:Nợ quá hạn cho vay Nông nghiệp

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tam điệp ninh bình thực trạng và triển vọng khoá luận tốt nghiệp 299 (Trang 51 - 76)

(Nguồn: báo cáo HĐKD của NHNo&PTNT Tam Điệp năm 2014-2016)

Tình hình quản lý nợ quá hạn của chi nhánh rất tốt. tỷ lệ nợ quá hạn cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp trong 3 năm gần đây đạt ở mức nhỏ hơn hoặc xấp xỉ 1% trong tổng dư nợ hộ sản xuất. Tỷ lệ này càng thấp chứng yor sử dụng vốn có hiệu quả,

năm 2014 tỷ lệ nợ quá hạn là 0.77% sang năm 2015 là 0.95% đến năm 2016 giảm xuống còn 0.683%. Điều này thể hiện chất lượng cho vay của chi nhánh ngày càng được nâng cao và hoạt động cho vay của chi nhánh trong lĩnh vực nơng nghiệp ngày càng an tồn hơn. Chất lượng các khoản vay tốt có thể giải thích là các hoạt động cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp được ngân hàng thẩm định một cách kỹ càng hơn, chặt chẽ hơn, chủ động thúc giục khách hàng khi nợ đến hạn, đồng thời cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh lĩnh vực nơng nghiệp trên địa bàn đã có hiệu quả, người dân thu được lợi nhuận ổn định ,trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.

2.2.2 Đánh giá thực trạng cho vay lĩnh vực nông nghiệp

2.2.2.1 Những kết quả đạt được

Đối với nền kinh tế- xã hôi địa phương

Hoạt động cho vay của ngân hàng đã thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển. Vốn ngân hàng đã kịp thời đáp ứng việc bổ sung nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh của mọi thành phần kinh tế đặc biệt là lĩnh vực nơng nghiệp. Qua đó tận dụng được tiềm năng lao động, có được hiệu quả kinh tế cao hơn, tạo điều kiện cho các hộ đầu ư chiều sâu, áp dụng

tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Bộ mặt nông thôn từng bước được đổi mới theo hướng văn mính, hiện đại; hệ thống kết cấu hạ tầng nơng thơn có bước phát triển đáng kể. Vốn đầu tư góp phần thúc đẩy q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng hiện đai hóa trên cơ sở tận dụng những lợi thế tự nhiên- xã hội của địa phương và giúp các hộ sản xauast trang trại, gia trại giải quyết

khó khăn về tài chính sản xuất kinh doanh có hiệu quả,khơi phục và phát triển các ngành nghề trồng trọt ( cây ăn quả, rau củ..), chăn ni( trâu bị, dê núi....)

Hoạt động cho vay của ngân hàng giúp tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn người lao động, góp phần hạn chế cho vay nặng lãi nơng thơn, xóa đói giảm nghèo, tăng thêm thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân, ổn định xã hội. Đối tượng được tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngày càng tăng đã thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn và chuyển dịch cơ cấu. Ngân hàng luôn đáp ứng về vốn cho các hộ sản xuất góp phần phát huy được những tiềm năng sẵn có, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, là động lực góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.

Tam Điệp đang và sẽ là người bạn đồng hành với người dân địa phương trong việc phát triển ngành nông nghiệp, ứng dụng thành tự khoa học kỹ thuật, áp dụng công nghệ cao vào sản xuất, nuôi trồng để đưa nền kinh tế địa phương đi lên tiến kịp với nhịp độ phát triển của cả nước.

Đối với hoạt động ngân hàng

Cũng như các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn, hoạt động cho vay đem lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng, thu nhập từ hoạt động cho vay chiếm 97-98% tổng doanh thu. Đặc biệt đối với ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Tam Điệp dư nợ cho vay nơng nghiệp chiếm khoảng 60%. Vì thế cho vay nông nghiệp đã đem lại lớn nhuận lớn cho ngân hàng, góp phần quyết định sự tồn tại và phát triển của chi nhánh.

