Những vấn đề đặt ra cần giải quyết để thu hút và sử dụng hiệu quả FDI tạ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB một số hạn chế trong thu hút và sử dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài ở việt nam hiện nay (Trang 85)

quả FDI tại ViêṭNam trong thời gian tới

Trong quá trình đi sâu nghiên cứu lý luận, phân tích thực trạng những hạn chế thu hút và sử dụng FDI trong giai đoạn từ 1988 đến nay. Tác giả nhận thấy trong thời gian tới cần tập trung vào những vấn đề sau để thu thút và sử dụng hiệu quả FDI .

2.3.1. Bên cạnh việc tiếp tục khuyến khích các dự án sử dụng nhiều lao

động để tạo thêm nhiều việc làm, giải quyết vấn đề thất nghiệp và tăng nguồn lực. Cũng đã đến lúc cần đặc biệt chú ý thu hút những ngành công nghệ cao nhằm sản xuất những sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng quốc tế.

2.3.2. Cơ cấu đầu tƣ theo ngành và địa bàn đầu tƣ còn biểu hiện sự thiếu

cân đối. Thực tế này đòi hỏi phải điều chỉnh mạnh mẽ, quyết liệt về việc quy hoạch các vùng, đi đơi với chính sách khuyến khích thu hút FDI thật sự phù hợp mới phát huy đƣợc tính tích cực của FDI trong chiến lƣợc phát triển KT- XH .

2.3.3. Trong các doanh nghiệp FDI có sự chênh lệch ngày càng lớn giữa

lƣơng của ngƣời quản lý với lƣơng của lao động thủ cơng. Thƣc trạng đó chỉ ra xu hƣớng tuyển chọn những lao động có trình độ vì vậy cần tăng

cƣờng đạo tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao để đáp ứng nhƣ cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp.

2.3.4. Đặc biệt quan tâm đến phát triển công nghiệp hỗ trợ, làm vệ tinh

cung cấp những nguyên vật liệu, linh kiện phục vụ sản xuất cho các doanh nghiệp FDI nhằm mục đích hạn chế nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI…

2.3.5. Cần có quy hoạch đồng bộ, nâng cấp và hồn thiện kết cấu hạ tầng

đáp ứng tốc độ phát triển của nền kinh tế, cải thiện môi trƣờng kinh doanh để giữ chân đƣợc các nhà ĐTNN sau khi hết các thời hạn cho các chính sách ƣu đãi.

2.3.6. Vấn đề cải cách thủ tục hành chính và quản lý nhà nƣớc đối với

KCN, CCN, các doanh nghiệp FDI. Cần phải tiếp tục rà soát để loại bỏ những thủ tục phiền hà, tạo hành lang pháp lý thơng thống cho các doanh nghiệp FDI hoạt động có hiệu quả.

Chương 3:

MÔṬ SỐGIẢI PHÁP CHỦYẾU NHẰM NÂNG CAO HIÊỤ QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIÊṬ

NAM

3.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước có tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam

3.1.1. Bối cảnh quốc tế

Sau khủng hoảng và suy thối kinh tế tồn cầu, bối cảnh thế giới đã và đang diễn ra nhiều thay đổi, đem đến những cơ hội và cả những thách thức phát triển đối với Việt Nam trong việc thu hút và sử dụng FDI.

Một là, tồn cầu hóa kinh tế với tốc độ ngày càng nhanh và có sự đan xen các xu hướng đầu tư quốc tế.

Tồn cầu hóa kinh tế tiếp tục phát triển về quy mơ, mức độ và hình thức biểu hiện với những tác động tích cực và tiêu cực, cơ hội và thách thức đan xen rất phức tạp. Tồn cầu hóa về kinh tế thể hiện bằng sự gia tăng các nguồn giao lƣu quốc tế về hàng hóa, dịch vụ, vốn, cơng nghệ, lao động, tính xã hội hóa cao của sản xuất, phân cơng lao động và chun mơn hóa sản xuất trên phạm vi toàn thế giới. Việc tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu đã trở thành yêu cầu đối với các nền kinh tế. Sự tùy thuộc lẫn nhau, hội nhập, cạnh tranh và hợp tác giữa các nƣớc ngày càng trở nên phổ biến. Kinh tế tri thức phát triển mạnh, do đó con ngƣời và tri thức ngày càng trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia.

Xu hƣớng chung của đầu tƣ quốc tế trong bối cảnh tồn cầu hóa, khu vực hóa ngày nay là sự đan xen giữa các hình thức đầu tƣ quốc tế nhƣ: Đầu tƣ truyền thống (các nƣớc phát triển đầu tƣ vào các nƣớc đang phát triển hoặc đầu tƣ có tính một chiều); đầu tƣ lẫn nhau giữa các nƣớc phát triển. Tuy nhiên, đầu tƣ lẫn nhau giữa các nƣớc đang phát triển đang có xu hƣớng tăng

lên phản ảnh tốc độ tham gia ngày càng mạnh vào q trình tồn cầu hóa của các nƣớc này. Điểm nổi bật là xu hƣớng tự do hóa đầu tƣ ngày càng mạnh giữa các nƣớc, khu vực và thế giới. Các thể chế về FDI của các nƣớc cũng thay đổi nhanh trong thập kỷ qua từ bảo hộ đến hạn chế, kiểm sốt và chuyển sang tự do hóa FDI trong phạm vi từng nhóm nƣớc, khu vực.

Hai là, xu hướng đầu tư theo hình thức M&A giữa các quốc gia.

Sáp nhập và mua lại là một hình thức của FDI, đã xuất hiện trên thế giới hàng trăm năm nay. Trong những năm gần đây, tình hình M&A trên thế giới có dấu hiệu đi xuống, thể hiện ở sự giảm sút cả về số lƣợng giao dịch và giá trị giao dịch. Theo báo cáo M&A Việt Nam năm 2009 và triển vọng năm 2010 thì giá trị giao dich M&A trên thế giới năm 2009 đạt 1.630 tỷ USD, giảm 39,2% so với năm 2008; số vụ giao dịch là 30.830, giảm 10,4% so với năm 2008. Nguyên nhân của sự suy giảm mạnh hoạt động M&A là do các công ty xuyên quốc gia không muốn mạo hiểm đầu tƣ trong giai đoạn này, thay vào đó, họ tập trung nguồn vốn để cải tổ hoạt động các công ty và doanh nghiệp trong nƣớc.

Trong giai đoạn phục hồi sau khủng hoảng tài chính tồn cầu thì năm 2010, hoạt động M&A trên thế giới có dấu hiệu khởi sắc hơn. Dữ liệu của Thomson Reuters cho thấy, giá trị M&A toàn cầu tăng 19% trong năm 2010, đạt mức 2,25 nghìn tỷ USD. Theo thống kê sơ bộ, các thị trƣờng mới nổi chiếm tỷ lệ 17% các vụ M&A trong năm 2010 - một tỷ lệ cao chƣa từng có từ trƣớc tới nay - và ngành năng lƣợng là lĩnh vực có nhiều thƣơng vụ nhất.

Tại Việt Nam, hoạt động M&A ngày càng trở nên phổ biến mặc dù quy mô các giao dịch M&A chủ yếu là nhỏ và vừa, phần lớn trong các lĩnh vực cơng nghiệp và ngân hàng tài chính. Trƣớc bối cảnh đó có thể thấy các doanh nghiệp đã nhận thức đƣợc xu thế tất yếu và tầm quan trọng của M&A. Song đây cũng là một thách thức lớn đối với việc thu hút và sử dụng FDI của Việt Nam khi ngày càng nhiều doanh nghiệp nƣớc ngoài đã lựa chọn M&A nhƣ là

con đƣờng hiệu quả nhất để xâm nhập thị trƣờng Việt Nam, nguy cơ doanh nghiệp nội có thể bị lép vế, thậm chí bị thơn tính trƣớc các đối thủ nƣớc ngồi mạnh về tài chính và dày dạn kinh nghiệm.

