1. Nông nghiệp 3,017 216,693 2,967 235,906 3,176 257,396
- Trồng trọt 1,307 116,940 1,305 129,334 1,322 130,447
- Chăn nuôi 1,710 99,753 1,662 106,572 1,854 126,949
(Nguồn : Phịng kế tốn -ngân quỹ chi nhánh NHNo&PTNT Tam Điệp)
Nông nghiệp là ngành chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của Thành phố Tam Điệp, là ngành nghề truyền thống của địa phương. Doanh số cho vay ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng chủ yếu: chiếm 64.2% năm 2014, chiếm 63.1% năm 2015 và chiếm 61,8% năm 2016 trong tổng doanh số cho vay của chi nhánh. Trong đó doanh số cho vay ngành trồng trọt năm 2014 là 116,940 triệu đồng tăng lên đạt 129,334 triệu đồng ở năm 2015 tương đương tăng 10,5%. Năm 2016 tiếp tục tăng 8,6% so với năm 2015, đạt doanh số cho vay ngành trồng trọt là 130,447 triệu đồng. Nguyên nhân của việc tăng này là do năm 2015 chi nhánh mở rộng hoạt động cho vay, khuyến khích các hộ sản xuất nông nghiệp vay vốn, ngành trồng trọt được dự án của tỉnh hỗ trợ và khuyến khích khơng chỉ trồng các loại cây theo mùa vụ mà thay vào đó là những giống cây được áp dụng khoa học kỹ thuật, những giống cây rau củ ngắn ngày cho năng suất cao, các loại vải, dứa được phổ biên trồng trên diện tích địa bàn.
Số hộ cho vay ngành chăn ni ln cao hơn trồng trọt tuy nhiên số hộ ngành chăn nuôi tham gia vào q trình sản xuất cịn nhỏ lẻ nên doanh số cho vay vẫn thấp hơn so với ngành trồng trọt và tăng giảm không đều qua các năm. Từ 1710 hộ vay với số tiền 99,753 triệu đồng năm 2014 giảm xuống còn 1662 hộ với số tiền vay 106,572 triệu đồng năm 2015. Sang năm 2016 nhờ sự quan tâm của chính quyền địa phương khết hợp với các chính sách hỗ trợ mở rộng từ chi nhánh, số khách hàng vay vốn kinh doanh ngành chăn nuôi đã mạnh dạn mở rộng sản xuất, tăng từ 1,662 khách hàng lên 1,854 Với số tiền vay tăng lên đạt 126,949 triệu đồng.
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh năm 2015/2014 So sánh năm 2016/2015 Tuyệt đối (%) Tuyệt đối (%) Tổng dư nợ 378,835 419,15 1 516,613 40,136 10,64 97,462 23,25
Doanh số cho vay từ năm 2014 đến năm 2016 có sự biến động nhưng khơng đồng nhất theo ngành nghề. Cho vay nơng nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhưng có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2014, số lượng khách hàng vay để sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp là 3,017, với số tiền là 216,693 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 64,2% tổng doanh số cho vay của chi nhánh. Đến năm 2015, số lượng khách hàng giảm xuống còm 2,967, số tiền vay là 235,906 triệu đồng, chiếm 63% tổng doanh số cho vay. Năm 2016, số khách hàng là 3176, số tiền vay 257,396 triệu đồng, chiếm 61,7% tổng dư nợ cho vay của chi nhánh. Tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm qua các năm là do ngoài sự phát triển của nông nghiệp, trong những năm gần đây địa bàn thành phố Tam Điệp cũng phát triển sản xuất kinh doanh các mặt hàng về vật liệu xây dựng, thủ công mỹ nghệ, nhiều doanh nghiệp mới trong lĩnh vực này được thành lập và đi vào hoạt động trên địa bàn thị xa. Do đó tổng doanh số cho vay của chi nhánh tăng để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, dẫn đến nhu cầu vốn phục vụ sản xuất nông nghiệp tăng qua các năm nhưng chiếm tỷ trọng giảm dần.
Mặc dù tỷ trọng ngành nơng nghiệp đang có xu hướng giảm và số lượng khách hàng vay vốn phục vụ sản xuất nông nghiệp của địa phương tăng giảm không đồng đều nhưng doanh số cho vay của ngành vẫn tăng. Điều này chứng tỏ các hộ sản xuất nông nghiệp của địa phương đang mạnh dạn mở rộng sản xuất, đầu tư trang thiết bị phục vụ cho lĩnh vực sản xuất của mình giúp cải thiện năng suất cao hơn. Năm 2016, số khách hàng vay vốn tăng lên đạt 3,176 khách hàng cho thấy hiệu quả trong hoạt động sản xuất nông nghiệp đã thu hút người dân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tham gia mở rộng sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, hiện đại, tận dụng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân hàng.
Nhìn chung, trước những khó khăn và trở ngại rất lớn trong nền kinh tế thời gian gần đây, mức tăng về doanh số cho vay là tương đối tốt, điều quan trọng chính là việc thu nợ các khoản đã giải ngân, bởi hoạt động này ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận thu được và đánh giá được phần nào hiệu quả hoạt động cho vay của chi nhánh.
❖ Tình hình dư nơ khách hàng vay vốn phục vụ sản xuất nông nghiêp