Mặc dù có sự cạnh tranh khá gay gắt với các NHTM, TCTD khác trên địa bàn đã và đang xân nhập ngày càng sâu và thị trường ngông nghiệp, hiệu quả của hoạt động cho vay lĩnh vực nông nghiệp của NHNo&PTNT Tam Điệp trong những năng qua vẫn được nâng cao. Cho vay nông nghiệp tại Chi nhánh không ngừng tăng trưởng cả về số lượng và chất lượng, nó mở rộng cả về diện cho vay và mức cho vay. Dư nợ tăng trưởng nhanh, chất lượng dịch vụ cho vay được cải thân, tỷ lệ nợ xấu thấp ( <1%) cơ cấu đầu tư mở rộng, thu hút thêm được nhiều khách hàng. Cụ thể:

Năng suất cho vay của ngân hàng ngày càng tăng: Trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, NHNo&PTNT Tam Điệp thực hiển cũng cố thị trường truyền thống bằng cách đưa ra nhiều biện pháp như áp dụng lãi suất cạnh tranh để thu hút khách hàng, chuyển đổi phương thức cho vay linh hoạt, thủ tục và thời gian cho vay nhanh gọn nhưng vẫn tuân thủ theo quy định của ngân hàng nhà nước, phù hợp với cơ chế và các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế của tỉnh. Đặc biệt ưu tiên vay vốn cho những đối tường sản xuất nông nghiệp áp dụng cơng nghệ cao, thực hiện chăm sóc khách hàng và thu hút khách hàng mới nhằm mở rộng thị phần, chủ động tìm kiểm các phương án dự án có hiệu quả để cho vay. Kết quả của các biện pháp này đã giúp ngân hàng đạt tốc độ tăng trưởng dư nợ tương đối ổn định.

Điều này giúp ngân hàng tiếp tục khẳng định vai trò chủ lực, chảo đạo trong việc đầu tư tín dụng ở lĩnh vực nơng nghiệp.

Tỷ lệ nợ xấu được duy trì ở mức thấp: Với việc bám sát chủ trương phát triển kinh tế của tỉnh, vốn đầu tư của ngân hàng đang hướng vào các dự án nông nghiệp

công nghệ cao, nông nghiệp sạch như: Mơ hình sản xuất cây con giống; mơ hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất 1 số loại rau có giá trị kinh tế cao trong nhà lưới kín tại xã Yên Sơn; ứng dụng công nghệ tiên tiến sản xuất rau an toàn trong nhà lưới đơn giản tại xã n Bình... Qua đó từng bước chuyển hoạt động tín dụng phù hợp và thích hợp kịp thời theo cơ chế thị trường, hội nhập lấy hiệu quả làm cơ sở, nền tảng, cán bộ tín dụng năng động, chủ động tìm kiếm đối tượng đầu tư, xác định nhu cầu vốn hợp lý của phương án, từ đó tạo khả năng thu hồi cao đối với các khoản vay đồng thời đảm bảo được mục tiêu kinh tế- xã hội.

Tỷ suất lợi nhuận, uy tín cũng như lợi thế cạnh tranh của ngân hàng ngày càng được nâng cao.

Để đạt được nhưng kết quả trên, bên cạnh những chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng, Chính phủ, của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, cịn có sự cố gắng của bản thân từ ban lãnh đạo đến cán bộ NHNo Tam Điệp với những chính sách, biện pháp hữu hiệu của ngân hàng.

Có sự chuyển hướng đúng đắn trong kinh doanh,theo sát mục tiêu kinh tế địa phương từ đó ngân hàng lập kế hoạch kinh doanh cho từng phòng giao dịch để xác định hướng cho vay, mức cho vay từng đối tượng cụ thể trên địa bàn. Ngân hàng đã xác định được đối tượng khách hàng vay vốn sản xuất nông nghiệp là các hộ gia đình và một số doanh nghiệp vừa và nhỏ và tạo được uy tín vững chắc trong lịng khách hàng.

Đi đôi với việc tăng trưởng dư nợ, ngân hàng tập trung củng cố và nâng cao chất lượng cho vay, coi đây là nhiệm vụ xuyên suốt trong hoạt động kinh doanh của đơn vị. Hàng quý tổ chức phân tích thực trạng cho vay đến khách hàng nhằm xác định nguyên nhân

có biện pháo xử lý nhằm hạn chế nợ quá hạn phát sinh. Mặt khác ln quan tâm đến quy trình nghiệp vụ cho vay, đảm bảo nguyên tắc cho vay, quá trình thẩm định nhất là đối với món vay mới, đồng thời kiểm tra sử dụng vốn vay và chất lượng hồ sơ đã cho vay. Địa bàn

cho vay được phân định rõ ràng, không cho vay chồng chéo khác địa bàn, nghiêm cấm các

cán bộ tín dụng và tổ trưởng thu nợ gốc, lãi vay của khác hàng.

