- Trƣớc hết, cần xem xét đến những thắng lợi mà Việt Nam đã đạt đƣợc trong lĩnh vực hoạt động ngoại thƣơng.
+ Về tư duy kinh tế, chính trị trong việc hoạch định chiến lược kinh tế nói chung, hoạt động ngoại thương nói riêng, các nhà lãnh đạo của Việt Nam đã thấy được tầm quan trọng của hoạt động ngoại thương đối với quá trình phát triển kinh tế của đất nước và là động lực rất lớn thúc đẩy kinh tế phát triển. Phải phát triển ngoại thương để lấy đó làm cơ sở phát triển kinh tế trong nước. Muốn vậy, cần phải mở rộng các hoạt động đối ngoại, phải đầu tư vào ngoại thương, nhất là với các nước trong khu vực II để tranh thủ sự ủng hộ giúp đỡ của họ về vốn, về công nghệ, về đào tạo cán bộ và về kinh nghiệm quản lý kinh tế có hiệu quả.
+ Trong giai đoạn 1975 - 1986, bước đầu chúng ta đã có một số thay đổi mang tính mở đầu cho thời kỳ mới: đổi mới cơ chế quản lý ngoại thương. Mặc dù vẫn còn nhiều hạn chế, song những sửa đổi như: sửa đổi cơng tác kế hoạch hố xuất khẩu, cho phép được xuất khẩu trực tiếp,...đã khuyến khích và tạo sự chủ động, năng động trong tổ chức xuất khẩu của các ngành, các Bộ và các đơn vị sản xuất khẩu.
+ Một nét mới, mà chúng ta đã thu được trong việc mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế thời kỳ 1975 - 1986 là: các nước có quan hệ bn bán với Việt Nam và tổng kim ngạch ngoại thương của Việt Nam đã tăng lên đáng kể. Nếu như năm 1960 chúng ta chỉ có quan hệ với 40 nước thì đến năm 1986 chúng ta đã có quan hệ với hơn 100
nước và kim ngạch xuất khẩu tăng gấp 2 lần so với 1975. Việt Nam đã mở rộng quan hệ với một số nước tư bản chủ nghĩa. Việt Nam còn tham gia vào các hình thức hợp tác kinh tế đa phương, nhất là từ khi trở thành thành viên của Liên hợp quốc, của IMF và WB, của các tổ chức kinh tế quốc tế và liên chính phủ trong hệ thống phát triển của Liên hợp quốc.
- Những hạn chế, tồn tại và yếu kém của hoạt động ngoại thƣơng Việt Namvà nguyên nhân của chúng trong thời kỳ 1975 - 1986: