khăn: cơng nghiệp, tiểu thủ công nghiệp kém phát triển; thƣơng mại chủ yếu là bán lẻ, chƣa hình thành đƣợc các trung tâm bán bn, phân phối hàng hóa; một bộ phận ngƣời dân vẫn sinh sống dựa vào nông nghiệp... Mặc dù vậy, nhờ phát huy tiềm năng, lợi thế trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh nên trong những năm gần đây, đặc biệt là sau 6 năm đạt tiêu chí đơ thị loại 3 và trở thành thành phố, nền kinh tế thành phố Hà Tĩnh phát triển với tốc độ khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng đô thị; kết cấu hạ tầng đƣợc tăng cƣờng, quản lý đơ thị, tài ngun mơi trƣờng có nhiều chuyển biến tích cực, huy động tốt các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội.

Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân hàng năm trên 16,3%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng kinh tế đô thị, tỷ trọng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản chiếm 62%, thƣơng mại - dịch vụ chiếm 30%, nơng nghiệp - thuỷ sản chiếm 8%. Kinh tế ngồi quốc doanh phát triển khá, số doanh nghiệp trên địa bàn tăng 14,2%, đến nay trên địa bàn thành phố có 541 doanh nghiệp, 8.736 cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Thu nhập bình quân đầu ngƣời đến năm 2013 đạt trên 32,3 triệu đồng.

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển về quy mô, chất lƣợng, sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng. Các ngành: dƣợc, cơ khí, nhơm kính, mộc dân dụng, dệt, may mặc... khá phát triển. Tốc độ tăng trƣởng

bình quân hàng năm đạt 16,2%. Thƣơng mại - dịch vụ phát triển mạnh và thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia, góp phần tăng nguồn thu ngân sách, giải quyết việc làm cho ngƣời lao động. Giá trị sản xuất thƣơng mại - dịch vụ, tổng mức bán lẻ hàng hoá hàng năm đều tăng. Các loại hình dịch vụ nhƣ vận tải, siêu thị, nhà hàng, khách sạn, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, tƣ vấn, thơng tin truyền thơng...có bƣớc phát triển vƣợt bậc; hệ thống bán buôn, bán lẻ đƣợc mở rộng. Nông nghiệp, thuỷ sản phát triển theo hƣớng sản xuất hàng hoá, nâng cao giá trị, hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích; giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm đạt trên 4,7%/năm. Lĩnh vực tài chính, ngân sách, tín dụng ngân hàng phát triển tốt. Thu ngân sách trên địa bàn hàng năm tăng trên 20%. Hoạt động tín dụng, ngân hàng trên địa bàn đƣợc mở rộng, cơ bản đáp ứng nhu cầu huy động vốn và cung cấp các dịch vụ tín dụng, tiền tệ cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đầu tƣ sản xuất kinh doanh. Hiện nay, trên địa bàn Thành phố có 12 chi nhánh ngân hàng cấp I hoạt động (trong số đó 8 ngân hàng thƣơng mại cổ phần).

Thành phố Hà Tĩnh cũng đã hoàn thành quy hoạch chung Thành phố và vùng phụ cận đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; quy hoạch 6 khu đơ thị mới với diện tích 755 ha; quy hoạch chi tiết các phƣờng xã; kêu gọi, thu hút đầu tƣ, nâng cấp kết cấu hạ tầng và tăng cƣờng quản lý đô thị, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội; tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách các cấp, vốn ODA, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nhân dân, trong doanh nghiệp để đầu tƣ phát triển hạ tầng đô thị.

Trên lĩnh vực văn hoá - xã hội, những năm gần đây thành phố Hà Tĩnh có nhiều tiến bộ. Hoạt động văn hố, thơng tin, thể dục thể thao diễn ra sơi nổi, rộng khắp, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị, góp phần nâng cao đời sống văn hố, tinh thần cho nhân dân. Kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin, dịch vụ viễn thông, dịch vụ thông tin, truyền thông trên địa bàn phát triển mạnh.

Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" phát triển sâu rộng. Tỷ lệ gia đình văn hóa đạt trên 85%, thơn, tổ dân phố văn hố đạt trên 70%; 100% thơn, tổ dân phố có hƣơng ƣớc, quy ƣớc; 4 phƣờng, xã đạt đơn vị văn hoá. Giáo dục, đào tạo thành phố Hà Tĩnh ln dẫn đầu tồn tỉnh về chất lƣợng giáo dục mũi nhọn, nhất là tỷ lệ học sinh giỏi các cấp và học sinh thi đậu vào các trƣờng Đại học, Cao đẳng. Cơng tác phịng, chống dịch bệnh, vệ sinh an tồn thực phẩm, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ cho nhân dân đƣợc triển khai khá đồng bộ, ngăn chặn kịp thời dịch bệnh, không để dịch bùng phát. Chất lƣợng khám chữa bệnh của các cơ sở y tế ngày càng tốt hơn.

Hiện nay, nhiều dự án trọng điểm của tỉnh nhƣ khu kinh tế Vũng Áng, khu kinh tế Cầu Treo, dự án mỏ sắt Thạch Khê... đang đƣợc triển khai mạnh mẽ. Riêng dự án Formosa tại Khu kinh tế Vũng Áng hiện nay đang là một đại công trƣờng lớn của khu vực Đơng Nam Á. Theo thiết kế, ở đó gồm khu liên hợp luyện gang thép công suất 22 triệu tấn/năm; trung tâm Nhiệt điện 6.300MW; cảng nƣớc sâu công suất 50 triệu tấn/năm vào năm 2015 và 82 triệu tấn/năm vào năm 2020; trung tâm lọc hóa dầu công suất 16 triệu tấn/năm; cảng nƣớc sâu Vũng Áng - Sơn Dƣơng với 59 cầu cảng có thể cập cảng tàu có trọng tải 300.000 tấn…Theo báo cáo của tỉnh Hà Tĩnh, đến cuối năm 2014, khu kinh tế Vũng Áng có 100 dự án đầu tƣ, trong đó 61 dự án trong nƣớc với tổng vốn đăng ký 44.702 tỉ đồng; 39 dự án đầu tƣ nƣớc ngoài, tổng vốn đăng ký trên 16 tỉ USD, hiện nay đang có gần 40 ngàn lao động thƣờng xuyên làm việc tại công trƣờng này. Một số dự án lớn đáng chú ý là Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 cơng suất 1.200MW đã hồn thành chính thức phát điện thành công lên lƣới điện quốc gia, nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 2 và Vũng Áng 3 đang chuẩn bị triển khai xây dựng. Công ty TNHH Gang thép Hƣng Nghiệp Formosa cũng đang đầu tƣ 10 tổ máy nhiệt điện với công suất hơn 1.500 MW. Dự án khu liên hợp gang thép đang đáp ứng đúng

tiến độ cam kết, dự kiến quý 3.2015, lò số 1 đi vào sản xuất và tháng 6.2016 hồn thành lị số 2. Cơng trình cảng biển, giai đoạn 1 gồm 11 cầu cảng đáp ứng tàu 30 vạn tấn cập cảng, kè bảo vệ và đê chắn sóng; một số cầu cảng đã đi vào hoạt động, dự kiến hoàn thành tổng thể vào đầu năm 2016. Dự án cấp nƣớc cho khu kinh tế Vũng Áng có tổng mức đầu tƣ 4.415 tỷ đồng, khởi cơng cuối tháng 12.2011; giai đoạn 1 đã hoàn thành bảo đảm cung cấp nƣớc công suất 40.000m3/ngày đêm đƣa vào hoạt động đầu năm 2015 cho Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng. Hạng mục đập dâng Lạc Tiến cấp nƣớc cho Formosa cơng suất 173.400 m3/ ngày đêm, hồn thành và dự kiến xong các hạng mục cơng trình trong năm 2017. Đây là dự án lớn cấp nƣớc cho khu kinh tế Vũng Áng với công suất 1.005.000m3/ngày đêm… Những điều này đang mở ra một cơ hội mới và là thời cơ vàng để thành phố Hà Tĩnh phát triển kinh tế xã hội, nhất là việc đƣa Thành phố vƣơn lên trở thành trung tâm tài chính, dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của các khu kinh tế lớn trên địa bàn tỉnh nhà.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao chất lượng cán bộ công chức cấp xã, phường trên địa bàn thành phố hà tĩnh (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(148 trang)
w