1.1 TỔNG QUAN VỀ KIỂM SOÁTNỘI BỘ
1.1.4 Các hạn chế của Kiểm soát bội bộ
Hạn chế vốn có của KSNB xuất phát từ những nguyên nhân sau:
Yêu cầu thông thường của nhà quản lý là những chi phí cho KSNB khơng vượt quá những lợi ích mà hệ thống đó mang lại.
- Phần lớn các thủ tục KSNB thường thiết lập cho các nghiệp vụ thường
xuyên, lặp đi, lặp lại hơn là các nghiệp vụ không thường xuyên.
- Sai sót bởi con người thấy thiếu chú ý, thiếu thận trọng khi thực hiện chức
năng nhiệm vụ hoặc do không hiểu rõ yêu cầu công việc.
- Khả năng của KSNB khơng phát hiện (KSNB có thể bị vơ hiệu hóa) do sự
thơng đồng của hai hay nhiều người hoặc bị Ban Giám đốc khống chế.
- Khả năng người chịu trách nhiệm thực hiện thủ tục KSNB lạm dụng đặc
quyền của mình.
- Do thay đổi cơ chế và yêu cầu quản lí làm cho các thủ tục kiểm sốt bị lạc
hậu hoặc bị vi phạm.
Những hạn chế trong KSNB sau khi được phát hiện, dù bởi bộ phận nào cũng cần được báo cáo kịp thời lên cấp quản lí thích hợp, với những vấn đề nghiêm trọng cần báo cáo với HĐQT và Ban TGĐ. Khi đã báo cáo, điều quan trọng là cần đảm bảo việc các khiếm khuyết này được ban quản lí giải quyết một cách kịp thời. Để làm được như vậy, các kiểm toán viên nội bộ cần tiếp tục theo dõi và lập tức thông báo lại với HĐQT và Ban TGĐ về bất cứ khiếm khuyết nào chưa được khắc phục.
Ví dụ, đánh giá rủi ro khơng chỉ ảnh hưởng tới các hoạt động kiểm sốt mà cịn có thể chỉ ra nhu cầu xem xét lại thông tin và truyền thông hoặc hoạt động giám sát trong tổ chức. Vì vậy, KSNB khơng đơn giản là một q trình-ở đó mỗi bộ phận hợp thành chỉ ảnh hưởng đến bộ phận kế tiếp mà thực sự là một quá trình tương tác nhiều chiều.Trong đó hầu như bất cứ bộ phận nào cũng có thể ảnh hưởng đến bộ phận khác. Do đó, mặc dù mọi doanh nghiệp đều cần có các bộ phận nói trên nhưng KSNB của họ lại rất khác nhau tùy theo quy mơ, ngành nghề, văn hóa và phong cách quản lý.