Ba là, vị thế của châu Á trong nền kinh tế thế giới đang tăng lên.

Trung tâm kinh tế của thế giới đang dịch chuyển về châu Á. Kể từ những năm 50 của thế kỷ trƣớc, các nền kinh tế của châu Á bắt đầu trỗi dậy, bắt đầu từ sự phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản, đến sự tăng trƣởng thần kỳ của các con hổ châu Á, rồi sự tăng trƣởng của các nền kinh tế khác trong đó có Trung Quốc và Ấn Độ. Kể từ giữa những năm 90 của thập kỷ trƣớc, tăng trƣởng GDP thực tế của châu Á đã tăng nhanh gấp khoảng hai lần so với GDP của Mỹ hay Tây Âu. Tỷ lệ đóng góp của châu Á vào GDP (tính theo PPP) đã tăng từ 18% trong năm 1980 lên tới 27% vào năm 1995. Sự đóng góp đó đã vƣơn tới mức 34% vào năm 2009. Ba trong bốn nền kinh tế lớn nhất thế giới hiện nay đã thuộc về châu Á, bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ. Với sự thay đổi đó, trên thế giới đã hình thành hai xu hƣớng sau:

Xu hƣớng di chuyển công nghệ thấp, gây ô nhiễm môi trƣờng tới các quốc gia đi sau, kém phát triển thông qua các dự án FDI và đây là điểm mà Việt Nam cần đặc biệt cảnh giác. “Nếu khơng có định hướng rõ ràng thì

chúng ta sẽ bị mê hoặc bởi giá cả “cho khơng”, vì phía sau giá cả rẻ của cơng nghệ thấp là nguồn nhân lực chất lượng thấp và đó sẽ là thảm họa lâu dài cho quốc gia và dân tộc” [22]. Đài Loan và Hàn Quốc đã thoát khỏi các

bẫy này bằng con đƣờng phát triển dựa trên công nghệ cao và nguồn nhân lực. Trái lại, ở một số nƣớc Đông Nam Á thuộc loại đi trƣớc, dù đƣợc ngợi ca về các kỳ tích phát triển to lớn nhƣ Malaysia, Thái Lan, hay Indonesia trong giai đoạn 1970-1980, lại khơng thốt đƣợc bẫy.

Xu hƣớng thứ hai, là luồng di chuyển công nghệ cao: những nƣớc nghèo cũng muốn nhập cuộc và có cơ hội nhập cuộc. Nhƣng điều kiện cho sự nhập

cuộc ấy là gì? Quan trọng nhất là phải đổi mới tƣ duy, bởi trong nhiều trƣờng hợp ở các nƣớc đi sau thƣờng xuất hiện nhiều rào cản do tƣ duy truyền thống theo kiểu bảo thủ.

Bốn là, xu hướng điều chỉnh cơ cấu kinh tế và luồng vốn đầu tư sau khủng hoảng.

Cuộc khủng khoảng tài chính tồn cầu vừa qua đã buộc các quốc gia trên thế giới phải điều chỉnh mơ hình tăng trƣởng đang theo đuổi để phù hợp với những biến động.

Chuyển đổi mơ hình tăng trƣởng là xu hƣớng phổ biến hiện nay một mặt phản ánh sự thích nghi của các quốc gia sau khủng khoảng nhƣng mặt khác cũng xuất phát từ những bất cập tồn tại trong bản thân nền kinh tế. Đây là những yếu tố cơ bản thúc đẩy một xu hƣớng mới của kinh tế toàn cầu là hƣớng tới tăng trƣởng kinh tế theo chiều sâu, nâng cao hiệu quả đầu tƣ. Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế đang diễn ra theo hƣớng phát triển các ngành sản xuất công nghệ cao, tiết kiệm năng lƣợng, điện năng, thân thiện với môi trƣờng.

