2.1.2 .Xử lý dữ liệu sơ cấp
3.1. NHTM Việt Nam và vấn đề tái cấu trúc hệ thống ngân hàng
3.1.1. Tình hình thực hiện tái cấu trúc ngân hàng tại Việt Nam
Thành công của cải cách kinh tế và hội nhập của nƣớc ta trong hơn 26 năm đổi mới vừa qua đã đƣợc thừa nhận qua những con số: Tốc độ tăng trƣởng kinh tế trung bình hằng năm trong giai đoạn 2000 - 2010 là 7,26%, GDP theo giá thực tế năm 2011 đã gấp hơn 3,8 lần so với năm 2000; từ năm 2010, nƣớc ta đã trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới. Bên cạnh những thành công nêu trên, kể từ cuối năm 2011, nền kinh tế nƣớc ta phải đối mặt với khơng ít khó khăn và thách thức nhƣ tăng trƣởng GDP đang có xu hƣớng giảm dần, lạm phát luôn ở mức cao hơn nhiều so với mức lạm phát bình quân của các nền kinh tế khu vực và kinh tế thế giới; các cân đối vĩ mô chƣa vững chắc; sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, thách thức; số doanh nghiệp phải giải thể, tạm ngừng sản xuất hoặc thu hẹp quy mô sản xuất tăng; nợ xấu của các TCTD tiếp tục gia tăng, một số TCTD gặp khó khăn về thanh khoản; tốc độ giảm nghèo có phần giảm, xu hƣớng tái nghèo xuất hiện.
Trƣớc thực trạng đó Đảng và Nhà nƣớc ta đã xác định nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ 2011 - 2016 là thực hiện tốt 3 khâu đột phá chiến lƣợc gắn với tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển đổi mơ hình tăng trƣởng. Việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng đƣợc xem là khâu then chốt nằm trong chiến lƣợc tái cấu trúc tổng thể nền kinh tế. Chúng ta phải cơ cấu lại hệ thống ngân hàng để khắc phục những yếu kém tồn tại trong hệ thống, nhằm lành mạnh hóa tồn bộ hệ thống ngân hàng, bảo đảm hệ thống hoạt động an tồn, thơng suốt, trở thành kênh dẫn vốn đáng tin cậy và hiệu quả, giảm thiểu các rủi ro.