Khái quát về Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) ch

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại trung tâm SME – NH TMCP việt nam thịnh vượng – chi nhánh hà nội 217 (Trang 43 - 53)

PHẦN 2 : NỘI DUNG

2.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) ch

nhánh Hà Nội.

2.1.1. Tổng quan về VPBank

❖ Quá trình hình thành và phát triển:

Ngày 12/08/1993 là ngày đặt dấu mốc quan trọng, ngày bắt đầu những bước đi đầu tiên của VPBank. Ngân hàng đi vào hoạt động từ ngày 04 tháng 09 năm 1993 tính đến nay đã được gần 30 năm hoạt động xây dựng và phát triển. VPBank đã phát triển mạng lưới với hơn 200 điểm giao dịch trên cả nước với đội ngũ hơn 20000 cán bộ cơng nhân viên. Cụ thể tính đến năm 2020 VPBank vào ngày 31 tháng 12 năm 2020 NH có một Hội sở chính, sáu mươi hai chi nhánh, một trăm sáu mươi bảy phịng giao dịch trên cả nước và hai cơng ty con.

Trụ sở chính của NH được đặt tại Số 89 Láng Hạ, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội.

Vốn điều lệ của Ngân hàng tại ngày 31 tháng 12 năm 2020 là 25.299.680 triệu đồng.

Các hoạt động chính của NH bao gồm:

- Huy động và nhận tiền gửi ngắn, trung và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân; - Cung cấp tín dụng ngắn, trung và dài hạn.

- Thực hiện các giao dịch ngoại tệ, các dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác.

- Đầu tư chứng khoán, trái phiếu; cung cấp dịch vụ thanh tốn, ví điện tử; đầu tư hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ.

- Dịch vụ quản lý tài sản;

- Cấp tín dụng dưới hình thức tái chiết khấu cơng cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác và các dịch vụ ngân hàng khác.

Năm 2020 vừa qua được xem là dấu mốc đột phá của VPBank trong hành trình trở thành một trong ba ngân hàng giá trị nhất Việt Nam tính đến năm 2022. Giai đoạn

Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Hồng Tuyết Anh

2019 - đầu năm 2021 trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động lớn do đại dịch COVID 19 dẫn tới khủng hoảng kinh tế; tuy nhiên hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn có những điểm sáng phát triển lành mạnh.

Tổng tài sản năm 2020 đạt hơn 419 nghìn tỷ đồng tăng hơn 11.1% so với năm 2019. Tỷ lệ an toàn vốn đạt trên 11% theo tiêu chuẩn Basel II, cao hơn mức quy định tối thiểu của NHNN là 8%. Doanh thu tăng hơn 7.4% tương ứng với doanh thu là 39 nghìn tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt được mức đáng ngưỡng mộ là 13 ngàn tỷ vượt kế hoạch đặt ra khoảng 127%. Chỉ số tài chính như ROA, ROE vẫn nằm trong nhóm hiệu quả hàng đầu thị trường tương ứng với mức 2.2% và 24.6%. Tăng trưởng tín dụng ở mức 19% với 16 triệu khách hàng đồng hành. Trong đó hỗ trợ 110 nghìn khách hàng được giảm lãi suất với tổng dư nợ lên tới 50 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên đồng nghĩa với đó là tỷ lệ nợ xấu tăng cao khoảng 3% cao hơn tỷ lệ năm 2019.

Tăng trưởng tín dụng bền vững bao gồm cả trái phiếu doanh nghiệp vượt kế hoạch đầu năm và cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng trung bình của ngành. Mặc dù trong bối cảnh đại dịch COVID-19 ban lãnh đạo đã có kế hoạch điều chỉnh linh hoạt với các danh mục cho vay dịch chuyển theo hướng thận trọng và chú trọng hơn vào chất lượng.

Nhận định của chuyên gia cho rằng trong năm 2020 NH vẫn tiếp tục giữ vững vị thế trong top NHTM của Việt Nam.Tổ chức xếp hạng tín dụng quốc tế Moody’s đã rà sốt đánh giá rủi ro, sức mạnh tài chính trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế qua đó vẫn giữ ngun xếp hạng tín nhiệm của VPBank ở mức ổn định.

VPBank là một trong ít số ngân hàng châu Á được các tổ chức quốc tế lựa chọn trao tặng giải thưởng. Tạp chí The Asian Banker ở Singapore đánh giá VPBank về phương diện rủi ro là NH quản trị rủi ro thanh khoản tốt nhất. Tạp chí cũng trao tặng các giải thưởng liên tiếp như “Giải pháp ngân hàng số tốt nhất Việt Nam”, “Ngân hàng cung cấp sản phẩm vay tín chấp ưu việt nhất Việt Nam”, “Sản phẩm vay tín chấp tốt nhất khu vực châu Á”.

Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Hồng Tuyết Anh

Với những thành tựu đã đạt được trong suốt 30 năm qua VPBank đã và đang khẳng định mình với hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng như quốc tế. Định hướng mục tiêu đến năm 2022 của VPBank là nằm trong top 3 NHTMCP hàng đầu tại Việt Nam.

❖ Giới thiệu chi nhánh VPBank Hà Nội

Chi nhánh VPBank Hà Nội có được tọa lạc ở số 5 Điện Biên Phủ, quận Ba Đình, Hà Nội. Chi nhánh được thành lập vào ngày 04/01/2005 đi vào hoạt động từ ngày 05/01/2005 tính đến nay đã được 16 năm hoạt động.

Chi nhánh VPBank Hà Nội gồm các phòng giao dịch, phòng khách hàng cá nhân, phòng khách hàng doanh nghiệp...

Các hoạt động dịch vụ tại chi nhánh: - In sao kê tài khoản

- Lập lệnh chuyển tiền và Séc - Dịch vụ thẻ - Đảm bảo - Quản lý tài sản - Các dịch vụ NH quốc tế - Kiểm đếm tiền

- Chuyển tiền lương theo lô - Thay thế đổi mới thẻ - Rút tiền mặt

- Dịch vụ cho vay

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển chi nhánh Hà Nội ln tiên phong đi đầu đóng góp những giá trị to lớn cho NH. Chi nhánh thực hiện vượt dự kiến kế hoạch đặt ra trong nhiều năm liên tiếp từ 2018 tới nay. Giám đốc chi nhánh Trần Quốc Tuấn từng khẳng định chi nhánh VPBank Hà Nội là chi nhánh đứng đầu toàn miền Bắc mang lại tỷ trọng doanh thu cho NH trong năm 2019, 2020. Chính vì vậy chi nhánh đã

Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Hồng Tuyết Anh

nhiều lần được nhận khen thưởng, giấy chứng nhận đơn vị hoạt động xuất sắc từ hội sở.

Dưới sự lãnh đạo của ông Trần Quốc Tuấn - Giám đốc chi nhánh đã có những biện pháp ứng phó kịp thời với tình hình dịch COVID-19 trong hai năm qua. Cũng như là xây dựng những kế hoạch phát triển sản phẩm, cung cấp những gói sản phẩm phù hợp với từng phân khúc khách hàng và được khách hàng hưởng ứng.

2.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý

Theo quy định của Luật tổ chức tín dụng năm 2010 tại điều 32 cơ cấu tổ chức quản lý gồm Đại hội đồng cổ đơng, Hội đồng quản trị, Ban Kiểm sốt và Tổng giám đốc. Đại hội đồng cổ đơng có quyền bầu cử bãi nhiễm, miễn nhiệm các thành viên trong Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc.

Hội đồng quản trị có 2 ủy ban bao gồm Ủy ban Quản lý rủi ro và Ủy ban Nhân sự với nhiệm vụ là xây dựng chiến lược hoạt động, triển khai kế hoạch đưa ra những quyết định ngoại trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

Cơ cấu tổ chức của VPBank được công bố trong Báo cáo thường niên năm 2011 và hầu như đến nay khơng có sự thay đổi. Dựa vào sơ đồ cơ cấu năm 2011 ta có thể thấy VPBank được tổ chức phân cấp rõ ràng từ trên xuống dưới. Mỗi khối đều có nhiệm vụ riêng nhưng lại thống nhất với mục tiêu chung.

Hội đồng Quản trị chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược định hướng hoạt động của NH; triển khai các công tác quản trị, đưa ra quyết định thực hiện quyền và nghĩa vụ của ngân hàng ngoại trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đơng. Hội đồng Quản trị có hai ủy ban trực thuộc giúp việc là Ủy ban Nhân sự và Ủy ban Quản lý Rủi ro.

Tổng Giám đốc là người điều hành cao nhất và chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị. Các thành viên cịn lại của Ban Điều hành gồm Phó Tổng giám đốc cao cấp, các Phó Tổng giám đốc và Giám đốc các khối, trung tâm... có nhiệm vụ giúp việc và hỗ trợ. Ngân hàng thiết lập thành 18 khối và trung tâm chính, triển khai các hoạt động kinh doanh và vận hành - hỗ trợ theo chức năng nhiệm vụ cụ thể, do các thành viên Ban Điều hành được phân cơng trực tiếp quản lý.

Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Hồng Tuyết Anh

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của VPBank

Nguồn dựa theo Báo cáo thường niên của VPBank năm 2011

Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Hồng Tuyết Anh

Có thể hiểu rằng VPBank chia thành hai nhóm chính. Một mảng là backend mảng vận

hành tồn bộ hệ thống của NH với các phịng ban các khối như khối kiểm soát, khối kiểm sốt rủi ro... Mảng cịn lại được gọi là frontend mảng kinh doanh thu về lợi nhuận cho NH gồm các khối như tín dụng, khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp...

Giám đốc chi nhánh Hà Nội - Trung tâm SME từng khẳng định rằng giữa hai mảng backend và frontend thì số lượng cán bộ cơng nhân viên ở frontend đông hơn gấp nhiều lần bên backend và cơ hội phát triển ở frontend tốt hơn.

❖ Bộ máy kiểm soát trong hệ thống:

Năm 2020 vừa qua là năm bầu lại nhiệm kỳ của ban kiểm sốt, theo đó ban kiểm sốt gồm 4 thành viên gồm 1 trưởng ban và 3 thành viên.

Hệ thống kiểm soát nội bộ theo định nghĩa của VPBank: Là tập hợp các cơ chế, chính

sách, quy trình, quy định nội bộ, cơ cấu tổ chức của NH được thiết lập trên cơ sở phù hợp với quy định pháp luật hiện hành và được VPBank thực hiện nhằm đảm bảo phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được các mục tiêu mà VPBank đã đặt ra.

Phương pháp thực hiện kiểm soát nội bộ: VPBank áp dụng phương pháp định hướng

theo rủi ro, ưu tiên nguồn lực để kiểm sốt các đơn vị, bộ phận, quy trình... được đánh giá có mức độ rủi ro cao. Việc đánh giá, phân loại rủi ro phải được thực hiện ít nhất một năm một lần.

Hoạt động kiểm soát của ban kiểm soát:

Ban kiểm soát đã tổ chức 9 cuộc họp định kỳ và đột xuất triển khai các công việc theo chức năng, nhiệm vụ trong năm 2020. Thơng qua đó BKS đã định hướng và chỉ đạo KTNB công tác liên quan đến chức năng của khối KTNB cụ thể rõ ràng.

Hoạt động giám sát chủ yếu chú trọng đến: - Công tác quản trị điều hành của VPBank

- Hoạt động quản trị rủi ro và hoạt động trọng yếu

STT Chỉ tiêu Thực hiện năm 2020 (tỷ đồng) Kế hoạch năm 2020 (tỷ đồng) % Hoàn thành so với kế hoạch 2020 % Tăng trưởng với năm 2019 Tổng tài sản 419.027 425.132 99% 11.1% ^^ 2 Huy động khách hàng và phát hành giấy tờ có giá 296.273 299.728 99% 9.1%

Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Hồng Tuyết Anh

- Việc thực hiện của HĐQT, BĐH đối với các định hướng và hoạt động trọng yếu. Hệ thống KSNB tại VPBank được thiết lập dựa trên xây dựng nền tảng chuẩn mực quản trị rủi ro với ba tầng quản trị rủi ro bảo vệ độc lập và kiểm soát lẫn nhau.

- Nhận dạng, giảm thiểu rủi ro đồng thời báo cáo đầy đủ kịp thời phát hiện các rủi ro - Xây dựng chính sách quản lý rủi ro, quy định về quản trị rủi ro, đo lường theo dõi rủi ro.

- Kiểm toán nội bộ đối với các trụ sở, chi nhánh đơn vị trực thuộc của VPBank. 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của VPBank

Theo đánh giá của báo cáo thường niên năm 2020 đã đánh giá như sau: - Dư nợ cấp tín dụng tăng trưởng 19%, hoàn thành 106% kế hoạch.

- Chất lượng tài sản VPBank được quản lý ở mức dưới 3% cho cả quy m hợp nhất và riêng lẻ, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng riêng lẻ xuống dưới 2%.

- Huy động khách hàng đạt 99% kế hoạch, tăng trưởng 9,1% so với năm 2019. - Linh hoạt trong việc điều tiết bảng cân đối cùng với việc đa dạng hóa nguồn vốn VPBank bước đầu đạt được mục tiêu giảm chi phí vốn và cải thiện tỷ lệ CASA. - Nhờ việc kiểm sốt tối đa chi phí kết hợp với áp dụng số hóa, tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) hợp nhất giảm xuống còn 29,2% thấp nhất trên thị trường.