Song song với sự thay đổi về cơ cấu kinh tế, diễn ra ở cả các quốc gia, các nền kinh tế đang phát triển lẫn các quốc gia, các nền kinh tế phát triển là sự thay đổi về xu hƣớng di chuyển cũng nhƣ qui mô của luồng vốn đầu tƣ quốc tế. Việc chuyển đổi mơ hình tăng trƣởng theo hƣớng cân bằng hơn giữa thị trƣờng xuất khẩu và thị trƣờng nội địa đã khiến cho quy mơ vốn đầu tƣ ra nƣớc ngồi, đặc biệt là từ các nƣớc đã phát triển, thu hẹp lại. Một phần là do các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đẩy mạnh hoạt động chuyển lợi nhuận về nƣớc, mặt khác vốn đầu tƣ bổ xung của công ty mẹ cho các công ty con ở nƣớc tiếp nhận đầu tƣ bị cắt giảm.

Các nƣớc phát triển thay vì đầu tƣ ra nƣớc ngoài, đã quay lại để ngăn chặn suy giảm kinh tế trong nƣớc, tạo ra làn sóng bảo hộ nền kinh tế trong nƣớc nhằm ứng phó với khủng hoảng trong ngắn hạn. Trong khi đó, do việc

điều chỉnh mơ hình tăng trƣởng của các nƣớc đang phát triển đòi hỏi độ trễ về mặt thời gian cũng nhƣ do muốn duy trì và đẩy nhanh tốc độ tăng trƣởng kinh tế khiến cho nhu cầu về vốn đầu tƣ của các nƣớc đang phát triển ngày một tăng cao. Sự khan hiếm nguồn cung cũng nhƣ sự tăng trƣởng cầu vốn đầu tƣ phát triển sẽ dẫn tới sự cạnh tranh giữa các quốc gia đang phát triển trong việc thu hút vốn đầu tƣ ngày một gay gắt hơn.

Năm là, những mâu thuẫn về chính trị, xung đột về an ninh trên thế giới đang ngày càng tăng nhanh và động thái ngày càng phức tạp.

3.1.2. Bối cảnh của Việt Nam

Một là, Việt Nam đã trở thành một quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp.

Sau một phần tƣ thế kỷ “Đổi mới”, Việt Nam đã thốt ra khỏi nhóm các nƣớc kém phát triển và gia nhập nhóm các nƣớc có mức thu nhập trung bình thấp theo chuẩn ngân hàng thế giới. Tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân năm trong thập kỷ phát triển vừa qua đạt 7,2%. GDP bình quân đầu ngƣời đã tăng gấp 3 lần, từ 400 USD năm 2000 lên xấp xỉ 1200 USD 2010. Trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp mở ra cơ hội cho Việt Nam phát triển tầng lớp trung lƣu. Đây là nền tảng phát triển, yếu tố quan trọng góp phần hình thành nên một thị trƣờng tiêu thụ hàng hóa đầy tiềm năng ở trong nƣớc. Với dân số trên 86 triệu dân và đa phần là thanh niên, sự phát triển của tầng lớp trung lƣu sẽ góp phần thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng của thị trƣờng nội địa, là cơ sở để phát triển các doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong những lĩnh vực địi hỏi qui mơ lớn để phát huy hiệu quả.

Trong bối cảnh các quốc gia trên thế giới đang quay trở lại với thị trƣờng nội địa, việc có đƣợc một thị trƣờng tiêu dùng đầy tiềm năng là yếu tố quan trọng nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nƣớc và thu hút các doanh nghiệp FDI.

Hai là, Cơ cấu lao động đã có sự dịch chuyển tích cực, tuy tốc độ cịn chậm.

Cùng với kết quả tăng trƣởng kinh tế cao, đóng góp bởi cả ba khu vực nơng nghiệp, công nghiệp và xây dựng cũng nhƣ dịch vụ, cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam cũng đã có sự dịch chuyển theo hƣớng tỷ trọng của khu vực công nghiệp và xây dựng trong tổng sản phẩm quốc nội tăng lên một cách tƣơng đối (từ 35% năm 2000 lên 41% năm 2009) cùng với sự suy giảm về vai trị của khu vực nơng nghiệp (từ 23% xuống còn 17% trong cùng thời kỳ). Thay đổi cơ cấu kinh tế đã tạo ra những thay đổi quan trọng trong cơ cấu lao động. Trong thập kỷ vừa qua, lao động trong khu vực nơng nghiệp đã giảm 15% xuống cịn mức 50% tổng số lao động. Trong lúc đó lao động trong lĩnh vực cơng nghiệp và xây dựng, khu vực dịch vụ đã tăng thêm lần lƣợt 10% và 5% lên mức 23% và 27% tổng lực lƣợng lao động.

Ba là, áp lực tái cấu trúc nền kinh tế để duy trì sự phát triển.

Cải cách kinh tế đã thúc đẩy sự thay đổi của cơ cấu kinh tế, chuyển dịch theo hƣớng gia tăng tỷ trọng đóng góp của cơng nghiệp, dịch vụ và giảm dần vai trị tƣơng đối của nơng nghiệp. Trong giai đoạn vừa qua, nền kinh tế Việt Nam đã chuyển từ mơ hình kinh tế khép kín sang mơ hình kinh tế tăng trƣởng với những đặc trƣng nhƣ dựa vào xuất khẩu, khai thác tài nguyên (bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên cũng nhƣ tài nguyên nhân lực của Việt Nam), tăng trƣởng theo bề rộng, duy trì và tìm cách thúc đẩy một số ngành thay thế nhập khẩu, thúc đẩy một vài ngành thâm dụng vốn, đặc biệt là vốn công nghệ cao nhƣng địi hỏi ít lao động và tăng trƣởng với một hạ tầng kinh tế kém phát triển.

Mặc dù mơ hình tăng trƣởng đó đã giúp cho Việt Nam vƣợt qua đƣợc ngƣỡng các nƣớc kém phát triển, nhƣng nó khơng đủ để giúp cho Việt Nam gia nhập nhóm các nƣớc, các nền kinh tế phát triển. Điều rõ ràng nhất là tiền lƣơng của ngƣời lao động không đƣợc cải thiện nhiều so với tăng trƣởng giá

trị sản lƣợng mà ngƣời lao động đã bỏ ra. Điều này ảnh hƣởng lớn đến phúc lợi của ngƣời dân nói chung. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy một bức trần thủy tinh đã ngăn cản nhiều quốc gia trong khu vực nhƣ Thái lan, Indonesia đến với nhóm các quốc gia phát triển. Kinh nghiệm của các quốc gia vƣợt qua đƣợc bức trần thủy tinh đó nhƣ Hàn Quốc, Đài Loan cho thấy cơ cấu ngành cần có thay đổi thực sự, trong đó tăng trƣởng dựa vào sức mạnh của công nghệ, của khoa học kỹ thuật, tri thức thay vì của tài nguyên thiên nhiên hay của cơ bắp.

Mặc dù đã đạt đƣợc những thành tựu quan trọng trong hơn 25 năm đổi mới nhƣng mơ hình tăng trƣởng hiện nay của Việt Nam đƣợc đánh giá là khơng cịn phù hợp và bộc lộ nhiều khiếm khuyết, bất cập. Mơ hình tăng trƣởng của Việt Nam thời gian qua thực chất phát triển theo chiều rộng. Đó là mơ hình thiên về

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB một số hạn chế trong thu hút và sử dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài ở việt nam hiện nay (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w