Công tác kiểm tra, kiểm soát được coi trọng và thực hiện nghiêm túc bằng nhiều hình thức khác nhau: kiểm tra thường xuyên, kiểm tra đột xuất, kiểm tra theo chuyên đề, kiểm tra chéo, kiểm tra của tổ kiểm tra với các phòng giao dịch nhằm phát

- Luôn coi trọng và củng cố mối quan hệ giữa ngân hàng với các cấp chính quyền đại phương nắm vững tình hình phát triển kinh tế địa phương để xác định đối tượng đầu tư, có chính sách phù hợp với từng đối tượng khách hàng theo chủ trương phát triển của địa bàn thành phố.

2.2.2.2Những khó khăn tồn tại

Tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành Phố Tam Điệp, tốc độ tăng trưởng dư nợ trong 3 năm qua là khá cao tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Về khía cạnh nào đó ngân hàng cịn thể hiện sự dè dặt trong việc cho vay đối với những dự án lớn, ngân hàng mới chủ động mở rộng cho vay đối với những khách hàng truyền thơng, có sự tín nhiệm với ngân hàng, sự tự tìm kiếm những khách hàng với những dự án đầu tư mới cịn ít, đặc biệt là những dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp cơng nghệ cao vẫn cịn hạn chế. Đây là đối tượng khách hàng tiềm năng và là đối tượng khuyến khích cho vay theo chính sách của ngân hàng nhà nước.

Việc cho vay để phát triển mơ hình kinh tế trang trại đã được ngân hàng quan tâm nhưng chưa đầu tư được nhiều. Cho vay để phát triển loại hình kinh tế tổ hợp tác và hợp tác xã đã có nhưng cịn ít.

Nợ xấu của hoạt động cho vay lĩnh vực nơng nghiệp của chi nhánh duy trì ở mức thấp nhưng 3 năm gần đây có sự biến động khơng đều, cần xác định rõ hương xử lý phòng trường hợp nợ xấu tăng cao dẫn đến thất thoát, giảm lợi nhuận.

Cơ chế chính sách của chi nhánh về cơ bản đã thực hiện tốt nhưng bên cạnh đó vẫn cịn một số bất cập; các đối tượng đi vay sản xuất nơng nghiệp đã có áp dụng khoa học kỹ thuật nhưng chưa nhiều, chưa được tạo điều kiện sản xuất hết mức nên hiệu quả sử dụng vốn chưa thực sự cao.

Từ năm 2016 trở về trước, ngân hàng chưa có những chính sách riêng để mở rộng và nâng cao chất lượng cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp cơng nghệ cao. Bên cạnh đó việc chú trọng và phân tách rõ giữa cho vay nông nghiệp truyền thông và nông nghiệp công nghệ cao chưa rõ ràng, chưa có các báo cáo có được từ những nghiên cứu thực tế về vấn đề này để có các định hướng cho vay nơng nghiệp trong các năm tiếp theo.

2.2.2.3Nguyên nhân chủ yếu

Hoạt động marketing của ngân hàng chỉ ở mức độ cầm chừng, đơn thuần chỉ ở hình thức bề nổi. Khơng xây dựng, tổ chức chiến lược quảng bá truyền thông một cách quy mô và lâu dài.

Trong thẩm định cịn thiếu chính xác, CBTD ít chủ động nắm bắt thêm thông tin thị trường, hệ thống thông tin nội bộ của NHNo&PTNT Việt Nam chưa được đầy đủ, vì thế việc ra quyết định cho một khoản vay ln có tâm lý e ngại, lo sợ.

Việc đánh giá tài sản bảo đảm còn nhiều bất cập, ngân hàng định giá dựa trên khung UBND vì thế giá trị định giá thấp hơn thị trường, việc này ảnh hưởng rõ rệt đến mở rộng tín dụng đối với hộ sản xuất.

Năng lực và trình độ của CBTD cịn hạn chế, việc tuyển dụng còn trái ngành nghề hay việc ưu tiên con em trong ngành.

Nguyên nhân khách quan:

Môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt: trên địa bàn thành phố Tam Điệp tuy diện tích nhỏ nhưng có nhiều ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng. Do đó ngân hàng cần có những chính sách phù hợp mới có thể thu hút được khách hàng.

Sản xuất nông nghiệp là ngành nghề chịu sự phụ thuộc vào yếu tố thiên nhiên,

them vào

đó, hộ sản xuất và doanh nghiệp nhỏ hoạt động sản xuất nông nghiệp ở địa bàn thành phố Tam

Điệp tuy đã áp dụng thành tự khoa học kỹ thuật, công nghệ cao để nâng cao năng suất lao động,

canh tác hiệu quả giảm thiệu tác động của thiên tai nhưng máy móc thiết bị chưa được

đầu tư

hồn chỉnh, số lượng hộ có các máy móc hiện đại vẫn chưa nhiều do đó ảnh hưởng đến khả

năng trả nợ ngân hàng của những hộ sản xuất nếu điều kiện thời tiết không thuận lợi. Tổ chức thực hiện các chương trình , dự án phát triển nông nghiệp tại địa phương chưa được đồng bộ giữa các ngành, tiến độ thực hiện cịn chậm và tư tưởng trơng chờ ỷ lại vào vốn ngân sách, các nguồn vốn giá rẻ khác và hiệu quả chưa cao làm cho tín dụng thâm nhập khó khăn.