3 Dư nợ cấp tín dụng 322.881 304.744 106% 19%

“4 Tỷ lệ nợ xấu ngân

hàng riêng lẻ

1.98% <3% Hoàn thành

^5 Lợi nhuận trước thuế 13.019 10.214 127.5% 26.1%

39

Nguồn Báo cáo kiểm toán hợp nhất và riêng lẻ năm 2020

Năm 2020 là một năm kinh doanh hiệu quả của VPBank trong việc sử dụng tối đa hạn mức tín dụng được NHNN giao cùng với việc tập trung công tác thu hồi nợ, kiểm sốt tối ưu chi phí vốn và tận dụng các biến động của thị trường giúp tăng lợi tức kinh doanh đầu tư và đa dạng hóa nguồn thu.

Tối ưu nguồn huy động, chi phí vốn giảm mạnh

Huy động vốn từ tiền gửi khách hàng & phát hành trái phiếu đạt 296.273 tỷ đồng, tăng 9,1% so với năm 2019. Trong đó, huy động từ tiền gửi khách hàng tiếp tục đóng vai trị chủ đạo trong nguồn huy động chất lượng của ngân hàng với tỷ trọng 75% trên tổng huy động.

Nắm bắt các cơ hội thanh khoản của thị trường trong năm 2020 Ngân hàng đã linh hoạt điều tiết bảng cân đối và cơ cấu nguồn vốn, giúp VPBank hoàn thành mục tiêu chiến lược giảm chi phí vốn (COF) được đề ra từ ,ầu năm của Ban lãnh đạo. COF của ngân hàng hợp nhất giảm 0,6% so với năm 2019. Nếu chỉ tính riêng trong tháng 12 thì COF của ngân hàng mẹ giảm 1,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong năm 2020, VPBank cũng ,ã nỗ lực cải thiện đáng kể tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA). Tại ngân hàng mẹ, tỷ lệ này được nâng lên từ mức 13% vào cuối năm 2019 lên mức 15,5% trong năm 2020.

Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Hồng Tuyết Anh

Sơ đồ 2.1.1. Tỷ lệ huy động vốn theo loại hình

HUY ĐỘNG THEO LOẠI HÌNH (%)

120% 100% 80% 60% 40% 20% 0% Năm 2019 Năm 2020

■ Trái phiếu BHuy động liên NH BTien gửi KH

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất 2020

Nền tảng vững chắc tạo đà cho phát triển tương lai

Cuối năm 2020, nguồn vốn chủ sở hữu của VPBank là 52.794 tỷ đồng, tăng 25,1% so với năm trước. Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo chuẩn Basel II (TT41) của ngân hàng hợp nhất là 11,7%, cao hơn gần 4% so với mức quy định tối thiểu của NHNN. VPBank cũng tự hào là ngân hàng tiên phong trên thị trường về tuân thủ các chuẩn mực quốc tế, khi là một trong ba ngân hàng ,ầu tiên tại Việt Nam hoàn thành áp việc dụng cả 3 trụ cột Basel II. Nền tảng vốn vững chắc cùng với sự chủ ,ộng trong việc quản lý ,iều hành bảng cân đối sẽ là tiền đề cho VPBank tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn sắp tới.

Trung tâm SME - điểm sáng năm 2020

Trong năm qua nền kinh tế có nhiều biến động những khối SME (Doanh nghiệp nhỏ và vừa) đã có những chính sách ứng phó cải thiện kết quả kinh doanh khả quan. Đồng thời có những gói hỗ trợ phù hợp cho các DN vượt qua tình trạng khó khăn như hiện nay.

- Cung cấp gói hỗ trợ cho khoảng hơn 2000 KH bị ảnh hưởng

- Tập trung vào các ngành ít rủi ro ÷ giảm thiểu tối đa tác động tiêu cực.

Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Hồng Tuyết Anh

- Tái cơ cấu lại mạng lưới trong NH để tối ưu hóa năng suất, hiệu quả làm việc.

- Có các kế hoạch số hóa thực hiện được nhằm giảm tải lượng người giao dịch trực tuyến tại quầy như mở tài khoản DN online qua e-KYC, thấu chi online.

- Đẩy mạnh sản phẩm thu nhập từ phí lớn vượt 132% so với kế hoạch và tăng trưởng 39% so với năm ngoái.

2.2. Thực trạng hệ thống KSNB hoạt động tín dụng tại ngân hàng Việt NamThịnh Vượng - chi nhánh Hà Nội - Trung tâm SME.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại trung tâm SME – NH TMCP việt nam thịnh vượng – chi nhánh hà nội 217 (Trang 43 - 53)

w