2.2.3 Triển vọng cho vay lĩnh vực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại địa bàn thành phố Tam Điệp

nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Trong những năm gần đây, việc mở rộng hạn điền, tích tụ ruộng đất và đưa công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp đã giúp cho Tam Điệp trở thành một trong số những địa phương có giá trị canh tác nơng nghiệp đạt hiệu quả cao. Điển hình là nhiều sản phẩm từ vùng đất Đồng Giao - Tam Điệp đã có mặt ở nhiều thị trường thế giới như: nước dứa cô đặc, dưa bao tử, ngô ngọt, vải, nhãn, nước lạc tiên, chè Ba Trại... Tại nông trường Đồng Giao- Tam Điệp, nhờ áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật vào canh tác như bón phân cân đối, thiết kế hệ thống tưới tiết kiệm, kỹ thuật trồng xen đặc biệt, sử dụng che phủ nilon,... nên người dân hạn chế được cỏ dại, sâu bệnh tự nhiên, giảm chi phí thuốc bảo vệ thực vật, đồng thời, tăng hiệu quả sử dụng phân bón, giữ độ ẩm và giảm xói mịn đất. Từ 15% diện tích nơng trường trồng dứa (1995), đến năm 2005, người dân Đồng Giao đã mở rộng lên gần 30% (1.450ha). Tới nay, diện tích này đạt trên 60% (khoảng 3.500ha). Cây dứa ở Đồng Giao cho thu hoạch quanh năm, tổng sản lượng dứa tới nay đạt trên 50.000 tấn mỗi năm. Lượng sản phẩm này đã cung ứng đủ nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy sản xuất chế biến các sản phầm từ hoa quả đóng hộp trên địa bàn.

Phát triển ngành chăn nuôi trên địa bàn thành phố cũng rất thích hợp do người dân có kinh nghiệm lâu năm, đất rộng làm trang trại, ngồi đất trồng cây cơng nghiệp, cây ăn quả, một số v ng đất thường xuyên khơ hạn thích hợp trồng cỏ voi để làm thức ăn các loại gia súc như trâu, bị, hươu sao, nhím.

Với tình hình phát triển nơng nghiệp như hiện nay, và chính sách khuyến khích của Đảng và Nhà nước, triển vọng trong những năm tiếp theo, nông nghiệp tại thành phố Tam Điệp sẽ có những tiến bộ hơn nữa do việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất nuôi trồng, áp dụng các phương pháp canh tác mới cũng như trình độ hiểu biết chung và kiến thức về nơng nghiệp nói riêng của người dân đang ngày càng được nâng cao, có sự hỗ trợ, phổ biến kinh nghiệm nuôi trồng của những cá nhân đã thực hiện và đạt được hiệu quả cao cho bà con tại các tổ dân phố, tổ liên kết để hỗ trợ lẫn nhau.

2.2.3.2 Triển vọng mở rộng cho vay Nông nghiệp CNC tại ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Tam Điệp

- Triển vọng về nhu cầu vay vốn:

Hiện nay, Thủ tướng đã có kết luận là dành gói tín dụng 100.000 tỉ đồng để cho vay đối với các DN nông nghiệp công nghệ cao. NHNN đang phối hợp với Bộ

NN&PTNT, Bộ Khoa học và cơng nghệ rà sốt, xây dựng tiêu chí xác định chương trình, dự án nơng nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Từ đó chỉ đạo các ngân hàng thương mại cân đối nguồn vốn với lãi suất phù hợp để cho DN nông nghiệp công nghệ cao vay. Cho vay nông nghiệp công nghệ cao được hưởng những ưu đãi về lãi suất (thấp hơn từ 0,5%-1,5%/năm so với mức lãi suất cho vay thông thường), điều kiện cho vay nới lỏng ( về tài sản bảo đảm), cũng như các biện pháp hỗ trợ khác như chủ động xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ, cho vay mới để phục hồi sản xuất - kinh doanh đối

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tam điệp ninh bình thực trạng và triển vọng khoá luận tốt nghiệp 299 (Trang 51 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w